Quay lại

Sắc thuế là gì? Giải đáp thắc mắc về thuế giá trị gia tăng ở nước ta

Tác giả: Hồ Thùy Trang

Như các bạn đã biết thì thuế là một nguồn thu tài chính chủ yếu ở nhà nước ta, thuế cũng coi như là một công cụ mà nhà nước Việt Nam ta sử dụng để quản lý đất nước. Bất cứ một cá nhân hay tổ chức nào, không phân biệt giới tính hay ngành nghề đều có nghĩa vụ phải đóng thuế theo đúng quy định của nhà nước Việt Nam, và đây là vấn đề được nhiều người quan tâm. Vậy sắc thuế là gì? Bài viết này sẽ Giải đáp thắc mắc về thuế giá trị gia tăng ở nước ta.

Việc làm Kế toán - Kiểm toán

1. Sắc thuế là gì?

Sắc thuế được coi là một loại thuế, một khoản tiền hay là hiện vật của cá nhân hoặc tổ chức bắt buộc phải nộp cho nhà nước khi mà cá nhân hay tổ chức đó tiến hành sản xuất hoặc kinh doanh. Hay đây cũng là một khoản thu phái nhà nước mang tính nghĩa vụ bắt buộc của mọi công dân, mọi cá nhân và mọi tổ chức trong vùng lãnh thổ của đất nước Việt Nam.

Các yếu tố cấu thành sắc thuế:

Mỗi sắc thuế thì sẽ có một tên gọi riêng khác nhau. Và thông thường thì tên gọi của những sắc thuế như vậy sẽ thể hiện được đối tượng mà có thể tác động được của sắc thuế hoặc là mục tiêu của việc áp dụng đến sắc thuế đó.

Sắc thuế là gì

- Đối tượng nộp thuế: Đối tượng nộp thuế ở đây sẽ bao gồm các tổ chức, hoặc là cá nhân có tham gia kinh doanh, sản xuất, kinh doanh về các mặt hàng hóa có chịu thuế (đều gọi chung là cơ sở kinh doanh) và tổ chức, hay là những cá nhân khác nhập khẩu hàng hóa ở mức phải chịu thuế có tên gọi chung là người nhập khẩu, đây là đối tượng nộp VAT.

Theo quy định của luật Việt Nam thì đối tượng nộp thuế có thể thấy, về luật thuế giá trị gia tăng (GTGT) được coi là một sắc thuế có phạm vi điều chỉnh rộng nhất trong tất cả các luật thuế thiện hành ở nước ta hiện nay. Thuế GTGT sẽ là một nguồn động viên cũng như là sự đóng góp của tất cả mọi người dân thông qua các hành vi tiêu dùng của họ. Có một phạm vi mà điều chỉnh được rộng như vậy, thì với loại thuế GTGT hiện nay là một trong những sắc thuế khá là quan trọng trong hệ thống thu thuế của nhà nước Việt Nam. Ở nước ta, về mặt thuế GTGT thì luôn có tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu thu của nguồn ngân sách nhà nước.

Việc làm nhân viên tư vấn thuế

2. Thuế giá trị gia tăng (GTGT)

Với phạm vi áp dụng của thuế giá trị gia tăng là: Đối tượng chịu thuế GTGT là hàng hóa và dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng tại Việt Nam (bao gồm cả hàng hóa, dịch vụ mua của tổ chức, cá nhân nước ngoài). Doanh nghiệp trong nước phải tính thuế GTGT trên giá trị hàng hóa và dịch vụ bán ra.

Ngoài ra, hàng hóa nhập khẩu cũng phải chịu thuế GTGT. Doanh nghiệp có nghĩa vụ nộp thuế GTGT khâu nhập khẩu cho cơ quan hải quan cùng với thuế nhập khẩu. Dịch vụ nhập khẩu chịu thuế GTGT theo cơ chế thuế NTNN.

Thuế GTGT phải nộp được xác định bằng thuế GTGT đầu ra trừ đi thuế GTGT đầu vào được khấu trừ phát sinh từ việc mua hàng hóa và dịch vụ. Để khấu trừ thuế GTGT đầu vào, người nộp thuế phải có đầy đủ hóa đơn thuế GTGT hợp lệ do bên bán cung cấp. Để khấu trừ thuế GTGT nộp ở khâu nhập khẩu, người nộp thuế phải có chứng từ nộp tiền vào ngân sách nhà nước và đối với thuế GTGT của thuế NTNN thì phải có chứng từ nộp thuế GTGT thay cho NTNN.

2.1. Các trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT

Trong trường hợp này, doanh nghiệp không phải kê khai và nộp thuế GTGT đầu ra trong khi thuế GTGT đầu vào có liên quan vẫn được khấu trừ. Những trường hợp này bao gồm:

Các khoản thu về bồi thường, tiền thưởng, tiền hỗ trợ, trừ trường hợp trao đổi để thực hiện một số dịch vụ nhất định

Tiền chuyển nhượng quyền phát thải và các khoản thu tài chính; Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam mua dịch vụ của tổ chức nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam, cá nhân nước ngoài là đối tượng không cư trú tại Việt Nam và dịch vụ được thực hiện tại nước ngoài, bao gồm: sửa chữa phương tiện vận tải, máy móc, thiết bị; quảng cáo, tiếp thị; xúc tiến đầu tư và thương mại ra nước ngoài; môi giới bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ ra nước ngoài, đào tạo, một số dịch vụ bưu chính, viễn thông quốc tế

Doanh nghiệp bán sản phẩm nông nghiệp cho doanh nghiệp ở khâu thương mại chưa được chế biến thành sản phẩm khác hoặc chỉ qua khâu sơ chế thông thường;

 Các trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT

Một số hình thức góp vốn bằng tài sản; Thu đòi người thứ ba của hoạt động bảo hiểm;

Các khoản thu hộ không liên quan đến việc bán hàng hoá, dịch vụ của cơ sở kinh doanh (ví dụ: nếu Doanh nghiệp A mua hàng hoá/dịch vụ từ Doanh nghiệp B, nhưng trả tiền cho Doanh nghiệp C và sau đó Doanh nghiệp C trả tiền cho Doanh nghiệp B thì khoản thanh toán Doanh nghiệp C trả cho Doanh nghiệp B không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT);

Doanh thu hoa hồng được hưởng từ hoạt động đại lý bán đúng giá quy định của bên giao đại lý hưởng hoa hồng của các dịch vụ: bưu chính, viễn thông, bán vé xổ số, vé máy bay, ô tô, tàu hỏa, tàu thủy; và đại lý vận tải quốc tế; đại lý của các dịch vụ ngành hàng không, hàng hải mà được áp dụng thuế suất thuế GTGT 0%; và đại lý bảo hiểm;

Doanh thu hoa hồng đại lý được hưởng từ hoạt động đại lý bán hàng hoá, dịch vụ thuộc diện không chịu thuế GTGT; Hàng hóa đã xuất khẩu sau đó tái nhập khẩu vào Việt Nam trong trường hợp phía nước ngoài trả lại hàng.

Xem thêm: Kế toán công nợ là gì? Mô tả công việc kế toán công nợ chi tiết

Việc làm tài chính doanh nghiệp

2.2. Đối tượng không phải chịu thuế GTGT

Những loại hàng hóa và dịch vụ không chịu thuế GTGT theo quy định bao gồm:

- Một số sản phẩm nông nghiệp;

- Hàng hóa/dịch vụ cung cấp bởi các cá nhân có thu nhập dưới 100 triệu đồng/năm

- Giàn khoan, tàu bay và tàu thủy thuộc loại trong nước chưa sản xuất được nhập khẩu tạo tài sản cố định, hoặc thuê của nước ngoài;

- Chuyển quyền sử dụng đất (có hướng dẫn cụ thể cho một số trường hợp)

- Các dịch vụ tài chính phái sinh, các dịch vụ tín dụng (bao gồm cả phát hành thẻ tín dụng, cho thuê tài chính và bao thanh toán); bán tài sản bảo đảm tiền vay thuộc đối tượng chịu thuế GTGT do người đi vay thực hiện theo ủy quyền của người cho vay nhằm mục đích thanh toán khoản nợ có đảm bảo bằng tài sản và dịch vụ cung cấp thông tin tín dụng.

- Kinh doanh chứng khoán bao gồm quản lý quỹ đầu tư chứng khoán;

- Chuyển nhượng vốn; Kinh doanh ngoại tệ;

- Bán nợ

- Một số dịch vụ bảo hiểm (bao gồm bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm nông nghiệp và tái bảo hiểm);

Đối tượng không phải chịu thuế GTGT

- Dịch vụ y tế;

- Dịch vụ chăm sóc người cao tuổi, người khuyết tật;

- Dạy học, dạy nghề;

- Xuất bản và phát hành báo, tạp chí, và một số loại sách;

- Vận chuyển hành khách công cộng bằng xe buýt

- Chuyển giao công nghệ, phần mềm và dịch vụ phần mềm, ngoại trừ phần mềm xuất khẩu được hưởng thuế suất 0%

- Thiết bị, máy móc, vật tư trong nước chưa sản xuất được được nhập khẩu để sử dụng trực tiếp cho hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ

- Thiết bị, máy móc, phụ tùng thay thế, phương tiện vận tải chuyên dùng và vật tư trong nước chưa sản xuất được cần nhập khẩu để tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm dò và phát triển các mỏ dầu và khí đốt

- Hàng hóa nhập khẩu trong các trường hợp sau đây: hàng viện trợ quốc tế không hoàn lại, bao gồm cả hàng viện trợ từ chương trình Viện trợ Phát triển Chính thức, tặng phẩm của tổ chức nước ngoài cho các cơ quan chính phủ và cho các cá nhân (theo quy định)…

Người tìm việc

2.3. Thuế suất

Có ba mức thuế suất GTGT như sau:

Mức 0%: Mức thuế suất này áp dụng cho hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu bao gồm cả hàng hóa/ dịch vụ bán ra nước ngoài/ bán trong khu phi thuế quan và tiêu dùng bên ngoài Việt Nam/ trong khu phi thuế quan, hàng gia công chuyển tiếp hoặc xuất khẩu tại chỗ (theo quy định), hàng hóa bán cho cửa hàng miễn thuế, một số dịch vụ xuất khẩu, hoạt động xây dựng và lắp đặt công trình cho doanh nghiệp chế xuất, dịch vụ hàng không, hàng hải và vận tải quốc tế.

Mức 5%: Mức thuế suất này thường áp dụng cho các ngành và lĩnh vực của nền kinh tế có liên quan với việc cung cấp các loại hàng hóa và dịch vụ thiết yếu, bao gồm: nước sạch; dụng cụ giảng dạy; sách; thực phẩm chưa qua chế biến; thuốc chữa bệnh và trang thiết bị y tế; thực phẩm chăn nuôi; một số sản phẩm và dịch vụ nông nghiệp; dịch vụ khoa học và công nghệ; mủ cao su sơ chế, đường và các phụ phẩm; một số hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao và nhà ở xã hội.

Mức 10%: Đây được coi là mức thuế suất "phổ thông" áp dụng cho các đối tượng chịu thuế GTGT nhưng không được hưởng mức thuế suất 0% hoặc 5%.

Nếu không xác định được một mặt hàng thuộc loại hàng hóa nào theo biểu thuế quy định, thì doanh nghiệp phải tính và nộp thuế GTGT theo mức thuế suất cao nhất cho loại hàng hóa mà doanh nghiệp cung cấp.

3. Tạm ngừng kinh doanh có phải nộp thuế

Nếu như gặp trường hợp là kinh doanh không có hiệu quả thì doanh nghiệp của cá nhân hay tổ chức có thể tạm thời đóng cửa và dừng việc kinh doanh.

Và theo như khoản 3, điều 4 của thông tư 302/2016/TT-BTC, thì tổ chức hoặc là cá nhân, hoặc nhóm cá nhân, hộ gia đình đang tham gia sản xuất, kinh doanh và có được thông báo để gửi đến cơ quan thế về việc tạm ngừng lại việc kinh doanh cả năm dương lịch khi mà không phải nộp lệ phí của môn bài của cái măn mà ngừng kinh doanh sản xuất đó.

Tạm ngừng kinh doanh có phải nộp thuế

Trong một trường hợp mà tạm ngừng lại về việc kinh doanh sản xuất mà không trọn được năm dương lịch thì vẫn phải nộp mức lệ phí môn bài của cả năm. Như vậy nếu mà công ty đó tạm ngừng kinh doanh cả năm thì sẽ không phải nộp thuế môn bài nữa còn trường hợp mà tạm ngừng kinh doanh không trọn năm thì vẫn phải nộp thuế.

Vậy là từ bài viết trên của Timviec365.vn đã phần nào giải đáp được cho ta thắc mắc về Sắc thuế là gì? Để từ đó định hướng lại nghề nghiệp tương lai của mình cũng như bổ sung thêm kiến thức. Timviec365.vn là một website hàng đầu về giải đáp thắc mắc việc làm cũng như đăng tin tuyển dụng, để các bạn dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm việc làm, ngành nghề phù hợp. Chúc bạn đọc thành công!

Xem thêm: ACCA là gì? Định hướng sự nghiệp nên học ACCA hay CIMA.

Tuyển dụng

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV- Tâm sự Nghề nghiệp- Cẩm Nang Tìm Việc- Kỹ Năng Tuyển Dụng- Cẩm nang khởi nghiệp- Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm- Kỹ năng ứng xử văn phòng- Quyền lợi người lao động- Bí quyết đào tạo nhân lực- Bí quyết lãnh đạo- Bí quyết làm việc hiệu quả- Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép- Bí quyết viết thư xin thôi việc- Cách viết đơn xin việc- Bí quyết thành công trong công việc- Bí quyết tăng lương- Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên- Kỹ năng đàm phán lương- Kỹ năng phỏng vấn- Kỹ năng quản trị doanh nghiệp- Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội- Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng- Mẹo viết hồ sơ xin việc- Mẹo viết thư xin việc- Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng- Định hướng nghề nghiệp- Top việc làm hấp dẫn- Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông- Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng- Tư vấn việc làm ngành Báo chí- Tư vấn tìm việc làm thêm- Tư vấn việc làm ngành Bất động sản- Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin- Tư vấn việc làm ngành Du lịch- Tư vấn việc làm ngành Kế toán- Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật- Tư vấn việc làm ngành Sư phạm- Tư vấn việc làm ngành Luật- Tư vấn việc làm thẩm định- Tư vấn việc làm vị trí Content- Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn- Tư vấn việc làm quản lý- Kỹ năng văn phòng- Nghề truyền thống- Các vấn đề về lương- Tư vấn tìm việc làm thời vụ- Cách viết Sơ yếu lý lịch- Cách gửi hồ sơ xin việc- Biểu mẫu phục vụ công việc- Tin tức tổng hợp- Ý tưởng kinh doanh- Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing- Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương- Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh- Mẹo viết Thư cảm ơn- Góc Công Sở- Câu chuyện nghề nghiệp- Hoạt động đoàn thể- Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch- Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự- Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics- Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng- Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng- Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật- Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe- Quản trị nhân lực - Quản trị sản xuất- Cẩm nang kinh doanh- Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất- Mô tả công việc ngành Kinh doanh- Mô tả công việc ngành Bán hàng- Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng- Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng- Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán- Mô tả công việc ngành Marketing - PR- Mô tả công việc ngành Nhân sự- Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin- Mô tả công việc ngành Sản xuất- Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải- Mô tả công việc Kho vận - Vật tư- Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics- Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn- Mô tả công việc ngành Hàng không- Mô tả công việc ngành Xây dựng- Mô tả công việc ngành Y tế - Dược- Mô tả công việc Lao động phổ thông- Mô tả công việc ngành Kỹ thuật- Mô tả công việc Nhà nghiên cứu- Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo- Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính- Mô tả công việc Biên - Phiên dịch- Mô tả công việc ngành Thiết kế- Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình- Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh- Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực- Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo- Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern- Mô tả công việc ngành Freelancer- Mô tả công việc Công chức - Viên chức- Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý- Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng - Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận- Hồ sơ doanh nhân- Việc làm theo phường- Danh sách các hoàng đế nổi tiếng- Tài liệu gia sư- Vĩ Nhân Thời Xưa- Chấm Công- Danh mục văn thư lưu trữ- Tài Sản Doanh Nghiệp- KPI Năng Lực- Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp- Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng- Quản Lý Công Việc Nhân Viên- Chuyển văn bản thành giọng nói- Giới Thiệu App Phiên Dịch- Quản Lý Kênh Phân Phối- Đánh giá nhân viên- Quản lý ngành xây dựng- Hóa đơn doanh nghiệp- Quản Lý Vận Tải- Kinh nghiệm Quản lý mua hàng- Danh thiếp cá nhân- Quản Lý Trường Học- Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng- Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính- Kinh nghiệm Quản lý kho hàng- Quản Lý Gara Ô Tô-