Tác giả: Nguyễn Thị Thu Huyền
Sử dụng hóa đơn điện tử trong hoạt động kinh doanh đã và đang là hình thức được nhiều doanh nghiệp áp dụng cho mình. Để quá trình sử dụng diễn ra một cách trôi chảy, mượt mà thì việc tìm hiểu những quy định về hóa đơn điện tử mới nhất là một điều mà doanh nghiệp nào cũng nên tìm hiểu cho mình. Bạn đã cập nhật được những thông tin đó hay chưa? Nếu chưa thì hãy cùng timviec365.vn đi khám phá và “nâng tầm hiểu biết” của mình lên một “level” mới nhất nhé!
Đối với thời đại 4.0 phát triển mạnh mẽ, hóa đơn điện tử đang dần được các doanh nghiệp sử dụng để thay thế những hình thức lưu trữ thông tin giao dịch khác (hóa đơn giấy,...). Vì là yếu tố có liên hệ mật thiết đến các giao dịch tài chính nên hóa đơn điện tử cũng có những quy định bắt buộc được Pháp Luật nhà nước ban hành.
Đối với các Thông tư và Quy định được ban hành trước đây, đã có một số hết giá trị hiệu lực và mới nhất là Thông tư số 88/2020/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Điều 26, Thông tư 68/2019/TT-BTC về hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 119/2018/NĐ-CP quy định về hóa đơn điện tử.
Năm 2021, Bộ Tài Chính đã ban hành một số Thông tư khác để nêu lên những quy định cụ thể về hóa đơn điện tử. Tháng 10 năm 2021, công văn 4144/TCT-CS do Tổng Cục Thuế ban hành đã giới thiệu về nội dung mới hướng dẫn về hóa đơn điện tử, chứng từ theo Thông Tư 78/2021/TT-BTC. Thông tư 78 này được ban hành từ ngày 19 tháng 10 năm 2021 đã hướng dẫn cụ thể cách thực hiện một số điều Luật Quản lý thuế (13/06/2019) và đây cũng là những quy định được coi là mới nhất về hóa đơn điện tử. Vậy cụ thể những quy định đó là gì?
Những quy định về hóa đơn điện tử được cập nhật trong Thông tư này đã được thể hiện cụ thể và thay đổi với một số nội dung mới bao gồm việc: Ủy nhiệm lập hóa đơn điện tử; quy định về Mẫu hiển thị các loại hóa đơn điện tử; Quy định về ký hiệu mẫu số hóa đơn và ký hiệu của hóa đơn điện tử; Quy định về việc Chuyển đổi áp dụng hóa đơn điện tử có chứa mã của cơ quan thuế, Quy định sử dụng hóa đơn điện tử với một số trường hợp khác; Quy định về việc hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế được tạo lập từ máy tính tiền có kết nối và chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế đó; Những tiêu chí trong việc lựa chọn, tổ chức cung cấp các dịch vụ về hóa đơn điện tử để có thể ký kết hợp đồng cung cấp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế cùng dịch vụ truyền, lưu trữ và nhận dữ liệu hóa đơn cùng các dịch vụ khác,...
Nội dung đầu tiên cần được chú ý trong những thay đổi của Thông tư 78/2021 này đó chính là việc các doanh nghiệp, người bán hàng và cung cấp dịch vụ sẽ được phép ủy nhiệm cho một đơn vị thứ 3 khi muốn lập hóa đơn điện tử cho giao dịch buôn bán, cung cấp dịch vụ của mình. Các đơn vị thứ 3 này phải có mối quan hệ liên kết với bên cung cấp dịch vụ, là những đối tượng phải có đủ điều kiện và không thuộc trường hợp bị ngừng sử dụng hóa đơn điện tử.
So với Thông tư 68/2019/TT-BTC trước đây thì những quy định về ký hiệu liên quan đến hóa đơn điện tử bán tài sản công và bán hàng dự trữ cho quốc gia thì ở Thông tư mới nhất này, những quy định về hai loại hóa đơn này đã được bổ sung và hướng dẫn một cách cụ thể. Những quy định về ký hiệu mẫu số hóa đơn và những ký hiệu trên hóa đơn điện tử cũng được thể hiện rõ ràng tại Điều 4 Khoản 1 của Thông tư 78/2021.
Một trong những thay đổi mới mẻ của Thông tư này đó chính là quy định về thời điểm khởi lập hóa đơn đối với riêng ngành dịch vụ từ các ngân hàng. Những quy định đã chỉ rõ thời điểm chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng có phát sinh những hoạt động dịch vụ do ngân hàng cung cấp. Thời điểm tạo lập hóa đơn điện tử là ngày được thực hiện định kỳ theo hợp đồng giữa hai bên kèm theo đó là những kê khai được xác thực từ cả hai bên
Đối với các trường hợp sai sót khi đã gửi hóa đơn điện tử đến cơ quan thuế thì tại Thông tư này cũng đã có những hướng dẫn để xử lý cụ thể. Các trường hợp sai sót cần được xử lý có thể được kể đến như là cần phải cấp lại mã của cơ quan thuế, sai sót theo hình thức điều chỉnh, thay thế đối với hóa đơn điện tử,...
Kế toán trong các doanh nghiệp khi xử lý hóa đơn điện tử cần cập nhật và có cho mình những hiểu biết nhất định về quy định này. Khi tạo lập hóa đơn điện tử trong trường hợp được giảm thuế GTGT, nhân viên kế toán cần phải lập hóa đơn riêng biệt cho từng loại hàng hóa và dịch vụ . Trong trường hợp doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức kinh doanh dịch vụ và hàng hóa thuộc những đối tượng được giảm thuế GTGT đã phát hành theo hóa đơn đặt in với hình thức in sẵn mệnh giá sử dụng mà chưa sử dụng hết nhưng vẫn có nhu cầu tiếp tục sử dụng thì các đối tượng này sẽ cần đóng dấu dựa trên giá đã giảm là 30% mức thuế suất thuế hoặc 30% mức tỷ lệ % bên cạnh giá in sẵn để có thể tiếp tục sử dụng.
Cuối cùng là lưu ý về 6 tỉnh thành thí điểm cho việc sử dụng hóa đơn điện tử trên cả nước bao gồm Hà Nội, tp. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Quảng Ninh, Bình Định, Phú Thọ. Sau thời điểm này, việc sử dụng hóa đơn điện tử sẽ được áp dụng trên toàn bộ cả nước.
Hiện nay, các doanh nghiệp có thể sử dụng các phần mềm hóa đơn điện tử để có thể kiểm soát và sử dụng những hóa đơn này một cách đúng quy định. Việc cập nhật và ứng dụng những phần mềm hỗ trợ sẽ làm giảm bớt gánh nặng cho các doanh nghiệp khi quản lý yếu tố này.
Một trong những phần mềm mà chúng tôi muốn giới thiệu cho bạn ngày hôm nay đó chính là Phần mềm Quản lý hóa đơn 365. Sở hữu những tính năng hữu ích trong việc tạo lập, xuất và quản lý hóa đơn điện tử. Cung cấp cho người dùng những giá trị hoàn toàn miễn phí, chắc chắn phần mềm Quản lý hóa đơn 365 sẽ không khiến bạn thất vọng khi quyết định lựa chọn và sử dụng.
Trên đây là những thông tin quy định về hóa đơn điện tử mới nhất dành cho bạn. Hy vọng với những tin tức được cập nhật “nóng hổi” này bạn đã có cho mình được những hiểu biết về loại hóa đơn này. Đừng quên thường xuyên truy cập và theo dõi timviec365.vn để đón đọc những bài viết hữu ích khác nhé!
Mã số thuế là gì, cấu trúc và cách phân loại
Bạn đang muốn tìm hiểu về mã số thuế cũng như cấu trúc và cách phân loại yếu tố này? Đọc ngay bài viết sau để có thêm những thông tin cụ thể cho mình nhé!
Bài viết liên quan
Từ khóa liên quan
Chuyên mục