Tác giả: Hoàng Thúy Nga
Kinh tế toàn cầu đang ngày càng hội nhập và phát triển, do đó giao thương hàng hóa cũng được đà phát triển theo, đặc biệt là trong lĩnh vực vận tải và xuất khẩu hàng hóa. Để thuận tiện trong quá trình làm việc, bạn cần phải biết được một số thuật ngữ nếu đang bạn làm trong ngành kinh doanh quốc tế. Thuật ngữ Nor xuất hiện và được nhiều người nhắc đến trong lĩnh vực vận tải. Vậy Nor trong vận tải là gì? Các phương pháp tính thời gian làm hàng ra sao? Cùng tìm hiểu các thông tin về Nor trong bài viết ngay sau đây nhé!
Nor trong vận tải là một thuật ngữ viết tắt bởi từ tiếng Anh "Notice of Readiness", có nghĩa là khoảng thời gian mà hàng hóa trong xuất nhập khẩu được báo sẵn sàng. Nor cũng là mốc quy định thời gian làm hàng, tùy theo thông báo của thuyền trưởng đưa ra về việc sẵn sàng xếp dỡ hàng hóa và chủ hàng nhận được thông báo này. Sau khi cả hai bên đã thực hiện trao và chấp nhận thời gian làm hàng, tùy theo khoảng thời gian thực hiện thì hàng hóa sẽ được dỡ từ tàu hoặc xếp lên tàu.
Thời gian xếp dỡ hàng hóa sẽ khác nhau tùy theo thỏa thuận của hai bên và từng loại hợp đồng. Chẳng hạn giống như mẫu hợp đồng của Gencon, nếu thời gian làm hàng hóa được trao và chấp nhận được hay đúng 12 giờ trưa cùng ngày thì thời gian cho phép xếp dỡ hàng hóa tính từ 13 giờ, hay Nor được trao và chấp nhận vào giờ làm việc của buổi chiều hôm trước sẽ tính vào thời gian 6 giờ sáng hôm sau.
Trong vận tải của hàng hóa quốc tế, các mốc thời gian đều được quy định chi tiết và rõ ràng để đảm bảo thời gian và chất lượng vận chuyển hàng hóa từ người bán đưa đến tay người nhận. Các khoảng thời gian được cho phép để tháo dỡ và xếp hàng hóa cũng được quy định cụ thể và đầy đủ.
Hiện nay, trong vận tải có hai cách quy định về thời gian làm hàng, gồm có quy định về mức xếp dỡ hàng hóa và quy định về số ngày. Tùy theo thỏa thuận của hai bên hoặc loại hàng hóa trong hợp đồng mà bạn có thể chọn lựa các phương thức về tính thời gian xếp hàng và dỡ hàng phù hợp nhất.
Phương pháp quy định theo số ngày là phương pháp rõ ràng và cơ bản nhất, với cách tính tổng thời gian cho phép thực hiện xếp dỡ hàng hóa hay cách quy định số ngày riêng lẻ cho những hoạt động về dỡ hàng hay xếp hàng.
Trong giao dịch thương mại quốc tế, khái niệm ngày có nhiều định nghĩa khác nhau, do đó để tránh trường hợp hiểu lầm hay có tranh chấp xảy ra, trong hợp đồng cho thuê tàu cần được các bên quy định rõ định nghĩa về ngày. Dưới đây là một số định nghĩa về ngày bạn có thể tham khảo:
- Ngày (days): Là ngày thông thường được tính theo lịch.
- Ngày làm việc trong 24 giờ (working days of 24 hours): Là trọn vẹn một ngày làm việc trong 24 giờ và tổng thời gian 24 giờ xếp và dỡ hàng hóa được tính là một ngày chứ không phải 8 giờ một ngày.
- Ngày liên tục (running days or consecutive days): Là những ngày kế tiếp và nối liền với nhau gồm cả ngày chủ nhật và ngày lễ.
- Ngày làm việc trong thời tiết tốt (weather working days): Là những ngày thời tiết tốt thích hợp cho việc xếp và dỡ hàng hóa và là ngày chính thức tại các cảng có liên quan. Những ngày có thời tiết xấu sẽ không được tính vào thời gian làm hàng, chẳng hạn như lũ lụt, mưa bão, gió to…
- Ngày làm việc (working days): Là những ngày theo quy định của những nước có cảng liên quan đến công việc xếp dỡ hàng hóa tính theo ngày làm việc chính thức. Với khái niệm này, tính chất làm việc sẽ chỉ tính theo ngày chứ xếp dỡ hàng hóa hay không thì không tính đến.
- Ngày làm việc trong 24 giờ có thời tiết tốt (weather working days of 24 hours): Tức là trong mỗi 24 giờ xếp hàng hoặc dỡ hàng hóa với điều kiện thời tiết tốt sẽ được tính tròn một ngày.
Trong vận tải quốc tế, hầu hết thời gian ngày sẽ được chọn là 24 giờ thời tiết tốt để ghi vào hợp đồng. Đồng thời, để tránh những rủi ro không đáng có, trong hợp đồng cần ghi rõ ngày lễ và chủ nhật thì có tiến hành làm hàng hay không. Các bên có thể quy định làm việc hoặc không làm việc trong ngày lễ và chủ nhật theo thỏa thuận vì tùy theo luật pháp của từng nước thì chủ nhật và ngày lễ đều không giống nhau.
Quy định xếp dỡ hàng hóa sẽ được áp dụng cho các loại hàng hóa rời và cho một máng tàu hoặc một đoàn tàu trong một ngày. Thời gian cho phép có thể tính chung cho cả xếp hàng và dỡ hàng rồi mới tính thưởng phạt sau hoặc có quy định riêng cho việc xếp dỡ hàng hóa theo các cảng khác nhau.
Do đó, trong hợp đồng, bạn cần lưu ý quy định cụ thể về thời gian tàu chưa vào cầu, tàu phải chờ ở bến đậu hay vào cảng, tàu chưa thực hiện xong thủ tục y tế, hải quan thì có được tính vào thời gian xếp dỡ hàng hóa hay không… Bên cạnh đó, các quy định và thỏa thuận cũng cần tính rõ thời gian xếp dỡ hàng hóa miễn trừ trong các điều kiện bất khả kháng như chiến tranh, đình công…
Xem thêm: Xe kinh doanh vận tải là gì?
Trong các hợp đồng vận tải, bạn cần quy định rõ thời gian hàng hóa đã chuẩn bị sẵn sàng để chuyển đi, các yếu tố khách quan trong thời gian quá cảnh hay các thủ tục hải quan, y tế khi vào cảng sẽ không được xét tới. Có rất nhiều yếu tố để xác định được sự sẵn sàng của hàng hóa gồm hàng hóa đã được đóng gói hay chưa, tính có sẵn của hàng hóa và tình trạng các chứng từ hàng hóa.
Cả người bán và người mua cần thỏa thuận rõ ràng về địa điểm mà hàng hóa được chuẩn bị sẵn sàng trong hợp đồng, có thể là kho hàng do người mua đã chỉ định hay đó cũng có thể là cơ sở sản xuất hàng hóa của người bán.
Chất lượng và số lượng của hàng hóa cần được người bán cung cấp đủ trong thời gian đặt hàng, danh sách đóng gói và hóa đơn để đảm bảo việc vận chuyển hàng hóa được hoàn thành đúng với thỏa thuận của hai bên.
Các hàng hóa cần đặc biệt được gói cẩn thận để giảm thiểu tình trạng hư hỏng hay rủi ro trong quá trình vận chuyển. Nếu trong trường hợp hàng hóa chưa được đóng gói đúng cách hay đúng yêu cầu, ảnh hưởng đến chất lượng hàng hóa hay gây nguy hại đến quá trình vận tải biển thì bên giao hàng hàng hóa có quyền yêu cầu các khoản chi phí phát sinh thêm để đóng gói lại hàng hóa hay có quyền từ chối hàng hóa đó.
Ngoài ra, các bao bì sử dụng để đóng gói và bảo quản hàng hóa cần phù hợp với đặc điểm theo từng loại hàng hóa cần vận chuyển. Trong vận tải quốc tế, một số loại bao bì được sử dụng phổ biến là thùng gỗ, thùng carton, thùng phuy, bao kiện hay pallet…
Trước khi hàng hóa sẵn sàng được bốc dỡ và gửi đi, lô hàng đó cần có đầy đủ những loại chứng từ cơ bản và cần thiết gồm có danh sách hàng hóa và hóa đơn thương mại. Các bên sẽ bổ sung thêm các giấy tờ khác tùy theo từng thị trường nhập khẩu hàng hóa. Khi tất cả các giấy tờ được chuẩn bị sẵn và đầy đủ trong quá trình xuất nhập khẩu, hàng hóa được xếp vào tình trạng sẵn sàng.
Ngoài ra, để quá trình vận tải được quản lý dễ dàng, thời gian làm hàng hóa được tính chính xác, doanh nghiệp nên sử dụng kèm theo phần mềm quản lý vận tải. Một trong những phần mềm vừa mắt nhưng nhận được đánh giá cao của rất nhiều khách hàng đó là phần mềm quản lý vận tải 365. Phần mềm giúp bạn quản lý quá trình vận tải hàng hóa dễ dàng, tăng được tính tin cậy với khách hàng, giảm thiểu sai sót trong quá trình vận chuyển, giúp doanh nghiệp tiết kiệm cả chi phí và thời gian.
Hy vọng qua bài viết này, bạn đã biết được Nor trong vận tải là gì cùng với những phương pháp tính thời gian Nor và yếu tố ảnh hưởng đến Nor. Doanh nghiệp nên quy định và trao đổi rõ ràng về cách tính thời gian để người bán và người mua không xảy ra tranh chấp hay nhầm lẫn nào. Bên cạnh đó, bạn cũng cần lưu tâm đến một số yếu tố trong sự sẵn sàng của hàng hóa để đảm bảo hàng hóa được quản lý một cách tốt nhất về mặt thời gian và đúng với thỏa thuận trong hợp đồng.
ETD là gì
Bạn đã từng nghe về thuật ngữ ETD nhưng không biết nó là gì trong lĩnh vực vận tải? Vậy thì hãy nhanh tay truy cập bài viết dưới đây để biết ETD là gì nhé!
Bạn đã từng nghe về thuật ngữ ETD nhưng không biết nó là gì trong lĩnh vực vận tải? Vậy thì hãy nhanh tay truy cập bài viết dưới đây để biết ETD là gì nhé!
Bài viết liên quan
Từ khóa liên quan
Chuyên mục