Quay lại

Nghề làm hương trầm – lưu giữ “hơi thở” văn hóa truyền thống

Tác giả: Hồng Nguyễn

Mỗi dịp Tết đến xuân về, cùng với bánh chưng xanh, câu đối đỏ thì trên các ban thờ của mỗi gia đình không thể thiếu đi những nén hương trầm thơm ngát. Và ẩn sâu bên trong hương thơm nồng ấm ấy không chỉ là lòng hiếu kính, biết ơn của con cháu dành cho tổ tiên mà còn thể hiện những câu chuyện riêng về truyền thống văn hóa dân tộc. Vậy thì hôm nay, hãy cùng timviec365.vn theo dòng lịch sử văn hóa, tìm hiểu về nghề làm hương trầm truyền thống nhé!

Việc làm Lao động phổ thông

1. Tìm hiểu về nghề làm hương trầm – nghề truyền thống trong văn hóa dân tộc

Từ lâu, những nén nhang thơm nồng đã trở thành một trong những yếu tố không thể thiếu và mang giá trị tâm linh trong tín ngưỡng của người Việt Nam. Đối với người dân nhiều vùng miền, không chỉ ngày lễ, Tết, ma chay, giỗ chạp mà ngay cả khi đi chuẩn bị xuất hành đi xa, cầu may mắn, bình an,... cũng thắp lên ban thờ những nén nhang để bày tỏ tấm lòng, mong muốn của mình. Như vậy có thể thấy, nhang hương đóng vai trò rất quan trọng đối với người dân Việt Nam trong đời sống cũng như trong các phong tục, tín người vùng miền.

Tìm hiểu về nghề làm hương trầm – nghề truyền thống trong văn hóa dân tộc

Trải qua nhiều biến động của lịch sử, rất nhiều phong tục, tín ngưỡng, tư liệu hay cả những làng nghề như làm hương trầm cũng đã bị thất truyền, mai một đi ít nhiều bởi sự cạnh tranh khốc liệt của nền kinh tế thị trường. Chính bởi vậy mà giai đoạn trước đây, các làng nghề về làm hương trầm không quá nở rộ, phát triển. Hầu hết chỉ tập trung ở một số làng đã có từ rất lâu đời và làm ra để phục vụ phần ít nhu cầu của người dân Việt Nam trong các dịp quan trọng như đi chùa, lễ, Tết, ma chay.

Tuy nhiên, trong nhiều năm trở lại đây, khi cuộc sống của người dân có nhiều thay đổi, đời sống cao hơn, con người có nhiều thời gian để tìm hiểu, nghiên cứu về các lĩnh vực văn hóa, giá trị làng nghề truyền thống thì nghề làm hương trầm mới được khơi dậy và biết đến rộng rãi hơn. Rất nhiều các làng nghề tại các tỉnh thành, vùng miền của cả nước dần mở rộng quy mô, vừa sản xuất, vừa buôn bán tại sạp chứ không chỉ kinh doanh theo mô hình đặt hàng nhỏ lẻ như trước kia.

2. Giá trị của các làng nghề làm hương trầm Việt Nam

Nghề làm trầm hương tính đến nay đã qua hàng ngàn năm lưu giữ, phát triển, thể hiện được nét đẹp trong văn hóa làng nghề dân tộc Việt Nam. Không chỉ mang lại công việc, truyền nối từ đời này sang đời khác tại các gia đình, làng xã mà nghề này còn mang đến rất nhiều các giá trị khác nhau.

2.1. Hương trầm thơm kết nối tâm linh

Có thể nói, đối với nhiều người dân của Việt Nam, khi mỗi người mất đi không phải là chấm hết hoàn toàn mà là được chuyển sang một thế giới khác, mặc dù thể xác không còn nhưng linh khí sẽ mãi ở lại, sống mãi trong lòng con cháu và sẽ được kết nối tâm linh với nhau. Do đó, mà hầu hết con người Việt Nam chúng ta đều sống hướng về chữ “Tâm”, luôn có sự tưởng nhớ, biết ơn đến tổ tiên của mình, không bao giờ lãng quên đi quá khứ.

Hương trầm thơm kết nối tâm linh

Theo đó, những nén hương trầm tỏa khói mờ ảo, trong không gian tĩnh mịch sẽ mang lại sự kết nối, giúp con người ta hướng về thế giới tâm linh, luật nhân quả, những lời răn dạy của đức Phật,... Và cũng chính bởi quan niệm đó mà từ lâu, người dân Việt Nam vẫn luôn sử dụng hương trầm với mùi thơm nồng ấm trong các dịp quan trọng như là lễ chùa, Tết, ma chay, những ngày rằm, cúng bái tổ tiên hay thậm chí cả những dịp đi xa, đi thi cử, cầu may mắn, bình an,... đều sẽ thắp những nén hương lên ban thờ tổ tiên của mình mong được phù hộ.

Và dường như, các làng nghề trầm hương cũng từ đó mà xuất hiện, dần phát triển để đáp ứng được nhu cầu tâm linh đó của con người. Thực chất, chẳng ai biết được nghề làm hương trầm có từ khi nào, chỉ biết là từ rất lâu, ngay cả bản thân những người sống trong làng nghề, ngay từ khi sinh ra đã được truyền nghề.

2.2. Sự phát triển làng nghề làm hương trầm mang đến giá trị văn hóa – du lịch

Bên cạnh giá trị về tâm linh, các làng nghề làm hương trầm tại Việt Nam hiện nay còn thể hiện những giá trị về văn hóa – du lịch. Có lẽ rất nhiều người thắc mắc tại sao một nghề nghiệp có liên quan đến các sản phẩm tâm linh, tín ngưỡng lại có giá trị về du lịch?

Sự phát triển làng nghề làm hương trầm mang đến giá trị văn hóa – du lịch

Thực tế, khi các làng nghề làm hương trầm bắt đầu nở rộ và phát triển mạnh mẽ hơn với quy mô lớn, tạo nên những sạp bán hương trầm, cơ sở sản xuất trải dài, bên cạnh những nét văn hóa ẩn sâu bên trong thì còn thu hút khá nhiều người bởi hình ảnh, cách bày trí bắt mắt, độc đáo. Không ít khách du lịch, các bạn trẻ khi tới thăm các làng nghề hương trầm này trở nên thích thú khi thấy những sạp bán hương trầm được sắp xếp rất gọn gàng, thu hút hay khách du lịch nước ngoài, nhất là ở các nước Châu Âu thì khá lạ lẫm với các gian hàng bán hương trầm.

Cũng chính bởi điều này mà các làng nghề hương trầm đã thu hút được đông đảo khách tham quan, du lịch để tìm hiểu về văn hóa làng nghề hay đơn giản là các bạn trẻ có thể chụp những bức ảnh “check in” tại các sạp hàng đầy màu sắc ấy.

2.3. Tạo việc làm cho người dân, giúp xóa đói giảm nghèo

Tạo việc làm cho người dân, giúp xóa đói giảm nghèo

Làm hương trầm được xem là một nghề truyền thống, phát triển theo quy mô các làng, thường tập trung thành nhiều gia đình ở một làng, một xã trong huyện, tỉnh nào đó. Tuy nhiên, công việc này lại không quá phức tạp, ngay cả những người không làm nghề cũng có thể học được trong khoảng thời gian nhất định. Do đó, khi nghề này phát triển, mở rộng đã tạo ra cơ hội việc làm rất lớn cho người lao động ở các vùng miền.

Người công nhân có thể xin vào làm ở các xưởng sản xuất với quy mô lớn, hay các gia đình nhỏ lẻ muốn nhận về làm khoán cũng có thể mua nguyên liệu, các máy móc, dụng cụ cần thiết từ các cơ sở lớn trong làng. Bởi thực tế, đối với nhiều gia đình, đây là công việc chính, mang về nguồn thu cho gia đình nhưng với một gia đình và người dân khác thì đây có thể chỉ là một công việc làm thêm để tăng thu nhập, mặc dù không cao nhưng lại khá ổn định.

Việc làm Lao động phổ thông tại Hà Nội

3. Quy trình làm hương trầm như thế nào?

Quy trình làm hương trầm như thế nào?

Nghề làm hương trầm trước đây được thực hiện hoàn toàn theo các phương pháp thủ công và phải trải qua rất nhiều công đoạn khác nhau mới có thể tạo ra được những nén hương. Chỉ với một số nguyên liệu đơn giản như là dây keo, thảo quả, hoa nâu, vỏ quế, lá hương nhi, lá – vỏ cây bách tùng, đinh hương,... là đã có thể pha chế, hòa trộn vào nhau tạo nên hương nồng cho các nén nhang.

Cụ thể, quy trình tạo nên các nén hương nhang sẽ phải trải qua những công đoạn như sau:

3.1. Công đoạn 1: Kiểm tra kỹ lưỡng nguyên liệu

Công đoạn 1: Kiểm tra kỹ lưỡng nguyên liệu

Đây là công đoạn đầu tiên và rất quan trọng đối với quy trình làm hương trầm hiện nay. Nguyên liệu được chọn lựa để tạo ra những nén hương trầm cần phải chất lượng, được phân loại cẩn thận, loại bỏ đi những tạp chất trước khi đưa vào máy để xay nhằm đảm bảo có được mùi hương chuẩn nhất.

Và tùy thuộc vào từng mục đích sử dụng khác nhau mà người làm hương trầm sẽ phân loại ra từng cấp độ mùi thơm, tuy nhiên vẫn luôn phải đảm bảo được 100% trầm hương nguyên chất.

3.2. Công đoạn 2: Xay nguyên liệu và nghiền nhuyễn thành bột trầm, trộn với keo thực vật

Công đoạn tiếp theo, những người thực hiện sẽ phải đưa các trầm mảnh, trầm xác vào máy để xay ra sao cho thật nhuyễn thành bột và sau đó sẽ tán bột trầm đó ra, ray thật mịn, sàng lọc cẩn thận để tạo ra được các sản phẩm chất lượng và đẹp mắt nhất.

Tiếp đó, bột trầm sẽ được trộn đều với keo thực vật (ở đây chính là bột bời lời đã được xay nhuyễn, có khả năng kết dính nhưng không độc hại và đây là loại keo chuyên được sử dụng cho việc làm hương trầm) theo một tỉ lệ nhất định, vừa đủ mà không gây ảnh hưởng đến mùi thơm của sản phẩm.

3.3. Công đoạn 3: Cho bột đã trộn vào máy và tạo ra những nén hương trầm

Công đoạn 3: Cho bột đã trộn vào máy và tạo ra những nén hương trầm

Sau đó, những người thợ sẽ kết hợp với kỹ năng, đôi bàn tay khéo léo của mình để đưa bột đã được trộn đều vào máy, xoay hay điều chỉnh sao cho phù hợp, tạo ra những nén hương trầm theo các dạng khác nhau như là dạng có tăm, không tăm, dạng vòng, dạng trầm nụ,...

Đây là một bước rất quan trọng, đòi hỏi những người thực hiện phải hết sức cẩn thận, khéo léo, áp dụng chính xác nhất các kỹ thuật của máy móc cùng kỹ năng của mình, tạo ra những sản phẩm đẹp và chất lượng nhất.

3.4. Công đoạn 4: Phơi khô trong điều kiện tự nhiên

Riêng đối với việc làm hương trầm, bên cạnh việc quan tâm đến nguyên liệu đầu vào như thế nào thì để đảm bảo mang đến những sản phẩm chất lượng nhất, những người làm nghề sẽ cần phải chú ý về vấn đề thời tiết. Các nén hương, vòng hương sau khi được tạo ra sẽ cần phải phơi khô dưới điều kiện thời tiết tự nhiên (có nắng và gió vừa đủ). Điều này sẽ giúp cho các sản phẩm có được hình dáng đẹp mắt nhất, không bị cong hay vênh lên sau khi khô.

3.5. Công đoạn 5: Tiến hành cắt tỉa cho các nén hương bằng nhau theo độ dài nhất định

Công đoạn 5: Tiến hành cắt tỉa cho các nén hương bằng nhau theo độ dài nhất định

Các sản phẩm hương trầm sau khi đã được phơi khô, nhất là các dạng không tăm thì sẽ cần phải trải qua thao tác đo, cắt sao cho phù hợp, dài ngắn vừa đủ với thời lượng cháy của các nén hương.

Đồng thời, những người làm hương trầm cũng phải kiểm tra lại kỹ lưỡng các sản phẩm xem đã đạt yêu cầu hay chưa, loại bỏ những sản phẩm lỗi, không đảm bảo, luôn chú trọng đến chất lượng, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.

3.6. Công đoạn 6: Đưa các sản phẩm hương trầm vào phòng hút ẩm

Mặc dù các sản phẩm hương trầm đã được phơi khô và đảm bảo đúng theo yêu cầu. Tuy nhiên, để những nén hương có được chất lượng tốt nhất, có thể sử dụng khi đến tay người tiêu dùng, không bị ẩm, bị mốc thì những người làm nghề sẽ cần phải đưa vào phòng hút ẩm trong một khoảng thời gian nhất định, tối ưu được các vấn đề về chất lượng, gia tăng khả năng mùi thơm cho các sản phẩm.

3.7. Công đoạn 7: Kiểm tra lại độ thẳng/cong/vênh của các sản phẩm và đóng gói

Công đoạn 7: Kiểm tra lại độ thẳng/cong/vênh của các sản phẩm và đóng gói

Các sản phẩm hương trầm tuyệt đối không được để bị cong, bị vênh hay biến dạng. Do đó sẽ cần phải trải qua một công đoạn nữa là kiểm tra lại các sản phẩm hương trầm xem đã đúng với yêu cầu, đảm bảo theo đúng hình dáng của nó hay không rồi mới đưa vào để đóng gói.

Công đoạn đóng gói các sản phẩm này cũng cần hết sức cẩn thận, kỹ lưỡng, không bị hở, bị rách làm cho hương bị ẩm, mốc, không cháy được.

Việc làm Lao động phổ thông tại Hồ Chí Minh

4. Khám phá một số làng nghề hương trầm nổi tiếng tại Việt Nam

Hiện nay, tại Việt Nam có rất nhiều làng nghề về làm hương trầm nổi tiếng, tạo nên được những nét đặc trưng, thương hiệu riêng biệt với những nén hương đủ màu sắc hấp dẫn, mùi thơm nhẹ nhàng, nồng ấm,... khác nhau, tùy thuộc vào nhu cầu, mục đích sử dụng của người tiêu dùng như là dùng trong các dịp lễ, Tết, dùng để tạo mùi hương trong phòng,...

Khám phá một số làng nghề hương trầm nổi tiếng tại Việt Nam

Do đó, nếu muốn ghé thăm và tìm hiểu về nghề hương trầm truyền thống này, các bạn có thể lựa chọn và dừng chân ở các làng nghề sau:

- Làng Hương xạ Cao Thôn – Hưng Yên

- Làng hương trầm Quỳ Châu – Nghệ An

- Làng hương xạ Hoàng Xá – Hải Dương

- Làng hương Báo Ân – Hà Tĩnh

- Làng hương Thủy Xuân – Huế

-...

Tìm việc làm

Nghề làm hương trầm “thơm” với nét văn hóa truyền thống Việt Nam qua bao đời vẫn luôn được lưu giữ và phát triển. Điều này không chỉ thể hiện được giá trị văn hóa làng nghề dân tộc mà còn mang những giá trị về tâm linh sâu sắc. Hy vọng qua bài viết trên đây, bạn đọc sẽ có được thông tin mà mình quan tâm về nghề làm hương trầm này nhé!

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV- Tâm sự Nghề nghiệp- Cẩm Nang Tìm Việc- Kỹ Năng Tuyển Dụng- Cẩm nang khởi nghiệp- Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm- Kỹ năng ứng xử văn phòng- Quyền lợi người lao động- Bí quyết đào tạo nhân lực- Bí quyết lãnh đạo- Bí quyết làm việc hiệu quả- Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép- Bí quyết viết thư xin thôi việc- Cách viết đơn xin việc- Bí quyết thành công trong công việc- Bí quyết tăng lương- Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên- Kỹ năng đàm phán lương- Kỹ năng phỏng vấn- Kỹ năng quản trị doanh nghiệp- Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội- Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng- Mẹo viết hồ sơ xin việc- Mẹo viết thư xin việc- Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng- Định hướng nghề nghiệp- Top việc làm hấp dẫn- Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông- Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng- Tư vấn việc làm ngành Báo chí- Tư vấn tìm việc làm thêm- Tư vấn việc làm ngành Bất động sản- Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin- Tư vấn việc làm ngành Du lịch- Tư vấn việc làm ngành Kế toán- Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật- Tư vấn việc làm ngành Sư phạm- Tư vấn việc làm ngành Luật- Tư vấn việc làm thẩm định- Tư vấn việc làm vị trí Content- Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn- Tư vấn việc làm quản lý- Kỹ năng văn phòng- Nghề truyền thống- Các vấn đề về lương- Tư vấn tìm việc làm thời vụ- Cách viết Sơ yếu lý lịch- Cách gửi hồ sơ xin việc- Biểu mẫu phục vụ công việc- Tin tức tổng hợp- Ý tưởng kinh doanh- Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing- Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương- Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh- Mẹo viết Thư cảm ơn- Góc Công Sở- Câu chuyện nghề nghiệp- Hoạt động đoàn thể- Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch- Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự- Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics- Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng- Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng- Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật- Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe- Quản trị nhân lực - Quản trị sản xuất- Cẩm nang kinh doanh- Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất- Mô tả công việc ngành Kinh doanh- Mô tả công việc ngành Bán hàng- Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng- Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng- Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán- Mô tả công việc ngành Marketing - PR- Mô tả công việc ngành Nhân sự- Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin- Mô tả công việc ngành Sản xuất- Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải- Mô tả công việc Kho vận - Vật tư- Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics- Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn- Mô tả công việc ngành Hàng không- Mô tả công việc ngành Xây dựng- Mô tả công việc ngành Y tế - Dược- Mô tả công việc Lao động phổ thông- Mô tả công việc ngành Kỹ thuật- Mô tả công việc Nhà nghiên cứu- Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo- Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính- Mô tả công việc Biên - Phiên dịch- Mô tả công việc ngành Thiết kế- Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình- Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh- Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực- Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo- Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern- Mô tả công việc ngành Freelancer- Mô tả công việc Công chức - Viên chức- Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý- Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng - Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận- Hồ sơ doanh nhân- Việc làm theo phường- Danh sách các hoàng đế nổi tiếng- Tài liệu gia sư- Vĩ Nhân Thời Xưa- Chấm Công- Danh mục văn thư lưu trữ- Tài Sản Doanh Nghiệp- KPI Năng Lực- Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp- Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng- Quản Lý Công Việc Nhân Viên- Chuyển văn bản thành giọng nói- Giới Thiệu App Phiên Dịch- Quản Lý Kênh Phân Phối- Đánh giá nhân viên- Quản lý ngành xây dựng- Hóa đơn doanh nghiệp- Quản Lý Vận Tải- Kinh nghiệm Quản lý mua hàng- Danh thiếp cá nhân- Quản Lý Trường Học- Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng- Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính- Kinh nghiệm Quản lý kho hàng- Quản Lý Gara Ô Tô-