Quay lại

PSD là gì? Giải đáp một số thắc mắc liên quan đến file PSD!

Tác giả: Đào Thanh Hồng

PSD là gì? Dường như là thuật ngữ đang được sử dụng khá nhiều trong thời gian gần đây, nhất là khi nhu cầu chỉnh sửa ảnh cũng đang ngày càng lớn. Đó cũng là một trong những lý do mà nhiều bạn đang cảm thấy rất tò mò về thuật ngữ này cũng với những thông tin liên quan đến PSD. Để cung cấp đến bạn đọc một bài viết hữu ích thì Thanh Hồng đã tổng hợp lại các kinh nghiệm được chia sẻ bởi chuyên gia về PSD nghĩa là gì? Và 7 cách mở file PSD nhanh chóng, hiệu quả mà không cần Photoshop. Vậy nên các bạn đừng bỏ lỡ thông tin nào của bài viết nhé!

Việc làm Thiết kế - Mỹ thuật

1. Định nghĩa PSD là gì?

PSD hay còn được gọi với tên đầy đủ là Power Spectral Density, là một định dạng Photoshop Document, tuy nhiên thì khi nhu cầu sử dụng phần mềm chỉnh sửa ảnh ngày càng nhiều nên cũng nhiều phần mềm hỗ trợ định dạng file này. Nên có thể nói đây là là một tệp hình ảnh đang được sử dụng khá phổ biến và rộng rãi.

Định nghĩa PSD là gì?

Hay nói một cách dễ hiểu thì PSD là định dạng mặc định mà Photoshop có thể sử dụng để lưu trữ dữ liệu, cho phép người dùng có thể sử dụng cũng như làm việc với các dữ liệu riêng biệt của hình ảnh tệp đó đã được lưu. Tuy nhiên đối với một hình ảnh hoàn chỉnh thì Phần mềm Photoshop cho phép người dùng làm phẳng bằng cách chuyển đổi hình ảnh phẳng thành các định dạng khác để có thể chia sẻ (.JPG, .GIF, .TIFF). Tuy nhiên, khi các bạn sử dụng làm phẳng bằng cách chuyển đổi thì không thể chuyển lại thành PSD được. Vậy nên các chuyên gia đưa ra lời khuyên là nên luôn lưu tệp .PSD và tránh ghi đè khi chuyển đổi.

Xem thêm: Học thiết kế đồ họa ra làm gì?

2. Giải đáp một số thắc mắc liên quan đến file PSD

Nếu là một chuyên gia kiếm tiền nhờ vào việc sử dụng phần mềm photoshop thì có thể đã biết được phần nào về cách sử dụng cũng như thông tin khác liên quan đến PSD là gì? Tuy nhiên chưa chắc mọi thông tin được chia sẻ dưới đây bạn đã biết.

2.1. Sử dụng File .PSD như thế nào?

Khi các bạn đang tham khảo nội dung về PSD thì chắc hẳn bạn cũng đang quan tâm đến cách sử dụng của file này rồi. Tuy nhiên để đảm bảo được rằng mình thực hiện được chuẩn xác mà không mắc lỗi thì bạn nên thực hiện theo một trong những bước sau:

Bước 1: Download một file .PSD về, mở ứng dụng/ phần mềm đồ họa hỗ trợ file .PSD (Photoshop) >> chọn Open hoặc ấn đồng thời tổ hợp phím Ctrl + O  >> chọn file có đuôi .psd vừa download về máy >> mở lên.

Bước 2: Khi file .PSD được mở lên thì một khung chứa các Layers để tạo thành hình ảnh đó và một khung hình ảnh hoàn chỉnh sẽ hiện thị trên màn hình.

Bước 3: Tìm hiểu xem hình ảnh nào trong bức ảnh đó tương ứng với mỗi Layer nào, để thuận tiện và nhanh chóng nhất thì các bạn có thể tích vào icon con mắt trước mỗi Layer xem trước rồi mới chỉnh sửa trên File .PSD đó.

Bước 4: Để chỉnh sửa viết thêm văn bản, chọn Layer có chữ T phía trước >> chọn công cụ Text/ phím tắt là T >> di chuột vào vùng chữ trên ảnh >> lưu ảnh lại dưới dạng .jpeg/ .png để sử dụng.

Sử dụng File .PSD như thế nào?

2.2. Cắt file PDS ra Html và Css bằng cách nào?

Bước 1: Xác định các phần cần cắt (phần mà html và css không thực hiện được).

Bước 2: Sử dụng Slice tool trong photoshop có phím tắt là C, để cắt cái icon ra >> chọn vùng chọn >> căn chỉnh cho khớp, đồng nhất. Hoặc phím Alt đồng thời lăn chuột tùy chỉnh kích cỡ to hơn để nhìn dễ.

Bước 3: Kích đúp chuột phần đã chọn >> Chọn tên muốn lưu trong Name.

Bước 4: Trong phần layer, các bạn kích chuột vào hình con mắt đến khi nào không thấy nó nữa. Ấn phím alt + kích chuột trái để ẩn phần còn lại.

Bước 5: Sau đó Save for web hoặc Ấn tổ hợp phím Alt Ctrl Shift S để bắt đầu thao tác lưu.

Bước 6: Tùy chỉnh và chọn save, đối với ảnh thì có thể lưu đưới dạng định dạng jpg/ png… >> chọn save. Vậy là các bạn đã hoàn thành thử thách này rồi.

2.3. Cách Chuyển Đổi PSD Sang Theme WordPress

Theme WordPress, các bạn có thể hình dung nó tương tự như theme/ hình nền trên điện thoại, chỉ khác mỗi điều WordPress đáp ứng những hình ảnh cơ bản cho website/ blog chứ không phải điện thoại.

Bước 1: Cắt File PSD (chia thành các file hình ảnh riêng để lưu lại được dưới dạng nhiều file thiết kế riêng biệt) bằng phần mềm/ ứng dụng đồ họa hỗ trợ file .PSD (Photoshop). (Đã chia sẻ hướng dẫn chi tiết ở trên).

Tìm kiếm các thành phần này trước tiên: Background; Header và separator; Footer và các thành phần khác.

Bước 2: Tạo Index.Html Và Style.Css: Tạo mẫu HTML và CSS tĩnh từ thiết kế PSD >> đặt tên file là index.html và Style.css.

Bước 3: Chia Index.Html thành File Theme WordPress >> Thêm Các Thẻ bằng cách nhập các hàm có sẵn được WordPress cung cấp >> Cuối cùng là thêm Các Hàm hoặc thêm các ngôn ngữ lập trình để tùy biến theme WordPress nhanh chóng hơn.

Tuyển nhân viên Photoshop

Cách Chuyển Đổi PSD Sang Theme WordPress

2.4. File PSD chuyển sang PNG, BMP, JPG, hoặc GIF được không?

Để phục vụ cho việc có đăng online, gửi mail, trình chiếu thì sau khi đã hoàn tất chỉnh sửa, thì các bạn nên lưu file PSd thành JPG, PNG, BMP hoặc GIF. Theo các bước như sau: “Vào File >> chọn Save as => chọn định dạng muốn lưu”.

Nếu bạn dùng Photopea thì thực hiện thao tác: Chọn file >> Chọn Export as rồi lựa chọn PNG, JPEG, WEBP, SVG, GIF,… theo mong muốn.

2.5. Làm sao để biến File AI sang PSD?

Để chuyển File AI trong phần mềm Adobe illustrator (một sản phẩm của hãng Adobe) sang File PSD cũng có một số công cụ trực tuyến giúp bạn nhưng chỉ giúp trả về một Layer chung, vậy nên hãy bỏ túi cách chuyển File AI sang PSD cực đơn giản theo các bước sau:

- Bước 1: Vào Illustrator  >> Chọn menu File > Export.

- Bước 2: Tiếp theo trong Save as type, chọn Photoshop (*.PSD) sau đó chỉnh sửa các thông số (độ phân giải, mode màu…).

- Bước 3: Ở mục Options,

Chọn Flat Image để hợp nhất tất cả Layer lại.

Chọn Write Layer để giữ nguyên Layer một cách tối.

Làm sao để biến File AI sang PSD?

Xem thêm: Adobe XD là gì?

3. Bỏ túi ngay Bảy cách mở file PSD nhanh chóng, hiệu quả mà không cần Photoshop!

3.1. GIMP

Có thể nói đây sẽ là lựa chọn đầu tiên mà tôi muốn gợi ý đến bạn, bởi nó miễn phí và tính năng hỗ trợ PSD được tích hợp mà còn có sẵn trên hệ thống Windows, Mac và Linux, vì vậy bạn cũng chả mất gì nếu thử trải nghiệm với cách này.

Bước 1: Vào chọn File > > Open hoặc đồng thời chọn tổ hợp phím Ctrl + O

Bước 2: Lựa chọn đúng file PSD đang cần mở.

Bước 3: Chọn Open.

Bên cạnh đó, một số layer không thể đọc được với GIMP, nên phải chuyển đổi thành pixel. Và dễ gặp phải rủi ro là hỏng file nếu bạn sử dụng Photoshop định mở nó trở lại. Khá là nhanh gọn và dễ thực hiện đúng không các bạn!

Việc làm Thiết kế - Mỹ thuật tại Hồ Chí Minh

3.2. Paint.NET

Microsoft Paint là một trong những công cụ vô cùng thông minh, giúp người dùng có thể thực hiện được nhiều thao tác trên đó mà không quá cồng kềnh hoặc đáng sợ. Nói chung là phổ thông, không nhất thiết thông thạo công nghệ thông tin mà chỉ cần hiểu PSD là gì? Nhưng để hữu ích hơn thì bạn có thể cài đặt thêm Plugin PSD.

Bước 1: Tải Miễn phí plugin PSD về máy.

Bước 2: File ZIP cần được trích xuất nội dung >> Sao chép file PhotoShop.dll >> Điều hướng đến thư mục cài đặt Paint.NET >> Dán file PhotoShop.dll vào thư mục con FileTypes.

Bước 3: Sau khi thực hiện các bước trên là bạn đã có thể Khởi chạy Paint.NET rồi.

Ngoài ra cũng có một vài lưu ý với bạn rằng Paint.NET xử lý các layer PSD rất tốt, nhưng Paint.NET không hỗ trợ tất cả các tính năng của Photoshop nên đôi khi bạn vẫn có thể mắc phải lỗi.

 Cách mở file PSD nhanh chóng

3.3. Photopea Online Editor

Có thể nói các bước tiến hành trong Photopea cũng không khác gì nhiều so với  Photoshop hay GIMP, tuy nhiên để chắc chắn rằng bạn thực hiện được chính xác thì vẫn nên biết được các bước nên thực hiện như sau:

Bước 1: Vào phần File >> Open hoặc tổ hợp phím Ctrl + O.

Bước 3: Xác định trước file PSD sẽ chọn để kích vào.

Bước 4: Nhấn Open để mở PSD.

Lợi thế của Photopea có thể đọc từng layer riêng lẻ, mà bạn có thể chỉnh sửa PSD của mình mà không mất bất kỳ chi phí nào hay nơi đâu cùng chiếc laptop/ máy tính.

3.4. XnView

Nổi tiếng là trình tạo ảnh miễn phí, cho phép người dùng xử lý bằng các công cụ chỉnh sửa (hiệu ứng, bảng màu, bộ lọc, xoay) như hình ảnh cơ bản, thậm chí các bạn còn có thể sắp xếp các bộ sưu tập ảnh. Đồng thời XnView còn có thể xuất sang hơn 70 định dạng, và đọc hơn 500 định dạng.

Bước 1: Vào chọn File > > Open hoặc đồng thời chọn tổ hợp phím Ctrl + O

Bước 2: Lựa chọn đúng file PSD đang cần mở.

Bước 3: Chọn Open để mở thành công.

Khi tải xuống, bạn có thể chọn: Minimal – tối thiểu, Standard – tiêu chuẩn, và Extended – mở rộng. Như vậy các bạn không cần thêm tiện ích, plugin nhưng vẫn có thể mở được PSD một cách dễ dàng.

Bài viết tham khảo: Thiết kế 2D là gì?

Việc làm Thiết kế - Mỹ thuật tại Hà Nội

 Cách mở file PSD nhanh chóng/ Photopea Online Editor

3.5. IrfanView

Mục đích sử dụng là để xem ảnh hoặc chuyển đổi hình ảnh, và không hỗ trợ nhiều định dạng như XnView (đã giới thiệu ở phần trên), nhưng nó hỗ trợ các định dạng phổ biến. Có thể bạn vẫn chưa biết đến cách mở PSD là như thế nào đúng không?

Bước 1: Vào phần File >> tổ hợp phím Ctrl + O hoặc Open.

Bước 3: Xác định trước file PSD sẽ chọn để kích vào.

Bước 4: Nhấn Open để mở PSD, hoặc kích đúp vào file đó.

Vậy là bạn đã thành công với cách mở này rồi.

3.6. Google Drive

Google Drive là một trong những ứng dụng online vô cùng hữu ích đối với người dùng và thật lạ khi biết chúng có thể làm trình xem file, và bạn không biết đâu, nó được sử dụng cũng như hoạt động khá tốt. Để trải nghiệm được điều này thì các bạn tham khảo một số bước sau nhé:

Bước 1: Truy cập vào internet để vào trang Google Drive.

Bước 2: Vào mục My Drive >> chọn Upload files…

Bước 3: Nhấn tổ hợp phím Ctrl + o hoặc chọn open để mở file

Bước 4: Nhấp đúp vào file đã chọn hoặc ấn vào Open.

Cũng không hề phức tạp đúng không? Các bạn nên thử ngay nhé để thành thục hơn với các thao tác.

​  Cách mở file PSD hiệu quả

3.7. Go2Convert

Không giống như một số công cụ khác, các bạn có thể hiểu đơn giản mục đọc sử dụng nó là chuyển đổi các file PSD thành các định dạng PNG và JPG.

Bước 1: Nhấp vào Select File hiển thị trên màn hình.

Bước 2: Điều hướng và chọn file PSD mà bạn đang muốn mở.

Bước 3: Nhấp đúp vào file đó hoặ Nhấp vào Open.

Bước 4: Lựa chọn Upload Now. Lúc này hàng tá định dạng hiển thị và bạn có thể thay đổi kích thước ảnh hoặc định dạng nén để thuận tiện cho việc sử dụng của mình.

Việc làm nhanh

Trên đây là những chia sẻ về PSD là gì? Hy vọng đã giúp bạn có thêm kiến thức cũng như kỹ năng về PSD để làm việc hiệu quả hơn! 

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV- Tâm sự Nghề nghiệp- Cẩm Nang Tìm Việc- Kỹ Năng Tuyển Dụng- Cẩm nang khởi nghiệp- Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm- Kỹ năng ứng xử văn phòng- Quyền lợi người lao động- Bí quyết đào tạo nhân lực- Bí quyết lãnh đạo- Bí quyết làm việc hiệu quả- Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép- Bí quyết viết thư xin thôi việc- Cách viết đơn xin việc- Bí quyết thành công trong công việc- Bí quyết tăng lương- Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên- Kỹ năng đàm phán lương- Kỹ năng phỏng vấn- Kỹ năng quản trị doanh nghiệp- Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội- Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng- Mẹo viết hồ sơ xin việc- Mẹo viết thư xin việc- Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng- Định hướng nghề nghiệp- Top việc làm hấp dẫn- Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông- Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng- Tư vấn việc làm ngành Báo chí- Tư vấn tìm việc làm thêm- Tư vấn việc làm ngành Bất động sản- Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin- Tư vấn việc làm ngành Du lịch- Tư vấn việc làm ngành Kế toán- Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật- Tư vấn việc làm ngành Sư phạm- Tư vấn việc làm ngành Luật- Tư vấn việc làm thẩm định- Tư vấn việc làm vị trí Content- Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn- Tư vấn việc làm quản lý- Kỹ năng văn phòng- Nghề truyền thống- Các vấn đề về lương- Tư vấn tìm việc làm thời vụ- Cách viết Sơ yếu lý lịch- Cách gửi hồ sơ xin việc- Biểu mẫu phục vụ công việc- Tin tức tổng hợp- Ý tưởng kinh doanh- Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing- Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương- Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh- Mẹo viết Thư cảm ơn- Góc Công Sở- Câu chuyện nghề nghiệp- Hoạt động đoàn thể- Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch- Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự- Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics- Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng- Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng- Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật- Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe- Quản trị nhân lực - Quản trị sản xuất- Cẩm nang kinh doanh- Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất- Mô tả công việc ngành Kinh doanh- Mô tả công việc ngành Bán hàng- Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng- Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng- Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán- Mô tả công việc ngành Marketing - PR- Mô tả công việc ngành Nhân sự- Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin- Mô tả công việc ngành Sản xuất- Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải- Mô tả công việc Kho vận - Vật tư- Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics- Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn- Mô tả công việc ngành Hàng không- Mô tả công việc ngành Xây dựng- Mô tả công việc ngành Y tế - Dược- Mô tả công việc Lao động phổ thông- Mô tả công việc ngành Kỹ thuật- Mô tả công việc Nhà nghiên cứu- Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo- Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính- Mô tả công việc Biên - Phiên dịch- Mô tả công việc ngành Thiết kế- Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình- Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh- Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực- Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo- Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern- Mô tả công việc ngành Freelancer- Mô tả công việc Công chức - Viên chức- Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý- Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng - Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận- Hồ sơ doanh nhân- Việc làm theo phường- Danh sách các hoàng đế nổi tiếng- Tài liệu gia sư- Vĩ Nhân Thời Xưa- Chấm Công- Danh mục văn thư lưu trữ- Tài Sản Doanh Nghiệp- KPI Năng Lực- Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp- Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng- Quản Lý Công Việc Nhân Viên- Chuyển văn bản thành giọng nói- Giới Thiệu App Phiên Dịch- Quản Lý Kênh Phân Phối- Đánh giá nhân viên- Quản lý ngành xây dựng- Hóa đơn doanh nghiệp- Quản Lý Vận Tải- Kinh nghiệm Quản lý mua hàng- Danh thiếp cá nhân- Quản Lý Trường Học- Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng- Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính- Kinh nghiệm Quản lý kho hàng- Quản Lý Gara Ô Tô-