Tác giả: Hoàng Thúy Nga
Trong vận tải, dịch vụ vận chuyển hàng hóa đang ngày càng phát triển. Để có thể quản lý vận chuyển hàng hóa dễ dàng, các doanh nghiệp cần sử dụng những biện pháp và cách thức phù hợp. Quá trình vận chuyển hàng hóa được kiểm soát sẽ giúp hàng hóa được minh bạch, giảm thiểu được tình trạng tắc nghẽn và nhanh chóng đưa hàng hóa đến tay khách hàng kịp thời. Khám phá bài viết dưới đây để biết được cách quản lý vận chuyển hàng hóa hiệu quả nhé!
Quản lý vận chuyển hàng hóa là quá trình sử dụng những biện pháp, cách thức để quản lý hàng hóa, giúp quá trình vận chuyển hàng hóa tránh được những rủi ro và đến tay khách hàng nhanh chóng nhất. Dưới đây là một số cách giúp doanh nghiệp quản lý vận chuyển hàng hóa hiệu quả.
Doanh nghiệp cần chú ý đến các chi phí tồn kho để có thể duy trì được tính cạnh tranh và vận hàng được đầu vào hiệu quả, tránh hàng hóa tắc nghẽn một chỗ trong thời gian dài và không gian kho được quản lý hiệu quả. Các tình trạng kho bãi trống, doanh nghiệp cũng cần tránh.
Để chi phí tồn kho được kiểm soát hiệu quả, khâu vận chuyển phải diễn ra minh bạch. Quá trình minh bạch giúp doanh nghiệp tránh được tình trạng sử dụng lãng phí nguồn cung ứng và nắm được tình trạng tắc nghẽn. Các doanh nghiệp cũng cần nghiên cứu chuyên sâu để tìm kiếm phần mềm quản lý giao nhận vận tải phù hợp.
Để quá trình lưu thông hàng hóa diễn ra trôi chảy, các mối quan hệ với nhà cung cấp, đối tác cần được duy trì củng cố mật thiết. Duy trì mật thiết mối quan hệ với nhà cung cấp vô cùng đơn giản, doanh nghiệp chỉ cần có thái độ hòa nhã, cư xử văn minh lịch sự, thẳng thắn chia sẻ các mong muốn, quan điểm và thanh toán đúng hạn.
Một hướng đi đúng đắn cho doanh nghiệp trong quá trình quản lý vận chuyển hàng hóa là tập trung đầu tư cả thời gian và tiền bạc vào công nghệ. Doanh nghiệp nên nghiên cứu những doanh nghiệp sử dụng các nền tảng công nghệ để chắt lọc những kinh nghiệm quý báu, đồng thời cập nhật những xu hướng công nghệ mới để quá trình số hóa được đẩu nhanh. Các chuỗi cung ứng khi được kết nối đồng bộ sẽ hoạt động tốt hơn.
Doanh nghiệp và các đơn vị vận chuyển cần thường xuyên và liên tục cập nhật các tin tức trên thế giới, chú trọng vào những khu vực liên quan đến nguồn hàng hóa. Để phòng ngừa các nguy cơ xấu, doanh nghiệp cần nắm rõ tình hình ở những khu vực có các đối thủ cạnh tranh, qua đó doanh nghiệp sẽ chủ động trong việc lựa chọn các giải pháp.
Trong ngành Logistic, quy trình vận chuyển cần phải được quản lý tốt, đây là điều bắt buộc. Doanh nghiệp cần thiết lập nền tảng điện tử chung trong các khâu như: lựa chọn phương thức vận chuyển; sắp xếp và quản lý các mặt hàng tồn kho; lưu trữ và đổi trả hàng hóa…
Hình thức liên lạc giữa các đối tác, nhà cung cấp, nhân sự trong doanh nghiệp cần được kết nối để có thể cập nhật các thông tin chính xác và kịp thời. Vì vậy, doanh nghiệp cần đơn giản hóa các quy trình và phương pháp liên lạc để sao cho liên lạc thuận tiện và dễ dàng nhất.
Nếu bạn thiếu cảnh giác, các khủng hoảng có thể nhanh chóng ập đến. Chẳng hạn như tình trạng tắc nghẽn hàng hóa trong kênh đào Suez vừa qua khiến tình trạng cung ứng hàng hóa bị tắc nghẽn và gây thiệt hại trên nhiều phương diện.
Quá trình quản lý vận chuyển hàng hóa sẽ đơn giản hơn khi bạn biết trước được các kế hoạch xảy ra. Vì vậy, doanh nghiệp cần thiết kế được một bản kế hoạch kinh doanh và các thông tin cần được ghi cụ thể và rõ ràng, đảm bảo được cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp tốt hơn.
Với cách này, doanh nghiệp của bạn sẽ dễ dàng lường trước được những biến cố xảy ra, thoát khỏi tình trạng hay rủi ro bất ngờ, tránh việc lãng phí thời gian và tiền bạc.
Bạn hãy lập nên một bản kế hoạch bao gồm cả những mục tiêu, thách thức và cơ hội có thể xảy đến trong quá trình vận chuyển hàng hóa. Bạn có thể thêm vào bản kế hoạch của mình các số liệu, hình ảnh, biểu đồ và đồ thị.
Để doanh nghiệp của bạn bền vững và quy trình vận chuyển hàng hóa hiệu quả, bạn cần nắm vững được thị trường. Quá trình kinh doanh giống như một chiến trường, bạn cần mở rộng được các chiến lược gồm cả thị trường trong nước và quốc tế.
Doanh nghiệp cũng cần học hỏi các chiến lược kinh doanh, vận chuyển hàng hóa từ những đối thủ, các nước đang phát triển khác để nhanh chóng đưa ra những cách quản lý hiệu quả. Hãy tận dụng các cơ hội quản lý vận chuyển hàng hóa bất cứ khi nào có thể.
Để hàng hóa được vận chuyển một cách tốt nhất, tránh lại các thiệt hại không đáng có và tránh được một số yêu cầu trong khâu vận chuyển hàng hóa, hàng hóa của bạn cần đảm bảo được đóng gói và niêm phong kỹ càng.
Đồng thời, với quy cách đóng gói hàng hóa phù hợp, bạn sẽ tránh được các khiếu nại của khách hàng về quy cách đóng gói, tránh tình trạng trả hàng của họ, giúp tiết kiệm thời gian cho cả hai bên và tăng doanh thu nhanh chóng.
Để quá trình vận chuyển hàng hóa trôi chảy và đúng tiến độ, bạn cần có kinh nghiệm để chuẩn bị các chi phí, đầu ra và tìm kiếm được khách hàng. Các khía cạnh của doanh nghiệp cần được hiểu rõ và vận hàng tốt, giúp bạn quản lý được quá trình vận chuyển hàng hóa dễ dàng.
Bạn có thể tham khảo các thông tin trên thị trường để tìm kiếm các kinh nghiệm và những người nên tham gia vào quá trình di chuyển hàng hóa cho bạn. Các nhà cung cấp hay quản lý giao thông vận tải có thể giúp ích bạn trong việc quản lý, giúp bạn đạt được những mục tiêu phù hợp.
Xem thêm: Chứng từ vận tải đa phương thức
Để quá trình quản lý vận chuyển hàng hóa được diễn ra đơn giản và dễ dàng, bạn nên sử dụng phần mềm quản lý vận tải 365. Phần mềm giúp doanh nghiệp kiểm tra tình trạng hàng hóa và nhập kho, các thông số trên hàng hóa đều được lưu trữ kỹ càng trong bộ nhớ, cập nhật tình trạng đơn hàng nhanh chóng…
Đặc biệt, phần mềm hoàn toàn miễn phí, với giao diện thân thiện với người dùng, bạn sẽ dễ dàng quản lý hàng hóa, vận chuyển dễ dàng và tiết kiệm tối đa các chi phí cần thiết, tránh tình trạng thất thoát hàng hóa.
Hy vọng qua bài viết này, bạn đã biết được cách quản lý vận chuyển hàng hóa hiệu quả. Khi bạn biết cách quản lý hàng hóa trong khâu vận chuyển, hàng hóa của bạn sẽ đảm bảo được tình trạng an toàn, minh bạch, tránh thất thoát và hỏng hóc trong hàng hóa. Từ đó, hàng hóa sẽ nhanh chóng giao đến tay khách hàng, đảm bảo mức độ uy tín của doanh nghiệp và xây dựng lòng tin khách hàng.
Chứng từ vận tải là gì?
Chứng từ vận tải là gì và các chứng từ được sử dụng phổ biến trong vận tải là gì? Truy cập ngay bài viết bên dưới để biết được những thông tin về chứng từ vận tải nhé!
Bài viết liên quan
Từ khóa liên quan
Chuyên mục