Quay lại

Phó quản đốc là gì? Công việc này có những hấp dẫn nào?

Tác giả: Phương Anh Nguyễn

Bạn đã từng nghe đến công việc làm Phó Quản đốc chưa? Nếu chưa thì hãy cùng với Phương Anh đi tìm lời giải đá cho câu hỏi Phó Quản đốc là gì và công việc này có những đặc điểm gì nhé!

 
Việc làm Quản lý điều hành

1. Những thông tin cơ bản về nghề Phó quản đốc

Với mỗi ngành nghề nào thì việc cần thiết đầu tiên chính là phải hiểu được công việc đó cũng như bản chất của nó ra sao. Với ngành nghề Phó quản đốc cũng vậy.

1.1. Giải đáp cho câu hỏi Phó Quản đốc là gì?

Định nghĩa Phó quản đốc là gì?

Phó quản đốc có tên tiếng anh là Deputy Manager. Đây là công việc thường được tuyển dụng trong các công xưởng hiện nay. Phó quản đốc sẽ chịu sự quản lý của Quản đốc và cấp trên, nhưng sẽ thay họ để quản lý, điều hành các công việc trong xưởng sản xuất theo sự phân công của quản đốc. Chủ động triển khai các hoạt động, dự án, tích cực thực hiện và chịu trách nhiệm về kết quả của những hoạt động đó với quản đốc.

Phó quản đốc là nhà quản lý cấp trung, có nhiệm vụ ra các quyết định quản lý trong tầm hạn quản trị của mình và triển khai thực hiện các quyết định từ cấp trên trực tiếp. Vị trí quản lý này yêu cầu người đảm nhận phải có các kỹ năng cần thiết của nhà quản trị, trong đó ba nhóm kỹ năng chính là kỹ năng kỹ thuật, kỹ năng tư duy chiến lược và kỹ năng quan hệ con người, cụ thể hơn, người giữ vị trí phó quản đốc cần biết cách giải quyết xung đột, biết cách phát biểu trước cuộc họp, biết cách giảng giải, giao tiếp với nhân viên...

1.2. Phó Quản đốc có chức năng gì?

Chức năng của một PQĐ là gì?

- Phó Quản đốc sẽ là người chịu trách nhiệm quản lý điều hành các hoạt động sản xuất tại công ty, đồng thời cũng là người chịu trách nhiệm với những hoạt động đó. Bên cạnh đó là đảm bảo cho xưởng sản xuất theo đúng quy trình và tiến độ.

- Thực hiện việc tổ chức, phân công công việc với từng nhóm công nhân trong xưởng, đồng thời thực hiện việc chỉ đạo công nhân thực hiện theo đúng quy trình vệ sinh và đảm bảo an toàn, phòng chống cháy nổ,...

- Chịu trách nhiệm giám sát, phát hiện và có những xử lý kịp thời về vấn đề con người, máy móc bất ngờ xảy ra trong các ca làm việc. Qua đó, vẫn đảm bảo được tiến độ cũng như yêu cầu của công việc.

Có thể nói, Phó quản đốc là vị trí, công việc không thể thiếu đối với các công xưởng của các doanh nghiệp hiện nay. Bởi vị trí này sẽ thay Quản đốc trong việc quản lý công việc và con người trong xưởng. Có nhiệm vụ theo sát và luôn có sự sát sao trong công việc. Đồng thời đây cũng là vị trí quản lý có sự thấu hiểu. gần gũi đối với nhân viên nhất. Nhờ đó, có khả năng thúc đẩy tinh thần làm việc của họ, tạo một văn hóa doanh nghiệp tốt đồng thời làm tăng năng suất lao động lên rất nhiều.

1.3. Mục tiêu công việc của Phó Quản đốc

PQĐ có mục tiêu ra sao?

Đối với Phó Quản đốc là người chịu trách nhiệm công việc phụ Quản đốc, nên cũng có những mục tiêu cụ thể trong công việc cho mình.

- Số lượng công việc, chất lượng, năng suất và tiến độ công việc đều được hoàn thành theo như kế hoạch đã đề ra.

- Quy trình vệ sinh an toàn thực phẩm phòng cháy chữa cháy được nhân viên và công nhân nghiêm túc thực hiện

- Những sự cố ở công xưởng như vấn đề về máy móc, thiết bị, nhân công khi xảy ra đều được phát hiện kịp thời và có cách giải quyết phù hợp ngay sau đó.

- Các nhân viên và công nhân trong công xưởng đều được hỗ trợ, giúp đỡ kịp thời, làm gắn kết mối quan hệ giữa các cấp trong công ty. Giúp họ có thể yên tâm làm việc và đạt được năng suất cao.

Tìm việc nhanh

2. Nhiệm vụ của Phó quản đốc xưởng

Nhiệm vụ cơ bản của PQĐ

Phó Quản đốc xưởng sẽ có những nhiệm vụ của riêng mình.

- Thay mặt Quản đốc, chịu trách nhiệm mọi hoạt động trong xưởng sản xuất

- Chịu trách nhiệm thực hiện các kế hoạch sản xuất, đồng thời đảm bảo được năng suất và tiến độ làm việc

- Chịu trách nhiệm thực hiện hướng dẫn và giám sát toàn bộ công nhân trong xưởng thực hiện theo đúng quy trình, quy định, nội quy đã đặt ra của xưởng.

- Trực tiếp quản lý, toàn bộ máy móc, thiết bị vật tư thành phẩm, kho bãi và hàng hóa.

- Luôn sát sao, kiểm tra, và thúc đẩy công việc sản xuất đúng theo yêu cầu kế hoạch và theo đúng quy trình nhất định cũng như đảm bảo về số lượng và chất lượng.

- Chịu trách nhiệm giám sát, kiểm tra, phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp liên quan đến máy móc và thiết bị cũng như nguồn nhân lực trong xưởng sản xuất hiện nay.

- Đảm bảo tạo ra một môi trường làm việc chuyên nghiệp, an toàn lao động và vệ sinh cũng như phòng chống cháy nổ tại xưởng.

- Chịu trách nhiệm xây dựng và duy trì các mối quan hệ gắn kết giữa công nhân với nhau và công nhân với các cấp trên và các bộ phận khác nhằm tạo ra một mạng lưới đoàn kết và bền chặt hơn.

Quản lý toàn bộ máy móc và nhân lực

- Phối hợp với các bộ phận liên quan chịu trách nhiệm đào tạo, nâng cao tay nghề của công nhân cũng như kiểm tra định kỳ chất lượng của nguồn lao động trong xưởng.

- Tuân thủ, thực hiện các nhiệm vụ, công việc khác theo sự phân công của cấp trên.

Trên đây là những nhiệm vụ cơ bản của phó quản đốc trong các công xưởng sản xuất. Dựa trên tình hình thực tế, có thể thấy phó quản đốc sẽ người thay Quản đốc cũng như là một nhân viên của Quản đốc. Phó Quản đốc sẽ có những nhiệm vụ của mình gần tương tự như với Quản đốc. Tuy nhiên, nhiệm vụ của họ sẽ là thay mặt Quản đốc để điều hành, chịu trách nhiệm cũng như quản lý các vấn đề khi không có mặt của Quản đốc.

Nói cách khác, Phó Quản đốc được coi như một cánh tay phải đắc lực của Quản đốc. Cánh tay này chịu trách nhiệm làm các công việc quan trọng, chủ yếu trong hệ thống các nhiệm vụ của Quản đốc. Nhờ có Phó Quản đốc mà khối lượng công việc của Quản đốc có thể nhẹ nhàng hơn rất nhiều. Đặc biệt là khi có Phó Quản đốc, Quản đốc sẽ có thể dành nhiều thời gian hơn cho việc tìm tòi, đề xuất các ý kiến phát triển mới cho công xưởng. Hoặc cũng thông qua đó để cố gắng nâng cao được chất lượng làm việc của công nhân, từ đó tạo ra một môi trường làm việc tốt hơn, đạt năng suất cao hơn.

Làm việc trong doanh nghiệp sản xuất, chính vì vậy, người giữ vị trí Phó quản đốc phải hiểu rõ phương pháp quản lý công nghiệp và các quy trình hoạt động phân xưởng như quy trình mua sắm purchasing, quy trình dây chuyền sản xuất...

Tìm việc làm quản đốc

3. Những công việc chính của một Phó Quản đốc

Bảng phân công công việc của PQĐ

Một Phó Quản đốc ngoài những nhiệm vụ cơ bản sẽ có những công việc cụ thể của mình tại công xưởng.

3.1. Triển khai thực hiện công việc theo sự phân công của Quản đốc xưởng

Ở đây, các công việc cụ thể mà các Phó Quản đốc sẽ phải thực thi chính là:

- Hỗ trợ, tham mưu cho Quản đốc xưởng điều hành công xưởng, xây dựng kế hoạch sản xuất theo từng tháng, quý để trình lên cấp trên phê duyệt. Đồng thời, Phó Quản đốc sẽ chịu trách nhiệm thực hiện theo như kế hoạch đã được đề ra và thông qua.

- Giúp đỡ, hỗ trợ quản đốc thúc đẩy các nhóm sản xuất làm việc theo đúng tiến độ đã đề ra

- Giám sát, theo dõi các hoạt động sản xuất hàng ngày để từ đó có cơ sở đánh giá, phân tích chất lượng sản xuất

- Chịu trách nhiệm thông báo kịp thời cho Quản đốc những vấn đề phát sinh như máy móc, nhân lực, năng suất công việc,...

3.2. Trực tiếp tham gia điều hành, quản lý công việc sản xuất tại xưởng

Trực tiếp tham gia chỉ đạo các hoạt động

- Thực hiện, triển khai các công tác hoạt động tại xưởng dưới sự giám sát, quản lý của Quản đốc

- Có trách nhiệm trong việc quản lý nhân sự và dây chuyền sản xuất tại xưởng

- Thực hiện kiểm tra, kiểm soát các quy trình sản xuất cũng như năng suất và chất lượng hiệu quả công việc

- Xây dựng, hướng dẫn việc thực hiện các quy trình sản xuất đối với các nhân viên để tránh những sai sót không đáng có

- Thường xuyên kiểm tra máy móc, công cụ sản xuất chắc chắn đảm bảo rằng mọi thứ đang ổn định và đúng theo quy trình.

- Nhìn nhận, đánh giá những sự không phù hợp trong dây chuyền sản xuất nhằm tìm ra nguyên nhân và giải pháp khắc phục hậu quả.

Tìm việc làm quản đốc xưởng gỗ

3.3. Chịu trách nhiệm quản lý, đào tạo nhân sự

Luôn quan tâm, chăm sóc đời sống nhân viên

- Có trách nhiệm hướng dẫn, phân công công việc cho các nhân viên trong xưởng

- Đào tạo, hướng dẫn các công nhân, nhân viên thao tác và chấp hành đúng nội quy, quy định của công xưởng

- Xây dựng quy trình chuẩn trong công tác đào tạo và huấn luyện nhân viên

- Có ý kiến tham mưu với Quản đốc trong việc xét duyệt tay nghề cũng như khen thưởng với các công nhân trong công xưởng

- Theo dõi và đôn đốc các nhân viên cố gắng hoàn thành nhiệm vụ và sắp xếp gọn gàng nơi làm việc của mình. Tạo một không gian thoáng đãng, sạch sẽ, hợp vệ sinh.

- Thường xuyên quan tâm, chăm sóc tới đời sống tinh thần và vật chất của nhân viên cũng như công nhân trong công xưởng.

3.4. Các công việc khác

Một vài công việc khác

- Nếu Quản đốc vắng mặt và có việc bận thì Phó Quản đốc có thể thay mặt để chủ trì cuộc họp giao ban

- Giải quyết các phát sinh có thể xảy ra theo lệnh của Quản đốc khi cấp trên vắng mặt

- Xây dựng và đề ra nội quy, quy chế trong xưởng sản xuất

- Báo cáo công việc hàng tuần hàng tháng với Quản đốc và cấp trên có sự liên quan.

- Chấp hành, thực hiện các công việc khác theo mệnh lệnh của Quản đốc và cấp trên.

4. Phó Quản đốc có mức thu nhập ra sao?

Thu nhập của một PQĐ như thế nào?

Mức lương chính là yếu tố có khả năng quyết định việc có nên ứng tuyển vào vị trí làm việc ở công ty, doanh nghiệp này hay không.Theo như điều tra, thì một Phó Quản đốc có thể nhận mức lương trong khoảng từ 10 - 15 triệu đồng. Mức thu nhập này có thể cao hơn nếu bạn là người có kinh nghiệm làm trong lĩnh vực này và đạt được những kết quả nhất định.

Có thể nói, mặc dù Phó Quản đốc không phải là chức vụ quá cao, nhưng lại có vai trò quan trọng và thiết yếu đối với mỗi công xưởng của các công ty, doanh nghiệp hiện nay. Nếu không có “cánh tay phải” này thì các Quản đốc sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc quản lý cũng như duy trì hoạt động sản xuất tại công xưởng.

Mong rằng, bài viết này đã giúp các bạn hình dung rõ hơn về Phó Quản đốc là gì cũng như công việc của một Phó quản đốc. Thông qua đó, các bạn có thể thu nạp thêm kiến thức về một công việc cho mình để có được sự định hướng cũng như lựa chọn công việc đúng đắn trong tương lai.

Việc làm quản lý điều hành tại Hà Nội

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV- Tâm sự Nghề nghiệp- Cẩm Nang Tìm Việc- Kỹ Năng Tuyển Dụng- Cẩm nang khởi nghiệp- Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm- Kỹ năng ứng xử văn phòng- Quyền lợi người lao động- Bí quyết đào tạo nhân lực- Bí quyết lãnh đạo- Bí quyết làm việc hiệu quả- Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép- Bí quyết viết thư xin thôi việc- Cách viết đơn xin việc- Bí quyết thành công trong công việc- Bí quyết tăng lương- Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên- Kỹ năng đàm phán lương- Kỹ năng phỏng vấn- Kỹ năng quản trị doanh nghiệp- Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội- Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng- Mẹo viết hồ sơ xin việc- Mẹo viết thư xin việc- Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng- Định hướng nghề nghiệp- Top việc làm hấp dẫn- Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông- Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng- Tư vấn việc làm ngành Báo chí- Tư vấn tìm việc làm thêm- Tư vấn việc làm ngành Bất động sản- Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin- Tư vấn việc làm ngành Du lịch- Tư vấn việc làm ngành Kế toán- Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật- Tư vấn việc làm ngành Sư phạm- Tư vấn việc làm ngành Luật- Tư vấn việc làm thẩm định- Tư vấn việc làm vị trí Content- Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn- Tư vấn việc làm quản lý- Kỹ năng văn phòng- Nghề truyền thống- Các vấn đề về lương- Tư vấn tìm việc làm thời vụ- Cách viết Sơ yếu lý lịch- Cách gửi hồ sơ xin việc- Biểu mẫu phục vụ công việc- Tin tức tổng hợp- Ý tưởng kinh doanh- Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing- Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương- Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh- Mẹo viết Thư cảm ơn- Góc Công Sở- Câu chuyện nghề nghiệp- Hoạt động đoàn thể- Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch- Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự- Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics- Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng- Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng- Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật- Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe- Quản trị nhân lực - Quản trị sản xuất- Cẩm nang kinh doanh- Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất- Mô tả công việc ngành Kinh doanh- Mô tả công việc ngành Bán hàng- Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng- Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng- Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán- Mô tả công việc ngành Marketing - PR- Mô tả công việc ngành Nhân sự- Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin- Mô tả công việc ngành Sản xuất- Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải- Mô tả công việc Kho vận - Vật tư- Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics- Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn- Mô tả công việc ngành Hàng không- Mô tả công việc ngành Xây dựng- Mô tả công việc ngành Y tế - Dược- Mô tả công việc Lao động phổ thông- Mô tả công việc ngành Kỹ thuật- Mô tả công việc Nhà nghiên cứu- Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo- Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính- Mô tả công việc Biên - Phiên dịch- Mô tả công việc ngành Thiết kế- Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình- Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh- Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực- Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo- Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern- Mô tả công việc ngành Freelancer- Mô tả công việc Công chức - Viên chức- Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý- Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng - Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận- Hồ sơ doanh nhân- Việc làm theo phường- Danh sách các hoàng đế nổi tiếng- Tài liệu gia sư- Vĩ Nhân Thời Xưa- Chấm Công- Danh mục văn thư lưu trữ- Tài Sản Doanh Nghiệp- KPI Năng Lực- Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp- Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng- Quản Lý Công Việc Nhân Viên- Chuyển văn bản thành giọng nói- Giới Thiệu App Phiên Dịch- Quản Lý Kênh Phân Phối- Đánh giá nhân viên- Quản lý ngành xây dựng- Hóa đơn doanh nghiệp- Quản Lý Vận Tải- Kinh nghiệm Quản lý mua hàng- Danh thiếp cá nhân- Quản Lý Trường Học- Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng- Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính- Kinh nghiệm Quản lý kho hàng- Quản Lý Gara Ô Tô-