Tác giả: Vũ Bích Phượng
Peer pressure là gì? Làm thế nào để vượt qua hội chứng Peer pressure - hội chứng áp lực đồng trang lứa? Đây là một vấn đề nan giải và cấp thiết phải được xử lý, buộc những người đồng hành và chính bản thân mỗi cá nhân phải tìm ra giải pháp để có thể đánh bại Peer pressure, trả lại sự bình yên cho tâm hồn.
Cùng Bích Phượng làm rõ thuật ngữ Peer pressure qua bài viết phân tích dưới đây.
Peer pressure là một từ tiếng Anh được dịch nghĩa là áp lực bạn bè. Bám vào hai vế “áp lực - bạn bè” cho thấy đù ở độ tuổi nào nhưng những người cùng trang lứa với nhau có thể nhìn vào nhau, đưa ra những so sánh hơn kém với nhau và cảm thấy áp lực. Điều đó còn được gọi là áp lực đồng trang lứa.
Dưới tác động nghiêm trọng và quan trọng của Peer pressure cho nên đây không chỉ đơn thuần là một từ thông thường mà nó đóng vai trò là một thuật ngữ chuyên ngành thuộc lĩnh vực tâm lý học hay giáo dục.
Từ ngữ này biểu thị một cá nhân bị tác động vào tâm lý thông qua hành vi, ý kiến, tác phong hay chỉ cần là giá trị toát ra từ một đối tượng, tập thể khác, từ đó tạo ra gánh nặng tư tưởng cho cá nhân này. Không phải là hội chứng dành riêng cho một ai, Peer pressure là gì xảy ra với hầu hết mọi người nếu như không biết cách điều chỉnh suy nghĩ, tâm lý. Ai cũng có thể rơi vào hội chứng này dù là trẻ hay già. Tùy theo mức độ, hoàn cảnh sống mà có thể thoát ra được chóng hay muộn.
Đại đa số Peer pressure xảy ra với tuổi vị thành niên. Nhưng điều đó không có nghĩa là các đối tượng khác sẽ được “miễn nhiễm” với nó. Chỉ cần chúng ta ở trong mối quan hệ “đồng trang lứa” thì dù có là đồng nghiệp với nhau, chị em cùng nhau, những hội đồng niên, … vẫn có thể phải đối diện với chứng Peer pressure này.
Trên thực tế, một cuộc nghiên cứu đã cho thấy, có tới 6-7/10 người sẽ bị áp lực đồng trang lứa, xảy ra nhiều hơn cả ở môi trường học tập và công sở. Tỷ lệ trên có tới trên 50% số người phải gánh chịu, tỷ lệ quá cao này liệu có làm cho xã hội phải chịu những hệ quả nặng nề hay có khả năng mang tới lợi ích nào hay không.
Đi từ việc hiểu Peer pressure là gì, Phượng chắc chắn sẽ giúp cho bạn khám phá được đáp án của câu hỏi vừa nêu cũng như cập nhật thêm thông tin liên quan đến Peer pressure nhé.
Không phải là một là là rất nhiều nguyên nhân khiến cho con người bị cuốn vào hội chứng áp lực mang tên Peer pressure. Việc bắt được nguyên nhân giống như chúng ta bắt đúng bệnh thì mới cho đúng thuốc điều trị. Vì vậy, cùng Phượng “bắt bệnh” cho chính bản thân mình để biết được đâu là thứ khiến cho chúng ta phải mệt mỏi với sự áp lực đồng trang lứa đó. Có như thế mới thực sự dễ dàng vượt thoát, chế ngự và “tiêu diệt” nguồn cơn.
Đa phần lý do này tồn tại nhiều nhất ở đối tượng vị thành niên, chưa trưởng thành, chưa ổn định về cả tư duy lẫn nhân cách. Bởi thế mà rất dễ bị môi trường tác động, điều khiển cảm xúc, cách nhìn nhận vấn đề diễn ra xung quanh.
Bạn có thừa nhận rằng trong đời mỗi người, soi chiếu từ bạn mà ra sẽ có ít nhất một lần nghĩ về việc trốn học hoặc bỏ nhà đi bụi, thậm chí là tự cô lập bản thân hay cô lập một người bạn mà mình ghét. Đây chính là hành vi của một người chưa nhìn nhận thấy giá trị của chính mình, chẳng có đủ bình tĩnh, thấu đáo để nghĩ về hậu quả sẽ xảy ra.
Chỉ cần ai đó so sánh bạn với một người bạn khác của bạn thì rất dễ để bạn tự vấn, tự ti hoặc lập tức ghét người bạn đó. Đây đích thị là biểu hiện rất rõ ràng của chứng áp lực đối với đồng trang lứa.
Khi cảm thấy bản thân đơn độc, bạn sẽ có suy nghĩ gì? Cho Phượng biết đâu là lựa chọn của bạn trong hai lựa chọn sau đây: tự thu mình lại để tránh xa mọi người và khao khát hòa nhập?
Xét thấy, hai lựa chọn trên đại diện cho cách suy nghĩ tích cực hay bế tắc. Nhưng dù là chọn lựa nào thì cuối cùng đó vẫn là áp lực đồng trang lứa. Chỉ có điều sự áp lực đó khi biết cân bằng, biết tự làm chủ bản thân thì có thể thúc đẩy chúng ta vượt qua khỏi nỗi ám ảnh của nó để đạt được giá trị tích cực mà bản thân mong muốn.
Nói như vậy chắc hẳn bạn cũng nhận thấy rõ, đôi khi áp lực đồng trang lứa không hoàn toàn xấu. Nó có thể thúc đẩy chúng ta vượt qua những giới hạn nào đó một cách đầy bất ngờ. Cũng giống như việc chỉ cần có mong muốn được đẩy lên thành sự khao khát hòa nhập dù cho xã hội, bạn bè có cố tình đẩy bạn ra xa thì cũng sẽ mang đến cho bạn một quá trình biết cách tự điều chỉnh thái độ sống, cách tư duy, cảm xúc và hành vi sao cho phù hợp.
Mỗi môi trường riêng, trong thời kỳ khác nhau thì xã hội sẽ đem tới cho con người một quy chuẩn nhất định mà ở tại nơi đó, thời điểm đó chúng trở thành chuẩn mực, là thước đo chung cho mọi hành vi ứng xử. Do vậy, mọi thứ từ sâu bên trong tâm tư, cách nhận thức của bạn cần phải được toàn xã hội đồng ý, chấp nhận dựa trên thước đo chuẩn mực.
Rất dễ để điều này cũng tạo ra áp lực nghiêm trọng cho bạn khi mà thâm tâm bạn nảy sinh ra những quan điểm, cách nghĩ và lối sống riêng, không khớp với chuẩn mực xã hội. Nó tạo nên sự giằng xé trong chính tư tưởng, nội tâm của bạn và chẳng cần phải ai tác động, chính bạn sẽ phải dằn vặt rằng liệu nên sống theo bản năng của mình hay bắt buộc theo điều mà mình không muốn nhưng lại là sự quy chuẩn.
Ai cũng có thể rơi vào hoàn cảnh này, từ học sinh, trẻ vị thành niên chưa đủ chín chắn với cái tôi quá lớn, chưa biết cách dung hòa giữa bản thân và nhịp sống xã hội; đến những người đã lập gia đình, phải đối diện với những mâu thuẫn ngầm từ trong các mối quan hệ thân thuộc; …
Điều này rất dễ hiểu vì mạng xã hội như có một sức mạnh ma lực nào đó có thể xâm chiếm từ sâu tâm hồn con người và tạo sự ảnh hưởng bủa vây xung quanh cuộc sống của chúng ta. Có những điều tốt vì mang tới cơ hội học hỏi, nhìn xa trông rộng ở những tầm chúng ta không thể thực tế trải nghiệm nhưng mạng xã hội vẫn là một con dao hai lưỡi.
Ngày nào bạn cũng lướt facebook, đọc tin tức và biết được những người bạn của mình thậm chí là những đối tượng không quen biết nhưng cùng cùng lứa họ thành công, họ giàu có và ở một góc nào đó, bạn tự thấy buồn tủi, tự ti, so sánh chính mình với những người đó để rồi ôm theo cả gánh nặng tâm lý, sự áp lực. Chắc hẳn ai cũng có từ một lần tự hỏi bản thân “tại sao bằng tuổi người ta mà mình kém cỏi vậy”.
Đa số chúng ta nhận thấy các tác động tiêu cực của Peer pressure. Tuy nhiên khái niệm này không hoàn toàn chứa đựng những điều xấu. Tại sao lại như vậy?
Peer pressure chỉ xấu khi bản thân mỗi chúng ta không thể tự làm chủ cảm xúc của mình. Ngược lại, nó sẽ là động lực thúc đẩy ý chí vươn lên, vượt qua hoàn cảnh hiện tải, biến tự ti thành sự tự tin để sẵn sàng chinh phục mọi thử thách và giới hạn. Cứ như thế, bạn có thể ngày càng hoàn thiện hơn cũng chính nhờ hội chứng áp lực đồng trang lứa này. Tất nhiên, không phải ai cũng có thể làm chủ bản thân khi mà còn phải phụ thuộc vào môi trường, độ tuổi nhưng cũng chớ nên đầu hàng, hãy tìm cách, tìm giải pháp để giúp mình cân bằng lại và có đủ tỉnh táo để cân bằng cuộc sống tinh thần. Những cách dưới đây chính là gợi ý tốt nhất để bạn tìm trả lại cho tâm hồn mình sự bình yên, không áp lực, không ganh tị, không tự trách bản thân kém cỏi.
Đây là nhiệm vụ đầu tiên, vô cùng quan trọng để giúp cho bạn có thể giảm đi sự áp lực đồng trang lứa nếu chẳng may phải đối diện hoặc cũng có thể lường trước nguy cơ đó. Tất nhiên bất kể lúc nào thì bản thân cũng phải được trân trọng thì chúng ta mới có thể đưa cuộc sống của mình chạm tới giá trị tốt đẹp nhất.
Đừng cố mải mê nhìn nhận, so sánh với những thứ bên ngoài bạn, hãy chăm chút tỉ mỉ hơn cho tâm tư của chính mình, yêu chiều nó và coi trọng nó. Khám phá xem bản thân thích thứ gì để giúp nó thỏa mãn trong khả năng cho phép.
Luôn luôn ghi nhớ rằng, chúng ta chỉ có được cảm giác thoải mái thực sự, cảm xúc tiêu cực phải được “gột rửa” thật sạch khi chúng ta luôn cố gắng nhìn vào những điều tốt đẹp của bản thân, những điều mà bản thân xứng đáng được nhận lấy. Có như vậy thì mới thành công đánh bại Peer pressure.
Tin vào chính mình, hiểu rõ khả năng của mình thì mới dễ dàng kiểm soát và điều chỉnh hành vi hiệu quả, càng dễ hơn khi bỏ tất cả ngoài tai, ngoài tâm những thứ không đáng để nghe và để tâm. Lúc đó, ai cũng có thể tự do đưa ra đánh giá về bạn nhưng đối với bạn, họ chỉ là phù phiếm, là giá trị bên ngoài bạn không đáng bận lòng mà thôi.
Mục đích sống phải rõ ràng, nhìn về một con đường nào đó mà bản thân muốn chinh phục sẽ như một lưỡi dao sắc bén có thể cắt xẻ đi cảm xúc áp lực đồng trang lứa. Chỉ cần đặt ra nhu cầu mục tiêu là phải hạnh phúc hơn mỗi ngày, quan tâm và thường xuyên chủ động, kết nối với người thân yêu ruột già, những mối quan hệ tốt đẹp khác bên ngoài xã hội, bồi dưỡng một tâm hồn tích cực để hình thành lối sống lành mạnh hơn chính là tác dụng khi chúng ta có được mục đích sống sáng rõ.
Chính những điều này tạo ra cho chúng ta động lực để cố gắng đi theo điều tích cực mỗi ngày, không còn bận tâm tới điều làm ta mệt mỏi. Chẳng phải bận tâm “ngó ngàng” gì đến những áp lực xung quanh khi mà phía trước ta đã có con đường rất rõ để đi.
Sinh ra không ai giống ai vì thế từ vạch xuất phát cho tới con người, tính cách và điểm đến của mỗi người sẽ chẳng thể giống nhau. Vì thế, khả năng sâu xa bên trong chúng ta cũng vậy, luôn có một giới hạn nhất định.
Không nhất thiết bạn giỏi nấu ăn thì người khác cũng phải giỏi nấu ăn, hoặc người khác được ở trong một tòa lâu đài xa hoa lộng lẫy thì bạn cũng phải tự vấn rằng vì sao mình lại không được. Nếu chỉ nghĩ được như vậy, thực sự bạn đang tham lam muốn có tất cả những điều tốt đẹp nhất nhưng lại không hiểu rõ bản thân của mình có giới hạn nằm ở đâu. Vậy nên đừng cố so sánh chính mình với bất kỳ ai. Có thể trân trọng thành công, niềm vui và niềm hạnh phúc của người khác cũng là một cảm xúc tích cực mà thậm chí nó có có thể giúp cho bạn dễ dàng đạt được những điều gần giống với họ. Thay vì suốt ngày phải nhìn vào hạnh phúc của ai đó rồi than vãn sẽ chẳng có bất cứ tốt đẹp nào được mở ra trong tương lai. Vì rằng bạn có nghĩ tiêu cực như thế, chúng sẽ giết chết sự cố gắng của bạn và rồi bạn chỉ có thể chìm xuống càng sâu trong sự mỏi mệt thay vì vượt ra ánh sáng.
Hy vọng rằng với chia sẻ Peer pressure là gì, Phượng đã đem tới cho bạn những trải nghiệm tâm lý vô cùng hữu ích và quan trọng hơn hết, Phượng muốn gửi gắm niềm hy vọng của bản thân mình tới cho tất cả những ai đang phải đối diện với những giá trị tiêu cực trong cuộc sống sẽ có một niềm tin rằng: ngoài kia, những điều tốt đẹp còn rất nhiều, thậm chí nó vẫn luôn ở xung quanh bạn. Đừng vì một chút bóng tối mà chăng rèm, tắt điện tự nhốt mình ở hoài trong bóng tối. Bật dậy và chạy ra khỏi nhà cũng chính là chạy ra khỏi tâm lý lạc lối, bế tắc, sầu muộn mà đón lấy ánh nắng bình minh, tận hưởng cái lãng mạn của hoàng hôn, đón nhận những nụ cười từ đồng nghiệp và trở về ngôi nhà thân yêu, nơi có cha mẹ, có những đứa trẻ đáng yêu luôn ngóng chờ.
Nhìn chung, áp lực nào cũng có thể khắc chế, hiểu rõ Peer pressure là gì - áp lực đồng trang lứa lại càng dễ dàng được đẩy lùi đi nếu như chúng ta biết nhìn lại chính mình một cách sâu lắng hơn. Rất mong bạn đọc chia sẻ những câu chuyện, tâm tư đang gặp phải để Phượng được hiểu và đồng cảm với bạn nhiều hơn.
Thuật ngữ áp lực công việc trong tiếng Anh có nghĩa là gì?
Áp lực công việc tiếng Anh là gì? Tìm hiểu về vấn đề này sâu sắc hơn, cụ thể hơn thông qua bài viết dưới đây nhé.
Áp lực công việc tiếng Anh là gì
Áp lực công việc tiếng Anh là gì? Tìm hiểu về vấn đề này sâu sắc hơn, cụ thể hơn thông qua bài viết dưới đây nhé.
Bài viết liên quan
Từ khóa liên quan
Chuyên mục