Quay lại

[Cơ hội] PTE là gì? Những thông tin quan trọng dành cho bạn

Tác giả: Hồng Nhung Nguyễn

Với những bạn có niềm yêu thích với Tiếng Anh nói riêng cũng như học chuyên ban D nói chung hầu như đã có những thông tin và tìm hiểu nhiều về các chứng chỉ Tiếng Anh thông dụng và được ưa chuộng nhất hiện nay như chứng chỉ IELTS, TOEIC, TOEFL. Theo lẽ dĩ nhiên, mục tiêu của các bạn sẽ là chinh phục số điểm cao của những chứng chỉ kể trên. Vậy nếu như bạn không những chỉ muốn chứng minh năng lực nói Tiếng Anh và thành thạo ngôn ngữ này bằng những chứng chỉ trên mà bạn còn muốn có cơ hội đi du học tại các nước phương Tây thì sao? Đó là lúc bạn cần tìm hiểu tới một chứng chỉ khác có tên gọi là PTE. Vậy PTE là gì? Kỳ thi này diễn ra như thế nào và chứng chỉ này có thời hạn là bao lâu? Hãy cùng với tôi đi tìm hiểu về loại chứng chỉ cho “dân du học” này trong bài viết lần này bạn nhé!

Việc làm Biên - Phiên dịch

1. Định nghĩa về PTE là gì

Cũng giống như những chứng chỉ khác như IELTS, TOEIC, TOEFL, những chữ cái in hoa đều là viết tắt chữ cái đầu tiên của một từ vựng Tiếng Anh. PTE được viết vắn tắt của Person Test of English dùng để kiểm tra năng lực ngoại ngữ của bạn và có giá trị toàn cầu. Khi bạn muốn tham gia học tại các trường của nước ngoài bạn hoàn toàn có thể sử dụng chứng chỉ này làm điều kiện thể hiện cho năng lực ngoại ngữ của bạn. 

PTE có nghĩa là gì?

Trên thế giới đặc biệt là hai nước Úc và New Zealand, khi bạn muốn đi du học hoặc là muốn định cư tại nước ngoài, chứng chỉ PTE là bắt buộc. PTE là sự lựa chọn tiết kiệm thời gian bởi khác với những chứng chỉ quốc tế khác như IELTS, TOEIC, TOEFL cần nhiều thời gian ôn thì cũng như chờ nhận chứng chỉ sau khi thi, chứng chỉ PTE giúp bạn tiết kiệm thời gian bởi kỳ thi có tính khách quan cao, thời gian nhận được kết quả thi nhanh (sau 24 giờ tính từ lúc kết thúc ngày thi, và chậm nhất là 5 ngày nếu có xảy ra trường hợp cần trì hoãn). Bởi tính tiện lợi cho nên ngày càng nhiều lựa chọn hình thức thi chứng chỉ này. 

Bài thi PTE sẽ được thi hoàn toàn trên máy tính và nó sẽ có thể đánh giá cả 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết ngôn ngữ Tiếng Anh của bạn. 

Việc làm

2. Chứng chỉ PTE có những loại nào và thang điểm bài thi PTE

Mỗi loại chứng chỉ quốc tế thường có thể loại mà trong con mắt của những thí sinh dự thi (trong đó có tôi) sẽ ngầm đánh giá là thể loại nào đề thi dễ hơn. Ví dụ như trước tôi đã từng trải qua kỳ thi IELTS và được biết là có 2 loại chứng chỉ là Academic và General, khi xem xét hai  dạng đề thi thì dạng Academic (học thuật) khó hơn hẳn so với General (Phổ thông) vì mục đích của những người chọn thi loại nào khác nhau. Với các học sinh, sinh viên (như tôi ngày trước) thì sẽ chỉ nhắm tới dạng bài Academic về tính học thuật và độ khó phù hợp với trình độ.

Những loại chứng chỉ PTE

Còn với những ai có dự định đi làm, xuất khẩu lao động hay người muốn định cư ở nước ngoài sẽ chỉ cần thi chứng chỉ IELTS General vậy nên độ khó sẽ giảm lược bớt.

2.1. Những loại chứng chỉ PTE

Cũng giống như vậy thì PTE có 3 loại chứng chỉ là PTE Academic (học thuật), PTE General (tổng hợp) và cuối cùng là PTE Young Learners (dành cho trẻ em). Trong số 3 loại này thì PTE Academic hay viết tắt là PTE A là loại được đông đảo người dự thi nhiều nhất và phổ biến nhất bởi nó sẽ phục vụ được cả mục đích du học hay định cư. Vì thế nếu có nghe ai nhắc tới PTE thì đang ám chỉ về PTE A bạn nhé!

2.2. Thang điểm bài thi PTE

Điểm thi của kỳ thi PTE được quy đổi và có thể thay thế hoàn toàn bài thi quốc tế IELTS, TOEIC, TOEFL. Cách quy đổi điểm từ PTE sang IELTS rất dễ hiểu cho bạn hình dung được trình độ hay năng lực của bạn nếu bạn thi kỳ thi PTE. Với thang điểm của bài thi PTE thì điểm thấp nhất là 10 và điểm cao nhất là 90. 

Thang điểm của bài thi PTE

Sau đây là quy đổi điểm tương ứng cho bạn nắm bắt thông tin về điểm của bài thi PTE.

Với kỳ thi IELTS bạn thi có thể kết quả sẽ đạt được là 4.5, 5.0, 5.5, 6.0, 6.5, 7.0, 7.5, 8.0, 8.5, 9.0 thì khi thi PTE bạn sẽ tương ứng với số điểm là 30, 36, 42, 50 58, 65, 73, 79, 83, 86. 

Với kỳ thi TOEIC nếu bạn đạt từ 500 đến 600 điểm thì bài PTE là từ 20 đến 30 điểm, 600 đến 700 điểm tương ứng 30 đến 36 điểm, 700 - 900 tương đương với từ 37 đến 58 điểm, từ 900 tới 990 là từ 59 tới 90 điểm.

Tìm việc làm nhân viên nhập liệu tiếng anh

3. Độ “hot” của chứng chỉ PTE

Nếu có trong tay chứng chỉ PTE thì bạn sẽ có nhiều đặc quyền bởi vì thật sự chứng chỉ này giúp ích cho bạn rất nhiều đấy bởi nó được sử dụng ở nhiều quốc gia và cộng đồng.

3.1. Mục đích du học

+ Được chấp nhận bởi 100% các trường Đại học, Cao đẳng ở nước Úc và New Zealand

+ Được công nhận bởi khoảng ⅔ các trường Đại học, Cao đẳng ở nước Mỹ và Canada trong đó có các trường danh tiếng như Harvard, Yale, Stanford,...

Mức độ thông dụng của PTE

+ Được chấp nhận bởi 98% các trường Đại học, Cao đẳng ở nước Anh

+ Hiệp hội TESOL Quốc tế và ban tuyển sinh của các trường Đại học Phần Lan

3.2. Mục đích nhập cư

+ Được Bộ di trú Úc công nhận và đảm bảo quyền lợi

+ Được bảo đảm an toàn bởi Bộ Nhập cư và Bảo vệ biên giới Úc (DIBP)

+ Hưởng quyền lợi dịch vụ quốc tịch và di dân của quốc gia Ireland, PTE sẽ được chấp nhận bởi Ireland nếu sinh viên muốn xin visa thị thực dài hạn để ở lại học tập

+ Cục Biên giới Liên hiệp Vương quốc Anh chấp nhận visa sinh viên Thường bậc 4

Với những quyền lợi như trên chắc bạn cũng đã thấy được chứng chỉ PTE không hề “kém cạnh” các chứng chỉ thông dụng hiện nay rồi phải không, nếu bạn có mục đích dự định muốn đi du học hay định cư nước ngoài thì đây là một phương án hữu ích cho bạn đó nhé!

Tim việc làm giảng viên tiếng anh

4. Những thông tin chi tiết về bài thi PTE

4.1. Lệ phí thi

Lệ phí thi của kỳ thi sẽ được chia làm 2 loại đó chính là dựa vào thời điểm bạn đăng ký thi PTE nhé. Nếu như bạn đăng ký thi trước 48 tiếng so với ngày thi thì bạn phải trả số tiền 165 USD (tương đương với hơn 3,8 triệu Việt Nam đồng).

Mức phí thi PTE

Còn nếu bạn đăng ký thi trước ngày thì từ 24 đến 37 tiếng thì lệ phí thi là 206,25 USD  (tương đương gần 4,8 triệu Việt Nam đồng). Lệ phí thi của kỳ thi Tiếng Anh quốc tế PTE nói chung cũng cao ngang ngửa so với kỳ thi khác như IELTS, TOEIC, Cambridge,...

4.2. Đối tượng dự thi

Đối tượng dự thi của kỳ thì PTE là những người có ý muốn đi du học và định cư nước ngoài. Nếu độ tuổi của thí sinh dự thi từ 16 đến 18 tuổi cần có văn bản cam kết đồng ý của phụ huynh hoặc người giám hộ trước khi tham gia kỳ thi. Từ 18 tuổi trở lên người đăng ký dự thi có thể tự do trong việc đăng ký thi kỳ thi PTE.

4.3. Cấu trúc của bài thi

Thời lượng làm bài thi 180 phút và làm hoàn toàn trên máy tính với năm phần:

+ Phần 1: Đây là phần bạn sẽ giới thiệu bản thân bạn và sẽ không được tính vào điểm bài thi cũng như không bị giới hạn thời gian 

+ Phần 2: Thi nói và viết với thời lượng từ 77 đến 93 phút

+ Phần 3: Thi đọc với thời lượng từ 32 đến 41 phút 

+ Phần 4: Bạn sẽ được nghỉ giải lao 10 phút

+ Phần 5: Thi nghe với thời lượng tuf 45 đến 57 phút

Sau ngày thì bạn sẽ nhận được kết quả sau 1 đến 5 ngày. Nếu bạn không hài lòng với kết quả bài thi được nhận bạn hoàn toàn có thể yêu cầu chấm thi lại nhưng bởi kết quả bài thi được chấm trên máy tính và có tính khách quan cao nên hầu như số điểm sẽ bị thay đổi rất ít, bạn nên chắc chắn về bài thi của mình. 

Thêm nữa, chỉ những bài thi nói và viết mới được quyền yêu cầu chấm lại, bài thi nghe và đọc sẽ không được quyền yêu cầu chấm lại bài thi. Và điểm yêu cầu chấm thi lại phải là bài thi gần nhất mà bạn thi.

4.4. Thay đổi lịch thi

Trong trường hợp bạn bận đột xuất hoặc bị ốm thì có thể liên lạc với hội đồng thi để thay đổi lịch thi hoặc hủy lịch thi với 3 hình thức hủy trên web, gửi email  hoặc gọi điện thoại. Sau khi hủy lịch thi bạn có thể được hoàn lại phí đăng ký dự thi

Thay đổi lịch thi PTE có dễ dàng không?

+ Hủy lịch trước 2 tuần trở lên: hoàn lại 100% lệ phí thi đã đóng

+ Hủy lịch trên 1 tuần: hoàn lại 50% lệ phí thi đã đóng

+ Hủy lịch dưới 1 tuần: không được hoàn trả lại lệ phí thi đã đóng

4.5. Nhận điểm bài thi như thế nào

Sau khi tham gia làm bài thi bạn sẽ có từ 1 đến 5 ngày chờ kết quả bài thi PTE. Bạn sẽ nhận được email báo cáo đã có điểm thi và trong nội dung email sẽ có hướng dẫn cụ thể chi tiết về cách xem điểm bài thi của bạn và cách chuyển điểm thi vào trường Đại học, Cao đẳng mà bạn đăng ký vào học. Và tổ chức hội đồng thi sẽ không hỗ trợ in chứng chỉ cho bạn, hơn nữa trường Đại học, Cao đẳng cũng chỉ nhận báo cáo điểm từ trang web chính thức của Hội đồng thì chứng chỉ PTE.

Chỉ bạn cách nhận kết quả thi

Bạn hoàn toàn có thể gửi kết quả điểm cho cùng lúc nhiều trường Đại học, Cao đẳng và PTE sẽ hỗ trợ cho bạn công việc này miễn phí hoàn toàn. Nếu bạn chỉ muốn nhập cư  thì Hội đồng thi cũng sẽ chuyển thẳng được kết quả thi tới Cơ quan chính phủ nơi bạn muốn tham gia định cư. Điểm thi sẽ có hiệu lực trong vòng 2 năm vì vậy sau 2 năm bạn sẽ không thể nhìn thấy điểm thi của bạn hiện trên trang web của Hội đồng thi. 

4.6. Thời hạn sử dụng chứng chỉ

Chứng chỉ PTE có thời hạn hiệu lực trong 2 năm. Riêng với PTE có mục đích định cư và làm việc ở nước Úc thì  hiệu lực là 3 năm. 

Việc làm biên - phiên dịch tại Hồ Chí Minh

5. So sánh PTE hay IELTS dễ hơn

Mỗi kỳ thi sẽ có độ khó khác nhau và tùy vào trình độ cũng như độ chăm chỉ của thí sinh dự thi đó! Mỗi bài thi sẽ có ưu điểm riêng và độ khó không chênh lệch nhiều, mục đích đều phục vụ để kiểm tra kỹ năng ngoại ngữ của thí sinh dự thi. 

Ưu điểm của PTE đó chính là mọi thao tác từ đăng ký thi hay làm bài thi và nhận kết quả thi đều làm trên máy tính đảm bảo cho sự công bằng và khách quan của kết quả trả về so với các chứng chỉ Tiếng Anh quốc tế khác. Bạn sẽ không cần vất vả cất công tới trung tâm làm thủ tục đăng ký mà bạn chỉ cần ngồi ở nhà đăng ký bất kỳ lúc nào, linh hoạt về địa điểm và thời gian đăng ký thi chỉ cần đảm bảo là đăng ký trước 24 tiếng so với ngày thi là được.

Hơn nữa lịch thi PTE luôn diễn ra liên tục và nhận kết quả nhanh và chính xác sau từ 1 đến 5 ngày. 

PTE hay IELTS dễ hơn?

Với kỳ thi PTE bạn nên rèn luyện kỹ năng đánh máy nhanh để khi vào phòng thi không bị “choáng váng” bởi kỹ năng đánh máy của mọi người trong phòng, đảm bảo hiệu suất làm bài thi được hiệu quả hơn, bạn cũng không cần sử dụng những từ vựng Tiếng Anh quá cầu kỳ và học thuật, chỉ cần đúng ngữ nghĩa và ngữ pháp, bạn nên đặt micro cẩn thận, đảm bảo cho mic thu được giọng của bạn tốt nhất và không bị truyền gián đoạn.

Trên đây là những thông tin đầy đủ về PTE là gì cũng như những gì xung quanh kỳ thi chứng chỉ quốc tế PTE. Bạn có thể truy cập vào trang web timviec365.vn để tìm kiếm những thông tin tổng hợp khác nhé! 

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV- Tâm sự Nghề nghiệp- Cẩm Nang Tìm Việc- Kỹ Năng Tuyển Dụng- Cẩm nang khởi nghiệp- Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm- Kỹ năng ứng xử văn phòng- Quyền lợi người lao động- Bí quyết đào tạo nhân lực- Bí quyết lãnh đạo- Bí quyết làm việc hiệu quả- Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép- Bí quyết viết thư xin thôi việc- Cách viết đơn xin việc- Bí quyết thành công trong công việc- Bí quyết tăng lương- Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên- Kỹ năng đàm phán lương- Kỹ năng phỏng vấn- Kỹ năng quản trị doanh nghiệp- Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội- Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng- Mẹo viết hồ sơ xin việc- Mẹo viết thư xin việc- Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng- Định hướng nghề nghiệp- Top việc làm hấp dẫn- Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông- Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng- Tư vấn việc làm ngành Báo chí- Tư vấn tìm việc làm thêm- Tư vấn việc làm ngành Bất động sản- Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin- Tư vấn việc làm ngành Du lịch- Tư vấn việc làm ngành Kế toán- Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật- Tư vấn việc làm ngành Sư phạm- Tư vấn việc làm ngành Luật- Tư vấn việc làm thẩm định- Tư vấn việc làm vị trí Content- Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn- Tư vấn việc làm quản lý- Kỹ năng văn phòng- Nghề truyền thống- Các vấn đề về lương- Tư vấn tìm việc làm thời vụ- Cách viết Sơ yếu lý lịch- Cách gửi hồ sơ xin việc- Biểu mẫu phục vụ công việc- Tin tức tổng hợp- Ý tưởng kinh doanh- Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing- Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương- Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh- Mẹo viết Thư cảm ơn- Góc Công Sở- Câu chuyện nghề nghiệp- Hoạt động đoàn thể- Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch- Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự- Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics- Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng- Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng- Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật- Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe- Quản trị nhân lực - Quản trị sản xuất- Cẩm nang kinh doanh- Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất- Mô tả công việc ngành Kinh doanh- Mô tả công việc ngành Bán hàng- Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng- Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng- Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán- Mô tả công việc ngành Marketing - PR- Mô tả công việc ngành Nhân sự- Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin- Mô tả công việc ngành Sản xuất- Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải- Mô tả công việc Kho vận - Vật tư- Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics- Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn- Mô tả công việc ngành Hàng không- Mô tả công việc ngành Xây dựng- Mô tả công việc ngành Y tế - Dược- Mô tả công việc Lao động phổ thông- Mô tả công việc ngành Kỹ thuật- Mô tả công việc Nhà nghiên cứu- Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo- Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính- Mô tả công việc Biên - Phiên dịch- Mô tả công việc ngành Thiết kế- Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình- Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh- Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực- Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo- Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern- Mô tả công việc ngành Freelancer- Mô tả công việc Công chức - Viên chức- Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý- Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng - Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận- Hồ sơ doanh nhân- Việc làm theo phường- Danh sách các hoàng đế nổi tiếng- Tài liệu gia sư- Vĩ Nhân Thời Xưa- Chấm Công- Danh mục văn thư lưu trữ- Tài Sản Doanh Nghiệp- KPI Năng Lực- Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp- Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng- Quản Lý Công Việc Nhân Viên- Chuyển văn bản thành giọng nói- Giới Thiệu App Phiên Dịch- Quản Lý Kênh Phân Phối- Đánh giá nhân viên- Quản lý ngành xây dựng- Hóa đơn doanh nghiệp- Quản Lý Vận Tải- Kinh nghiệm Quản lý mua hàng- Danh thiếp cá nhân- Quản Lý Trường Học- Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng- Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính- Kinh nghiệm Quản lý kho hàng- Quản Lý Gara Ô Tô-