Tác giả: Trần Thùy Linh
Học online đang trở thành xu hướng hiện nay. Hình thức học online có thể áp dụng trong hầu hết các lĩnh vực và cho hầu hết các đối tượng học viên. Tương tự như hình thức học truyền thống, để đạt được hiệu quả thì các giáo viên cũng cần quản lý lớp. Nhiều người cho rằng quản lý lớp học online dễ dàng hơn quản lý một lớp học thông thường. Trên thực tế có đúng như vậy không? Cùng tìm hiểu chi tiết hơn về vấn đề này qua bài viết sau đây nhé!
Nếu bạn đang phụ trách một hay một vài lớp học online, bạn cần phải quan tâm rất nhiều đến hành vi của học viên. Sẽ không quá khoa trương khi nói rằng đây sẽ là mối quan tâm lớn nhất khi bạn quản lý lớp học online.
Có thể bạn sẽ tự hỏi rằng làm thế nào để quản lý các học viên khi bạn thậm chí còn chẳng thể tiếp xúc trực tiếp với họ?
Trên thực tế, bạn vẫn có thể quản lý các lớp học online. Chúng ta sẽ không đi so sánh xem quản lý lớp học online dễ hay khó hơn quản lý lớp học thông thường. Điều đáng nói ở đây đó là bạn cần áp dụng một cách tiếp cận khác đi để mang lại sự hiệu quả.
Khi phụ trách một lớp học online, bạn sẽ cần học cách duy trì trật tự trong lớp học mà không sử dụng những phương pháp quản lý lớp học truyền thống. Bạn sẽ không thể làm được điều này nếu chỉ để tâm tới những điều mà bạn không thể làm được khi dạy học online. Thay vào đó, hãy suy nghĩ về những điều bạn có thể làm được dựa trên những ưu điểm của việc học online.
Sau đây sẽ là một số mẹo giúp bạn quản lý lớp học online một cách có hiệu quả.
Khi học online, bạn sẽ không thể tương tác trực tiếp với học viên của mình. Học online cũng thường xuyên không có giờ nghỉ giải lao. Bởi vậy, nếu bạn không thể tạo động lực cho học viên của mình, những học viên này thậm chí còn có thể không tham gia vào lớp học. Hoặc họ chỉ điểm danh cho đủ mà không hề có ý định học.
Để duy trì động lực cho học viên, người giảng viên cần phải đáp ứng được nhu cầu và khơi dậy sự tò mò ở học viên. Người giảng viên cũng cần phải linh hoạt và thực hiện những sự thay đổi nhỏ khi học viên có dấu hiệu cảm thấy chán nản.
Lý do thường thấy nhất khiến các lớp học online bị gián đoạn đó là sự cố về phương tiện dạy và học. Micro hay công cụ trình chiếu xảy ra sự cố có thể làm hỏng mất buổi học. Đôi khi, bạn có thể tìm cách áp dụng những ứng dụng mới vào việc dạy học, tuy nhiên bạn chỉ nên tập trung vào nội dung bài học và sử dụng hiệu quả những công cụ quen thuộc.
Nếu bạn dạy học online theo hình thức đồng bộ, bạn sẽ cần một ứng dụng có chức năng tạo phòng học online (chẳng hạn như Zoom hay Google Meet). Bên cạnh đó, bạn cũng sẽ cần tìm kiếm một phần mềm LMS hoặc phần mềm quản lý trường học tốt nhất (chẳng hạn như phần mềm quản lý trường học 365) để hỗ trợ cho việc quản lý lớp học online.
Các thầy cô luôn ăn mặc rất lịch sự khi giảng dạy online. Tuy nhiên, sẽ như thế nào nếu học viên của bạn mặc đồ ngủ khi tham gia lớp học?
Nhiều người có thể cho rằng vấn đề này là không quá quan trọng khi thực tế là những học viên này đang học online tại nhà. Tuy nhiên, nếu bạn quá thoải mái về tác phong của học viên thì sẽ rất khó duy trì trật tự trong lớp học.
Bạn cần phải thiết lập những quy chuẩn nhất định và yêu cầu các học viên của mình tuân thủ. Thoạt nghe có vẻ khá cứng nhắc, tuy nhiên đây lại là cơ sở để bạn quản lý tốt lớp học online khi thậm chí không thể tương tác trực tiếp với học viên.
Bạn có thể cho phép các học viên của mình cùng thảo luận để đưa ra một bộ quy tắc sau cùng. Điều này sẽ khiến các học viên có ý thức hơn và tuân thủ những quy tắc mà chính họ cũng góp phần xây dựng lên.
Sự tương tác rất dễ thực hiện nếu bạn đang điều hành một lớp học theo hình thức truyền thống. Tuy nhiên, tương tác lại là vấn đề đáng nói nhất trong một lớp học online. Nếu người giảng viên không thể thu hút được sự chú ý của học viên, có thể những học viên đó sẽ không tham gia lớp học vào lần tiếp theo.
Một lợi ích to lớn của việc học online đó là học viên có thể tham khảo tài liệu và tra cứu thêm tài liệu bên ngoài rất dễ dàng. Vì vậy, bạn chỉ nên giảng giải kiến thức trong khoảng 10 – 20 phút là đủ, thay vì dành ra cả 30 – 45 phút. Thời gian còn lại, hãy đưa nhà tuyển dụng tình huống vận dụng thực tế để học viên có cơ hội được vận dụng các kiến thức đã học.
Bạn cũng cần tương tác nhiều hơn với học viên trong quá trình học. Bạn có thể đưa ra một vào thông báo, một vào gợi ý hay hỏi han về tình trạng hoàn thành nhiệm vụ của các học viên.
Ngay cả khi dạy và học theo hình thức truyền thống, bạn cũng khó có thể sát sao với toàn bộ các thành viên trong lớp. Vì vậy, để quản lý lớp học online có hiệu quả hơn, bạn nên chia lớp học thành nhiều nhóm nhỏ và giao trách nhiệm tự quản cho các trưởng nhóm.
Bên cạnh đó, bạn nên dành thời gian riêng cho mỗi học viên ít nhất một lần mỗi tháng. Thời gian đó không nhất thiết dùng vào việc giảng dạy. Bạn có thể lắng nghe ý kiến của học viên, yêu cầu họ đặt ra những mục tiêu cá nhân, hay khuyến khích tinh thần học tập…
Mấu chốt ở đây đó là phải đảm bảo lớp học online của bạn sẽ không trở thành một khóa học online, nơi thậm chí không cần có sự tương tác qua lại giữa giảng viên và học viên. Bạn cần phải tạo động lực cho các học viên và thúc đẩy những sự tương tác nhiều nhất có thể.
Một số học viên có thể chưa thích nghi kịp với việc chuyển sang hình thức học online. Học viên sẽ cần phải sắp xếp lại lịch trình, cài đặt các phần mềm và chuẩn bị các phương tiện cần thiết để học online.
Mặt khác, giảng viên cũng không nên bắt đầu chương trình học quá nhanh mà nên cho học viên thời gian để thích nghi. Nếu bạn giao quá nhiều nhiệm vụ và công việc ngay từ buổi học đầu tiên, các học viên có thể sẽ bị “ngợp” và bắt đầu không thích học online.
Trong những buổi học đầu tiên, hãy tập trung vào việc điều chỉnh trải nghiệm học online dành cho các học viên. Hãy cố gắng tạo bầu không khí vui vẻ, cởi mở và điều chỉnh tốc độ phù hợp để học viên làm quen dần. Sau đó bạn có thể tăng dần tốc độ lên.
Các lớp học truyền thống được quản lý và vận hành theo hình thức ra mệnh lệnh và tuân thủ mệnh lệnh. Điều này là không sai, tuy nhiên nếu bạn lạm dụng điều này thì câu chuyện sẽ hoàn toàn khác. Học sinh có thể ngoan ngoãn nghe lời trong thời gian đầu, tuy nhiên sau đó sẽ xuất hiện nhiều tâm lý phản kháng.
Tương tự, nếu bạn cũng áp dụng hình thức trên để quản lý lớp học online thì kết quả sẽ càng tồi tệ hơn nữa. Học sinh sẽ tìm đủ mọi cách để từ chối tham gia lớp học hoặc chỉ tham gia cho có lệ. Rõ ràng điều này làm giảm đi mức độ hiệu quả của các lớp học online.
Như đã đề cập ở trên, phương pháp đúng đắn nhất đó là cho phép học sinh tham gia vào quá trình quản lý lớp học online. Như vậy học sinh sẽ ý thức hơn về tầm quan trọng của việc xây dựng và tuân thủ những quy tắc chung.
Sẽ thật là thiếu sót nếu chúng ta chỉ đề cập đến khía cạnh các học viên mà bỏ qua người giảng viên. Người giảng viên chính là người điều khiển và duy trì lớp học, vì vậy vai trò của họ là quan trọng nhất.
Với vai trò là người giảng viên, bạn cần tự thích ứng với hình thức dạy và học online trước tiên. Bạn cũng nên chuẩn bị tâm lý để ứng phó với sự khác biệt của hình thức học online so với lớp học truyền thống và những sự cố có thể phát sinh trong quá trình dạy học.
Hy vọng những chia sẻ trong bài viết trên đây có thể hữu ích với bạn trong quá trình quản lý lớp học online của mình. Sự chuyển đổi từ các hình thức dạy học truyền thống sang dạy học online là xu hướng tất yếu trong thời đại hiện nay. Việc quản lý tốt lớp học sẽ góp phần đảm bảo hiệu quả cho mô hình học online.
Phần mềm thu học phí
Phần mềm thu học phí là gì? Tại sao nên sử dụng phần mềm thu học phí? Tham khảo ngay những phần mềm thu học phí tốt nhất hiện nay qua bài viết sau đây!
Bài viết liên quan
Từ khóa liên quan
Chuyên mục