Quay lại

Những câu hỏi nhà tuyển dụng thường dùng để bẫy ứng viên

Tác giả: Timviec365.vn

Trong một buổi phỏng vấn nhà tuyển dụng có ưu tiên hàng đầu là khai thác mọi thông tin của ứng viên để có những đánh giá xác thực nhất. Vậy nhà tuyển dụng thường dùng những câu hỏi nào để bẫy ứng viên, cùng tìm hiểu với Timviec365.vn.

Việc làm Nhân viên kinh doanh

1. Hình thức đắt câu hỏi “bẫy” trong phỏng vấn

Nếu không trang bị những ký năng và kiến thức cần thiết, không tỉnh táo và sáng suốt, thì chắc hẳn trên cương vị của một người tìm việc, cuộc phỏng vấn giữa bạn và nhà tuyển dụng quả thực là một ác mộng. Chính vì vậy, để “vượt cạn” thành công, bạn cần nắm bắt được các câu hỏi đưa ra của nhà tuyển dụng với mục đích “đưa bạn vào tròng”.

Theo một số nghiên cứu cho thấy, các nhà tuyển dụng ngày nay đều có xu hướng đa dạng hóa nội dung trong buổi phỏng vấn, nhắm thử thách các ứng viên và tìm ra được một ứng viên tiềm năng nhất cho vị trí mà họ đang tuyển. Bởi họ cho rằng, các ứng viên sẽ có cơ hội bộc lộ được tố chất và khả năng của mình thông qua cách họ trả lợi những câu hỏi hiểm hóc, mang tính “bẫy” ứng viên. Dưới đây là một số hính thức “bẫy” ứng viên mà nhà tuyển dụng thường xuyên áp dụng:

- Thứ nhất, sử dụng những câu hỏi mang tính “đụng chạm” cá nhân: “Tại sao trông bạn lo lắng vậy”, “Bạn có vẻ không được tự tin lắm nhỉ?,.. là một số câu hỏi bạn có thể được trải nghiệm nếu bạn đang đi vào một cuộc phỏng vấn “chuyên nghiệp”.

- Thứ hai, sử dụng các ý kiến “trái chiều”: trong một cuộc khảo sát, nhiều trường hợp cho thấy nhà tuyển dụng, hay cá nhân đại diện cho doanh nghiệp tiến hàng phỏng vấn ứng viên, trong cuộc phỏng vấn đó, họ luôn “cố tình” đưa ra một ý kiến sai trái, nhưng cũng lại “cố tình” bảo vệ ý kiến đó. Tuy nhiên, trên thực tế, họ làm như vậy để xem xét thái độ và cách mà bạn phản ứng lại với vấn đề như thế nào mà thôi. Nếu bạn là một ứng viên “bình thường”, họ nói cái gì cũng mặc kệ đúng sai, và bạn luôn cho họ là đúng thì chúc mừng bạn, bạn đã “sập bẩy”.

- Thứ ba, cố tình làm bạn bực tức và nản chí: ở nhiều trường hợp, bạn sẽ thấy nhà tuyển dụng rất “vô duyên”, họ liên tục đặt ra các câu hỏi một cách lặp di lặp lại, tương tự nhau, hay cố tình không để tâm và không hiểu câu trả lời của bạn. Bạn cố gắng trả lời lại, giải thích rất nhiều, tuy nhiên cứ mỗi lần trôi qua bạn lại cảm thấy bực tức và đam ra chán nản cho một cuộc phỏng vấn tạm thời không có hồi kết.

- Thứ tư, sử dụng những câu hỏi “khó”: những câu hỏi mang tính “thách thức” ứng viên, họ sử dụng các câu hỏi khó hiểu, câu hỏi khó hiểu dẫn đền câu trả lời cũng không thể hợp lý. Tuy nhiên, mục đích họ làm điều này chính là xem mức độ thông minh của ứng viên đến mức nào, cùng với đó là sự bình tĩnh, nhanh nhẹn cũng như cách bạn linh hoạt để “đối phó” họ.

- Thứ năm, cho bạn ở một tình huống tiến không được, lùi cũng chả xong. Những kiểu tình huống như bạn là chủ của một doanh nghiệp nhưng đang trên đà phá sản, bạn có hai sự lựa chọn, một là bán lại cổ phần, hai là gây dựng lại doang nghiệp,... và bắt buộc bạn phải nêu ra cách xử lý cũng như nêu lý do bạn chọn cách làm đó. Những câu hỏi thế này rất được nhà tuyển dụng ngày nay sử dụng, mục tiêu của họ là thử xem mức độ hiểu vấn đề, phân tích và giải quyết vấn đề của bạn đến đâu.

2. Những câu hỏi nhà tuyển dụng thường dùng để bẫy ứng viên

Thử thách ứng viên thông qua các câu hỏi được sử dụng trong buổi phỏng vấn là cách mà nhà tuyển dụng hay làm. Và đương nhiên, nhưng chuyên viên nhân sự có bề dày kinh nghiệm sẽ biết cách để chiêu mộ nhân tài về cho doanh nghiệp của mình. Dưới đây là những câu hỏi nhà tuyển dụng thường dùng để bẫy ứng viên.

Việc làm chuyên viên nhân sự

2.1. Câu hỏi liên quan đến bản thân của bạn

2.1.1. Hãy giới thiệu về bản thân

Tưởng chừng câu hỏi này rất bình thưởng và dễ dàng để ứng viên trả lời nhưng thực chất đây lại là tiền đề để nhà tuyển dụng đánh giá về bạn. Trong câu trả lời tối kị việc kể về cuộc sống cá nhân, bạn nên tập trung nói về những giá trị của bản thân để thể hiện mình là người có thể cống hiến cho công ty. Bên cạnh đó bạn cũng nên trình bày thật ngắn gọn vì chẳng ai có đủ thời gian để bạn kể lể dài dòng. Hãy tỉnh táo kể ra những điểm mạnh của bản thân và giành lấy cơ hội làm việc. Đừng nói một cách y hệt như những gì bạn viết trong MẪU ĐƠN XIN VIỆC, cố gắng nói thật ngắn gọn nhưng đủ để làm toát lên điểm mạnh của mình.

>>> Xem thêm: Những câu hỏi tuyển dụng không nên sử dụng để hỏi ứng viên

2.1.2. Câu hỏi về điểm mạnh điểm yếu

Đây cũng là một số  câu hỏi phỏng vấn thường được sử dụng trong các buổi phỏng vấn, mỗi công việc lại có một đặc điểm khác nhau nên sẽ có những yêu cầu về ứng viên khác nhau. Nếu bạn thật sự muốn có công việc này hãy tìm hiểu về yêu cầu công việc của nhà tuyển dụng thật chi tiết để đến khi trả lời câu hỏi sẽ nói về ưu điểm của mình theo nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp đó. Bên cạnh đó hãy níu về những hoạt động mang thành tích tốt của mình để bù lại cho những khuyết điểm. Thẳng thắn nói về những điều nhỏ nhặt mình chưa hiểu cũng sẽ giúp bạn thêm điểm trong mắt nhà tuyển dụng.

2.1.3. Điều bạn tự tin nhất trong sự nghiệp của mình?

Mục đích của câu hỏi này cho thấy doanh nghiệp là nhà tuyển dụng muốn biết rõ về sở trường, sở thích cũng như đam mê của bạn nằm ở đâu? Và liệu rằng bạn có phải là một cá nhân luôn luôn tự tin với những thành tựu mà mình đã đạt được hay không? Cũng thông qua cách bạn trả lời, doanh nghiệp là nhà tuyển dụng sẽ nhận ra được kỹ năng giao tiếp, khả năng ăn nói thuyết phục và chuyên nghiệp hay không, có tạo ra được nguồn cảm hứng cho họ hay không? Tuy nhiện, bạn cũng không nên quá “luyên thuyên” về những thành tựu của mình, hãy nói thật súc tích, ngắn gọn nhưng đủ sức thuyết phục.

2.1.4. Trở thành một doanh nhân - Bạn đã bao giờ nghĩ đến chưa?

Nếu nghe được câu này, bạn nghĩ ngữ nghĩa của nó là gì? Trong mọi trường hợp, nó chỉ có ý thăm dò xem bạn có dự định tách ra làm riêng khi đã “đủ lông đủ cánh” hay không? Tuy nhiên, đối với câu hỏi này, hãy khoan nói về ước mơ làm lãnh đạo của mình. Điều này dễ làm cho doanh nghiệp hiểu rằng, bạn sẽ bỏ trồn và tự thân vận động bất cứ lúc nào bạn muốn.

Nếu nhận được câu hỏi như thế, hãy nói một chút về việc bạn từng có suy nghĩ khởi nghiệp hay làm việc một mình. Nhưng nó thực sự chỉ là một suy nghĩ, và trên thực tế bạn nghĩ nó không phù hợp ngay lúc này với bạn. Bên cạnh đó, cách bạn nói về những điểm hấp dẫn của doanh nghiệp bạn đang ứng tuyển, và khiến bạn phải “bất chấp” để được làm việc ở đây, chính là cách hạn chế đi nỗi lo sợ cho nhà tuyển dụng.

2.1.5. Kiểu đồng nghiệp và lãnh đạo nào bạn thích hay không thích?

Một câu hỏi khá “khó” với mỗi ứng viên, tuy nhiên đừng quá lo lắng, Chỉ là một câu hỏi mang tính “thăm dò” sự thông minh của nhà tuyển dụng mà thôi. Nếu bạn đủ sáng suốt và tỉnh táo, bạn sẽ vượt qua câu hỏi này một cách dễ dàng. Đừng thừa nhận mình không hợp làm việc nhóm, bởi nhà tuyển dụng sẽ đánh giá rằng bạn không hợp tác trong công việc. Hãy nhấn mạnh những câu chuyện mang tính tích cực và bỏ qua những câu chuyện tiêu cực ban đầu. Câu hỏi này nếu biết cách xử lý, bạn sẽ tận dụng được nó để “tiếp thị” cho những kỹ năng làm việc cũng như các phẩm chất tốt đẹp của bản thân mình.

2.1.6. Sự lựa chọn của bạn khi được nhận vào một doanh nghiệp bất kỳ?

Đây là một câu hỏi “bẫy” khá chuyên nghiệp, mà nếu bạn không thực sự tập trung, bạn hoàn toàn có thể “sập bẫy” nhà tuyển dụng bất cứ lúc nào. Khi đang phỏng vấn ở một doanh nghiệp với một vị trí công việc nhất định, bạn chỉ nên chú tâm vào hai cá thể duy nhất, đó là doanh nghiệp và công việc của doanh nghiệp thôi. Đừng vô tình nhắc đến những công ty, doanh nghiệp có tiếng khác. Vì trên thực tế, thông qua câu hỏi này, nhà tuyển dụng chỉ muốn biết xem họ có phải là lựa chọn ưu tiên cũng như duy nhất của bạn hay không mà thôi.

2.1.7. Ngày mai bất ngờ có được 5 tỷ - Bạn sẽ làm gì với nó?

Bạn có biết tại sao nhà tuyển dụng lại đặt ra câu hỏi này hay không? Đó là cách mà họ bắt đầu thăm dò về việc bạn có còn muốn cống hiến cho họ ngay cả khi bạn trở nên dư giả. Và điều họ hài lòng là khi bạn nói công việc của bạn duy trì bời nó chính là sở thích, sự đam mê, chứ không vì bất kỳ một lý do nào khác. Thông qua cách bạn trả lời, cũng toát lên được bạn có những phẩm chất tốt đẹp hay đạo đức trong kinh doanh hay không?

2.2. Câu hỏi mang tính công việc

2.2.1. Bạn thấy vị trí này thế nào so với công ty khác như thế nào?

Nếu trong không khí phỏng vấn căng thẳng mà bạn không tỉnh táo thì sẽ bị lọt hố ngay ở câu hỏi này. Khi đặt câu hỏi như vậy nhà tuyển dụng đang muốn dò la bạn có đang ứng tuyển ở nơi khác không để đánh giá tầm quan trọng của công việc này với bạn. Thông thường ứng viên hay trả lời: "Đây là công việc duy nhất tôi ứng tuyển" nhưng nhà tuyển dụng thừa biết một ứng viên không chỉ ở một công ty - họ có thể cho rằng bạn đang không trung thực. Nên trả lời rằng: "Tôi cũng đang ứng tuyển ở một số nơi, tuy nhiên, mỗi công ty lại có một mảng riêng và tôi chưa biết mình nên chọn mảng nào."

2.2.2. Tại sao bạn muốn chuyển việc? Lý do gì khiến bạn chọn doanh nghiệp chúng tôi?

Tại sao bạn muốn chuyển việc? Một câu hỏi nhằm mục đích tìm ra nguyên nhân bạn từ bỏ công việc cũ, bạn có khúc mắc gì ở chỗ làm cũ hay bạn có phải là một ứng viên “cả thèm chóng chán”, “đứng núi này trông núi nọ” hay không?

Qua câu hỏi này nếu bạn không trả lời khéo léo có thể bị nhà tuyển dụng thông minh khai thác nguyên nhân nghỉ việc của mình. Bằng cách dùng câu hỏi tại sao người phỏng vấn sẽ xác định được bạn có phải người nhanh chán công việc hay có vấn đề gì khi làm việc với người khác hay không. Vậy nên hãy cần thận và thật tỉnh táo khi trả lời những câu hỏi kiểu này.

Điều gì là động lực và khiến bạn trông thấy hứng thú khi ứng tuyển công việc tại doanh nghiệp này. Bạn đã tìm hiểu kỹ về doanh nghiệp hay mức độ mong muốn được nhận vào làm việc như thế nào.

Bên cạnh đó, họ cũng thể hiện được ý đồ xem bạn đã thực sự chuẩn bị, thực sự sẵn sàng bước vào một hành trình công việc, một môi trường hoàn toàn mới hay chưa? Cách mà bạn trả lời cho câu hỏi này cũng vô tình cho họ biết bạn là người có nhiều năng lượng hay không, bạn biết gì về lĩnh vực công ty đang hoạt động, cùng với sứ mệnh và mục tiêu định hướng chính của công ty, từ đó bạn có những đóng góp gì để xây dựng tập thể ngày càng vững mạnh.

Kiếm vệc làm

2.2.3. Nguyên nhân nào khiến bạn bị sa thải?

Thông qua câu hỏi này, nhà tuyển dụng muốn biết bạn có phải là cá nhân tiêu cực, hay để bụng và thích cục súc hay không. Cách bạn trả lời có thể cho nhà tuyển dụng thấy, bạn là một cá nhân tích cực, bạn đã sẵn sàng chuẩn bị cho một môi trường mới, một hành trình với một công việc mới, một sự tự tin khi quyết tâm xây dựng lại sự nghiệp mới của mình, chứ không phải là một thái độ giận dữ,...

Sa thải - Một hành động tất nhiên sẽ khiến bạn cay cú và tức giận, câu hỏi này có thể “bẫy” để bạn luyên thuyên những bất đồng trong mối quan hệ với đồng nghiệp cũ, những lần sếp la mắng và bạn bắt đầu kể lể về nó. Hãy dừng lại việc này, điều bạn nên làm là giữ bình tĩnh nhất có thể, hãy thông qua cách bạn diễn đạt để khẳng định rằng độ quyết tâm trong người bạn với công việc mới lúc này là 100%.

2.2.4. Bạn đã bao giờ thực hiện những công việc không liêm chính theo sự chỉ đạo của ai đó chưa?

Một câu hỏi có mang hướng khá “tế nhị”, tuy nhiên nó giúp bạn thể hiện được những phẩm chất tốt đẹp của bạn, kể cả trong công việc hay trong cuộc sống hằng ngày. Khi nghe câu hỏi này, bạn có cảm thấy khó chịu không? Có phản ứng mạnh mẽ không? Có bình tĩnh và xử lý một cách khôn khéo hay không? Nhà tuyển dụng luôn thích những câu hỏi như thế, họ muốn đề phòng những ứng viên hay nói xấu sếp cũ, và kỹ năng bạn xử lý với các vấn đề nhạy cảm. Trả lời một cách ngắn gọn, nhưng đủ sức thuyết phục, đừng tiết lộ hay để hở ra những câu chuyện về nội bộ về lãnh đạo của bạn.

2.2.5. Nói về một lý do khiến người khác không muốn làm việc với bạn

Biết câu hỏi này có độ khó cao, tuy nhiên, bạn cũng nên hiểu rằng, việc bạn không đưa ra được một câu trả lời nào, nó sẽ vô tình nói lên việc bạn xem nhẹ câu hỏi của nhà tuyển dụng. Hãy nói rằng bạn thật sự may mắn khi có được những mối quan hệ tốt đẹp với các đồng nghiệp của mình. Nói như thế để giảm tránh đi những sự thật bạn đang che dấu, dù nó lớn hay nhỏ, và khi bạn nói như thế, nhà tuyển dụng sẽ hài lòng và không thắc mắc thêm về vấn đề này.

>>> Tìm hiểu thêm bài viết: Những câu hỏi cho nhà tuyển dụng trong buổi phỏng vấn

2.2.6. Bạn đã có sự sắp xếp nào cho cuộc phỏng vấn hôm nay? Và sếp của bạn có biết về điều này?

Mục đích khi nhà tuyển dụng đặt ra câu hỏi này đó chính là kiểm tra xem mức độ ưu tiên công việc của bạn. Bạn ưu tiên cuôc phỏng vấn với họ hơn hay những deadline được giao trong ngày hơn? Và trong tương lai, bạn có ưu tiên công việc của nhà tuyển dụng khi đã được nhận vào làm hay không? Và họ cũng muốn biết cách bạn xử lý vấn đề tế nhị này như thế nào với lãnh đạo của mình. Tuy nhiên, một cách trả lời được xem là hữu hiệu nhất khi bạn gặp phải câu hỏi này đó là: “Hôm nay là ngày phép của tôi”, hay bạn tận dụng những giờ giải lao như giờ nghỉ trưa, giờ ăn sáng, sau khi tan làm hay ngày nghỉ cuối tuần,... hãy thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn thực sự ưu tiên công việc lên hàng đầu, và không có ý định trốn tránh công việc đã được phân công.

2.2.7. Bạn có thỏa thuận hay hài lòng về chính sách của doanh nghiệp hay không?

Mặc dù những chính sách, cơ chế, quy định của doanh nghiệp đặt ra với mục tiêu là mong muốn toàn thể nhân viên, bao gồm cả lãnh đạo chấp hành một cách đồng thuận và nghiêm túc. Tuy nhiên, khi đặt ra câu hỏi này, họ không dự định là họ sẽ “bảo thủ” những chính sách riêng của họ, mà đây chính là một dạng câu hỏi mở. Để bạn có thể cân nhắc đóng góp những ý kiến bạn cho rằng cần nên bổ sung hoặc thay đối một số điều khoản trong chính sách của doanh nghiệp.

CV

3. Cách để bạn vượt qua mọi câu hỏi “bẫy” của nhà tuyển dụng

Đã nói nhiều về những cách ra câu hỏi “bẩy” phổ biến và cũng điển hình nhất trong phong cách phỏng vấn của các nhà tuyển dụng. Cuối cùng, chúng tôi muốn tóm gọn và tổng kết lại những mẹo mà bạn nên áp dụng trước khi bước vào một cuộc phỏng vấn “chuyên nghiệp” này:

- Thứ nhất, hãy bỏ ra một chút công sức và thời gian để tìm hiểu những câu trả lời cho những câu hỏi phỏng vấn. Bạn nên “đọc vị” được người đối diện - người phỏng vấn bạn xem họ đang “ủ mưu” những gì? Có cẩn thận như thế thì bạn mới “vượt cạn” một cách thuận lợi và thành công.

- Thứ hai, hãy tự tin và đừng ngần ngại thể hiện cho nhà tuyển dụng biết những suy nghĩ cũng như những hành động bạn chuẩn bị thực hiện.

- Thứ ba, đừng ngại khi đặt câu hỏi ngược lại với nhà tuyển dụng, nếu bạn thực sự đang gặp một vấn đề khó hiểu.

- Thứ tư, mấu chốt nằm ở chỗ cách mà bạn xử lý vấn đề, chứ không phải là một kết quả chính xác và làm hải lòng nhà tuyển dụng.

- Thứ năm, nếu sử dụng phương thức kể chuyện để trả lời các câu hỏi của nhà tuyển dụng, hãy cố gắng đừng để mình “đi lạc”.

- Thứ sáu, chú ý và quan sát thái độ, sắc mặt của nhà tuyển dụng, đưa ra các câu trả lời một cách trung thực, không gian dối, không sợ sệt.

Và cuối cùng, hy vọng thông qua bài viết “Những câu hỏi nhà tuyển dụng thường dùng để bẫy ứng viên”, bạn sẽ trau dồi được những kiến thức và cảm thấy tự tin hơn trong cuộc gặp gỡ trực tiếp với nhà tuyển dụng!

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV- Tâm sự Nghề nghiệp- Cẩm Nang Tìm Việc- Kỹ Năng Tuyển Dụng- Cẩm nang khởi nghiệp- Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm- Kỹ năng ứng xử văn phòng- Quyền lợi người lao động- Bí quyết đào tạo nhân lực- Bí quyết lãnh đạo- Bí quyết làm việc hiệu quả- Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép- Bí quyết viết thư xin thôi việc- Cách viết đơn xin việc- Bí quyết thành công trong công việc- Bí quyết tăng lương- Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên- Kỹ năng đàm phán lương- Kỹ năng phỏng vấn- Kỹ năng quản trị doanh nghiệp- Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội- Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng- Mẹo viết hồ sơ xin việc- Mẹo viết thư xin việc- Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng- Định hướng nghề nghiệp- Top việc làm hấp dẫn- Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông- Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng- Tư vấn việc làm ngành Báo chí- Tư vấn tìm việc làm thêm- Tư vấn việc làm ngành Bất động sản- Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin- Tư vấn việc làm ngành Du lịch- Tư vấn việc làm ngành Kế toán- Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật- Tư vấn việc làm ngành Sư phạm- Tư vấn việc làm ngành Luật- Tư vấn việc làm thẩm định- Tư vấn việc làm vị trí Content- Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn- Tư vấn việc làm quản lý- Kỹ năng văn phòng- Nghề truyền thống- Các vấn đề về lương- Tư vấn tìm việc làm thời vụ- Cách viết Sơ yếu lý lịch- Cách gửi hồ sơ xin việc- Biểu mẫu phục vụ công việc- Tin tức tổng hợp- Ý tưởng kinh doanh- Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing- Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương- Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh- Mẹo viết Thư cảm ơn- Góc Công Sở- Câu chuyện nghề nghiệp- Hoạt động đoàn thể- Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch- Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự- Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics- Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng- Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng- Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật- Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe- Quản trị nhân lực - Quản trị sản xuất- Cẩm nang kinh doanh- Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất- Mô tả công việc ngành Kinh doanh- Mô tả công việc ngành Bán hàng- Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng- Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng- Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán- Mô tả công việc ngành Marketing - PR- Mô tả công việc ngành Nhân sự- Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin- Mô tả công việc ngành Sản xuất- Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải- Mô tả công việc Kho vận - Vật tư- Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics- Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn- Mô tả công việc ngành Hàng không- Mô tả công việc ngành Xây dựng- Mô tả công việc ngành Y tế - Dược- Mô tả công việc Lao động phổ thông- Mô tả công việc ngành Kỹ thuật- Mô tả công việc Nhà nghiên cứu- Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo- Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính- Mô tả công việc Biên - Phiên dịch- Mô tả công việc ngành Thiết kế- Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình- Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh- Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực- Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo- Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern- Mô tả công việc ngành Freelancer- Mô tả công việc Công chức - Viên chức- Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý- Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng - Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận- Hồ sơ doanh nhân- Việc làm theo phường- Danh sách các hoàng đế nổi tiếng- Tài liệu gia sư- Vĩ Nhân Thời Xưa- Chấm Công- Danh mục văn thư lưu trữ- Tài Sản Doanh Nghiệp- KPI Năng Lực- Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp- Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng- Quản Lý Công Việc Nhân Viên- Chuyển văn bản thành giọng nói- Giới Thiệu App Phiên Dịch- Quản Lý Kênh Phân Phối- Đánh giá nhân viên- Quản lý ngành xây dựng- Hóa đơn doanh nghiệp- Quản Lý Vận Tải- Kinh nghiệm Quản lý mua hàng- Danh thiếp cá nhân- Quản Lý Trường Học- Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng- Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính- Kinh nghiệm Quản lý kho hàng- Quản Lý Gara Ô Tô-