Quay lại

Nhạc sĩ thiên tài Beethoven và góc khuất không phải ai cũng thấu

Tác giả: Lại Trang

Trong Truyện Kiều tác gia Nguyễn Du từng viết “Có tài mà cậy chi tài, chữ tài liền với chữ tai một vần”.

Nếu ví đời người là một bản đàn, thì chắc chắn rằng, bản đàn ấy không chỉ có những thanh âm trong trẻo mà ẩn trong đó là những nốt trầm. Với những thiên tài, thì dường như tiên tri của cụ Nguyễn còn đúng hơn. Trong đó, Beethoven - nhà soạn nhạc lừng danh người Đức là một trong những minh chứng tiêu biểu nhất. Thế nhưng vượt lên trên những tấn bi kịch ngay từ thuở lọt lòng, chính âm nhạc đã đâm chồi để kết nối ông với tình yêu cuộc sống đến bất diệt. Bên cạnh những tác phẩm làm nên tên tuổi của nhà soạn nhạc người Đức như Giao hưởng số 5 Đô thứ (Định mệnh), bản Giao hưởng số 6 Fa trưởng (Đồng quê), bản Giao hưởng số 7 La trưởng, bản Giao hưởng số 9 Rê thứ (Niềm vui),... trong bài viết này, Lại Trang muốn mang đến tất cả các bạn những góc khuất trong cuộc đời thực của Beethoven, chúng ta hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết dưới đây nhé. 

1. Tuổi thơ và gia đình của Beethoven 

Nhà soạn nhạc thiên tài người Đức Ludwig van Beethoven sinh ngày 17 tháng 12 năm 1770, mất ngày 26 tháng 3 năm 1827, tại ngôi nhà số 515 Bonngasse, nước Đức trong một gia đình con nhà nòi về âm nhạc. Ông nội của Beethoven từng là chỉ huy trưởng của dàn nhạc trong hoàng cung Bonn. Chính người ông tài năng đã truyền cho Beethoven một tình yêu âm nhạc to lớn và là người đầu tiên dạy cậu bé làm quen với những phím đàn và giọng ca nam ấm áp. Thế nhưng quãng thời gian này không được lâu, vì ông nội của Beethoven đã vĩnh biệt cuộc đời khi cậu bé lên 4. 

Chính món quà cuối cùng của ông là chiếc đại dương cầm chính là nguồn cội để nuôi lớn tài năng âm nhạc thiên bẩm trong Beethoven lớn dần. 

Tuổi thơ và gia đình của Beethoven 

Cha của nhà soạn nhạc cũng là một nhạc sĩ, ông là John van Beethoven nhưng tài năng không thực sự chín rộ. Nhờ cha đào tạo bài bản lẫn những mối quan hệ của cha mình mà ông được nhận vào hát giọng Nam cao trong dàn nhạc cung đình. Dù vậy, ông vẫn bị nhận định là người thiếu trách nhiệm với bản thân và luôn cảm thấy túng thiếu vì tiền bạc. Khi nhận được thấy được tài năng thiên bẩm của con trai, ông đã dốc lòng rèn giũa với tham vọng lớn lao là biến cậu bé Beethoven thành đấng thiên tài.

Nhưng cũng vì vậy, mà dường như tuổi thơ đẹp đẽ của cậu con trai ông nhạc sĩ đã bị đánh cắp. Beethoven bị chính cha ruột ngược đãi bằng việc bị cột vào dương cầm suốt vài tiếng đồng hồ hoặc kéo Violon suốt thời gian dài mà không được phép nghỉ ngơi. Người cha nghiện rượu nặng và hung tợn luôn ép con trai mình phải chơi đàn như một trò giải trí khi đang ngồi cùng với những người bạn rượu hay đánh thức cậu bé Beethoven dậy lúc nửa đêm để “nhồi nhét” vào đầu cậu những bài học âm nhạc. Chính sự khắc nghiệt của người cha nhiều khi đã khiến cho thiên tài của chúng ta chán ngấy với âm nhạc và chỉ muốn bỏ cuộc.

May sao, vẫn còn một người để cậu bé Beethoven có thể chia sẻ tâm tình. Đó chính là Magdalena Keverich van Beethoven, mẹ của cậu. Người phụ nữ xuất thân từ tầng lớp dưới, người từng là đầu bếp trong gia đình quý tộc luôn đứng ra bênh vực và an ủi Ludwig vượt qua những thách thức, chán nản. Đây cũng là nguồn động duy nhất giúp Beethoven vượt qua được sự giáo dục nghiêm khắc của người cha và nuôi lớn tình yêu với âm nhạc. 

2. Beethoven - thiên tài âm nhạc 

LudWig Beethoven chính thức được biết đến là một thiên tài âm nhạc khi bước sang tuổi thứ 8, khi ấy, cậu bé với tư cách là một nhạc sĩ Piano diễn tấu tại Cologne. Nhờ xuất xứ từ con nhà nòi lại được đào tạo bài bản về soạn nhạc và biểu diễn bởi các nhạc sĩ nổi tiếng như Christian Gottlob neefe…đến năm 10 tuổi, Ludwig Van Beethoven được ghi danh trong danh sách những người nổi tiếng ở Leipzig khi bản biến tấu thứ 9 cho Piano được xuất bản.

Beethoven - thiên tài âm nhạc 

 Đến năm 12 tuổi, Beethoven có thể đọc rành rọt được những bản nhạc, có thể độc tấu được những bản đại phong cầm và violon. Hai năm sau đó, quá trình cải tổ dàn nhạc cung đình diễn ra đã giúp cho Ludwig có một công việc tại một dàn nhạc với vị trí là người chơi dương cầm. Trở thành nghệ sĩ của Hoàng gia giúp cho Beethoven có được số tiền là 150 Phôrin/năm. Đây cũng là thời điểm mà khả năng chơi đàn ngẫu hứng trong Beethoven bắt đầu được bộc lộ rõ nét nhất. Bước sang độ tuổi 16, tài năng, danh tiếng của Beethoven được biết đến bởi nhiều người, chàng thanh niên được phu nhân Von Breuning mời về dạy nhạc cho hai người con gái của mình. Là người thầy của hai cô con gái, gia đình của Von Breuning trở thành địa điểm lui tới quan trọng của Beethoven, vì tại đây, ông nhận được tình bác ái và ánh sáng lý trí.

Đến năm 1778, Beethoven có cơ hội đến thành phố hoa lệ của Áo là Vienna - thủ đô âm nhạc của Châu Âu thời điểm bây giờ. Trong lần thứ hai gặp mặt và trình diện tài năng trước thiên tài Mozart, chính vị thiên tài này đã phải thốt lên rằng “Nếu tôi không nhầm, thì người ta sẽ phải nói đến cậu bé này” và còn sẵn sàng khuyên bảo anh. 

Beethoven có lẽ đã trở thành học trò tài giỏi của Mozart nếu không có lá thư gửi đến từ cha kể về bệnh tình của mẹ. Anh vội vàng trở về Đức mà không kịp từ thiên tài và bắt đầu lao vào cuộc chiến với cơm, áo, gạo tiền của cả gia đình khi cha và mẹ tạ thế không lâu sau đó. Mãi đến hơn 13 năm sau, anh mới quay trở lại Vienna, nơi mà năm xưa đã bỏ lỡ cơ hội trở thành nhạc sĩ lừng danh và cống hiến cho âm nhạc đến tận hơi thở cuối cùng.

Beethoven là ai?

Bên dòng sông Danube thơ mộng, trung tâm nước Áo, Beethoven bắt đầu cuộc sống mới với tư cách là người nghệ sĩ Piano tài năng bằng khả năng chơi đàn ngẫu hứng kỳ tài song song với đó là gõ cửa các nhà soạn nhạc nổi tiếng bấy giờ như Haydn, Johann Schenk, Albrecht Burger và Salieri để học tập nâng cao trình độ…Nhờ tài năng thiên phú và được đào tạo bài bản bởi các nhà soạn nhạc vĩ đại, Beethoven ngày càng khẳng định được tên tuổi của mình trước công chúng, đặc biệt là tầng lớp quý tộc.

Đây cũng là thời điểm mà những ngón đàn của ông phát triển tới đỉnh cao với sự ra đời của rất nhiều những tác phẩm để đời như bản Opus số 1, bản hòa tấu Opus thứ 15,...Những tác phẩm để đời, cá tính âm nhạc không giống ai đã góp phần đưa Beethoven trở thành gương mặt quen thuộc tại các buổi trình diễn âm nhạc lớn nhỏ đến kỳ phùng địch thủ của nhiều tên tuổi chơi dương cầm, violon tại Vienna, london bấy giờ. 

3. Những góc khuất trong cuộc đời của ông hoàng âm nhạc Đức

Xuất hiện trước công chúng với tư cách nhà soạn nhạc vĩ đại của thế kỷ XIX, thế nhưng, đằng sau cá tính âm nhạc có một không hai đó là những góc khuất không nhiều người biết. Chúng ta sẽ cùng khám phá ngay dưới đây để nắm rõ hơn nhé. 

3.1. Đến 4 anh chị em trong gia đình của Ludwig Beethoven đã bị chết khi mới chào đời 

Đến 4 anh chị em trong gia đình của Ludwig Beethoven đã bị chết khi mới chào đời 

Được sinh ra trong một trong những gia đình đông anh chị em và có truyền thống về nghệ thuật, song ít người biết rằng, chỉ có 3 người trong đó bao gồm cả Beethoven sống sót đến tuổi trưởng thành. 4 anh chỉ em khác của ông đều ra đi khi còn rất trẻ. Trong đó, có anh trai là Ludwig Maria ra đi khi chỉ 6 ngày tuổi, Anna Francisca chết khi mới vài tháng tuổi, anh trai Frane Georg qua đời khi chỉ mới 2 tuổi, chị gái Maria Margarita Josepha ra đi khi chỉ mới 1 tuổi vào 1786. Cũng trong cùng năm đó, Beethoven phải hứng chịu hai nỗi lớn là mất em và mất mẹ. 

3.2. Thiên tài âm nhạc từng mắc hội chứng khó đọc

Dù rằng, hội chứng khó đọc lâm thời vẫn chưa được giới y học xác định thời điểm mà thiên tài âm nhạc Beethoven mới vĩnh biệt cuộc đời. Thế nhưng theo nhiều tài liệu sau này, nghiên cứu về cuộc đời của ông đã cho thấy rằng, Beethoven đã thực sự đã học hội chứng khó đọc. Họ cũng đã chỉ ra rằng, nguyên nhân cơ bản của hội chứng này, đó là vì học vấn của Beethoven bị gián đoạn khi mẹ ông qua đời. Khi ấy, ở tuổi 16 ông buộc phải bỏ học để thay vai trò là người cha nghiện rượu quản lý gia đình. Trên thực tế, cảm thấy rắc rối với những bài đọc hiểu đơn giản, chính tả, những phép tính đơn giản, đánh vần xảy ra ngay cả với những người có trí tuệ bình thường. Chính nhà văn Edmund Morris cũng viết trong cuốn tiểu sử của Beethoven rằng “những bản nhạc của ông vừa kiệt tác vừa phức tạp. Những bản soạn nhạc này, phần nào đó cũng “tố cáo” những khiếm khuyết của nhà soạn nhạc, đặc biệt với những lỗi chính tả hay những phép tính đơn giản. 

3.3. Chưa một lần kết hôn 

 Chưa một lần kết hôn 

Trong cuộc đời của nhạc sĩ nổi tiếng chưa có lấy một lần kết hôn, nhưng lại sở hữu nhiều mối quan hệ phức tạp với những người phụ nữ quanh mình. Nhiều học giải, nhà sử học thì khẳng định rằng” Cuộc sống cá nhân của Beethoven sinh động, tràn ngập tình yêu không được đáp lại, kèm theo mất mát bi thảm và những thách thức cá nhân, đây chính là động lực thúc đẩy sự sáng tạo của ông đi lên”

Theo Susan Lund, trong bức thư nổi tiếng của nhạc sĩ tên Immortal Beloved, nhạc sĩ thiên tài đã dành tình yêu nồng nàn cho một người phụ nữ mà không thể sống cùng. Tên người phụ nữ ấy là Brentano - người bị đóng chặt trong một mối tình không tình yêu với một công tước quý tộc. Cùng trong thời gian bức thư được “phanh phui” Beethoven gần như bị trầm cảm vì những áp lực phải công khai mối quan hệ với Brentano, nhất là khi người khi nữ này hạ sinh cậu bé tên Karl Josef. Rất tiếc rằng, Karl Josef lại là đứa trẻ hay ốm và bị câm ngay từ thời điểm mới được sinh ra. Đến cả Beethoven cũng chẳng thể ngờ rằng, sự có mặt có Carl cũng càng làm cho những ngày cuối đời của mình trở nên tẻ nhạt và đau đớn khi phải mất đến 10 năm đấu tranh để giành quyền nuôi con.  

3.4. Beethoven bị điếc vào thời điểm tài năng đang chín rộ

Nếu là tín đồ của nhạc Beethoven, hẳn rằng bạn đã thấy đau khi nghe đến dữ kiện này. Nhưng trên thực tế, sự nghiệp như một nghệ sĩ Piano bậc thầy của ông chính thức bước vào đường cùng khi ông cảm nhận được những dấu hiệu đầu tiên của bệnh điếc. Trong một lá thư gửi đến người bạn thân của mình là Karl Ameda vào năm 1801, Beethoven đã viết “ Đã bao lần tôi ước anh ở đây để thấy Beethoven của anh khốn khổ đến mức nào trong sự lạc lõng với thiên nhiên và tạo hóa”. Đây chính là những thú nhận của ông về bệnh điếc, ông cũng nói rằng “ Khả năng lớn nhất của tôi, thính giác của tôi đã hỏng hết cả rồi”. 

Beethoven bị điếc vào thời điểm tài năng đang chín rộ?

Mặc dù không điếc bẩm sinh, nhưng những dấu hiệu đầu tiên của bệnh đã xuất hiện từ lúc ông mới 26 tuổi, lúc tài năng đang ở độ chín. Lo sợ, không thể chấp nhận được sự nghiệp của người làm nhạc mà không thể nghe được âm thanh, Beethoven đã tìm cách trốn tránh, giấu giếm cả những người bạn của mình và để nỗi đau đó dần dần gặm nhấm tâm hồn của mình. Rất nhiều những nhạc sĩ đã chọn cách tự tử khi đối mặt với nỗi đau đó, và quả thực Beethoven cũng từng nghĩ đến chuyện này, nhưng tình yêu với âm nhạc, với cuộc đời và sự bướng bỉnh, ngang tàn của ông đã cứu vớt sự sống của Beethoven. Ông chỉ dừng hẳn công việc sáng tác nhạc và biểu diễn để trở về vùng nông thôn yên bình để ẩn giật khi đôi tai của mình điếc hẳn.

Từ quá trình phát hiện ra những triệu chứng, ông vẫn lao lực và nghiêm túc sáng tác và nắm rõ được quá trình vận động của âm nhạc. Thế nhưng, âm nhạc giai đoạn này mang màu sắc u tối và giận giữ hơn. Tuy điếc hoàn toàn nhưng danh tiếng của beethoven không hề bị lãng quên.

Rất nhiều người có điều kiện ghé thăm thủ đô nước Áo đều muốn vào gặp gỡ và lắng nghe những giai điệu âm nhạc do ông sáng tác. Ông vẫn duy trì thói quen dậy sớm để ngồi bên bàn làm việc để đánh vật với cả bàn tay, cả chân, miệng ngân nga và viết. Những lần thả bộ trên đồng cỏ, nghĩ ra được thứ gì hay ho, Beethoven lại ghi nguệch ngoạc trên cuốn sổ của mình. Những thói quen đó được lặp lại đến khi ông trút hơi thở cuối cùng. 

Beetoven tài hoa nhưng bạc mệnh

Vào 5h30 phút ngày 26/3/1827, trong lúc bão tố ngập trời, căn phòng của Beethoven bỗng sáng bừng lên ánh chớp. Gương mặt của người nhạc sĩ nhăn nhúm, đôi mắt ông từ từ khép lại đi vào giấc ngủ nghìn thu chẳng bao giờ tỉnh lại. 

Tìm hiểu về cuộc đời của nghệ sĩ thiên tài Beethoven, bên cạnh một tâm hồn nghệ sĩ hết lòng với âm nhạc, chúng ta còn thấy được khát vọng sống của người nhạc sĩ ngay cả khi bị chìm trong những bi không lối thoát hay những góc khuất mà mình ông cảm nhận, chịu đựng cho đến khi chính thức lìa bỏ cuộc đời. 

Alan Mulally - kẻ ngoại đạo cứu Ford Motor khỏi sự cố phá sản

Bên cạnh nhạc sĩ tài năng Beethoven, bạn cũng có thể tìm hiểu thêm  về tiểu sử và sự nghiệp CEO Alan Mullaly - người đã hồi sinh Ford ngay trong bài viết sau đây nhé. 

Alan Mulally - kẻ ngoại đạo cứu Ford Motor khỏi sự cố phá sản

Bên cạnh nhạc sĩ tài năng Beethoven, bạn cũng có thể tìm hiểu thêm  về tiểu sử và sự nghiệp CEO Alan Mullaly - người đã hồi sinh Ford ngay trong bài viết sau đây nhé. 

Alan Mulally - kẻ ngoại đạo cứu Ford Motor khỏi sự cố phá sản

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV- Tâm sự Nghề nghiệp- Cẩm Nang Tìm Việc- Kỹ Năng Tuyển Dụng- Cẩm nang khởi nghiệp- Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm- Kỹ năng ứng xử văn phòng- Quyền lợi người lao động- Bí quyết đào tạo nhân lực- Bí quyết lãnh đạo- Bí quyết làm việc hiệu quả- Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép- Bí quyết viết thư xin thôi việc- Cách viết đơn xin việc- Bí quyết thành công trong công việc- Bí quyết tăng lương- Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên- Kỹ năng đàm phán lương- Kỹ năng phỏng vấn- Kỹ năng quản trị doanh nghiệp- Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội- Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng- Mẹo viết hồ sơ xin việc- Mẹo viết thư xin việc- Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng- Định hướng nghề nghiệp- Top việc làm hấp dẫn- Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông- Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng- Tư vấn việc làm ngành Báo chí- Tư vấn tìm việc làm thêm- Tư vấn việc làm ngành Bất động sản- Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin- Tư vấn việc làm ngành Du lịch- Tư vấn việc làm ngành Kế toán- Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật- Tư vấn việc làm ngành Sư phạm- Tư vấn việc làm ngành Luật- Tư vấn việc làm thẩm định- Tư vấn việc làm vị trí Content- Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn- Tư vấn việc làm quản lý- Kỹ năng văn phòng- Nghề truyền thống- Các vấn đề về lương- Tư vấn tìm việc làm thời vụ- Cách viết Sơ yếu lý lịch- Cách gửi hồ sơ xin việc- Biểu mẫu phục vụ công việc- Tin tức tổng hợp- Ý tưởng kinh doanh- Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing- Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương- Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh- Mẹo viết Thư cảm ơn- Góc Công Sở- Câu chuyện nghề nghiệp- Hoạt động đoàn thể- Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch- Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự- Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics- Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng- Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng- Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật- Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe- Quản trị nhân lực - Quản trị sản xuất- Cẩm nang kinh doanh- Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất- Mô tả công việc ngành Kinh doanh- Mô tả công việc ngành Bán hàng- Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng- Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng- Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán- Mô tả công việc ngành Marketing - PR- Mô tả công việc ngành Nhân sự- Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin- Mô tả công việc ngành Sản xuất- Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải- Mô tả công việc Kho vận - Vật tư- Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics- Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn- Mô tả công việc ngành Hàng không- Mô tả công việc ngành Xây dựng- Mô tả công việc ngành Y tế - Dược- Mô tả công việc Lao động phổ thông- Mô tả công việc ngành Kỹ thuật- Mô tả công việc Nhà nghiên cứu- Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo- Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính- Mô tả công việc Biên - Phiên dịch- Mô tả công việc ngành Thiết kế- Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình- Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh- Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực- Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo- Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern- Mô tả công việc ngành Freelancer- Mô tả công việc Công chức - Viên chức- Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý- Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng - Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận- Hồ sơ doanh nhân- Việc làm theo phường- Danh sách các hoàng đế nổi tiếng- Tài liệu gia sư- Vĩ Nhân Thời Xưa- Chấm Công- Danh mục văn thư lưu trữ- Tài Sản Doanh Nghiệp- KPI Năng Lực- Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp- Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng- Quản Lý Công Việc Nhân Viên- Chuyển văn bản thành giọng nói- Giới Thiệu App Phiên Dịch- Quản Lý Kênh Phân Phối- Đánh giá nhân viên- Quản lý ngành xây dựng- Hóa đơn doanh nghiệp- Quản Lý Vận Tải- Kinh nghiệm Quản lý mua hàng- Danh thiếp cá nhân- Quản Lý Trường Học- Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng- Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính- Kinh nghiệm Quản lý kho hàng- Quản Lý Gara Ô Tô-