Tác giả: Hồ Thùy Trang
Truyền thông nội bộ chính là công cụ quan trong giúp doanh nghiệp có thể làm quen, tiếp cận và giữ mối quan hệ tốt đối với khách hàng. Do vậy việc trang bị cho mình những kiến thức về truyền thông nội bộ là điều bất cứ doanh nghiệp nào cũng phải học. Cùng mình tìm hiểu về 5 cuốn sách về truyền thông nội bộ hay nhất hiện nay qua bài viết dưới đây nhé!
Đây là cuốn sách tổng hợp những lời khuyên, công cụ thực hành, case study cho những ai đang có nhu cầu triển khai công tác truyền thông nội bộ trong doanh nghiệp một cách hiệu quả. Với những người mới bắt đầu bước chân vào tìm hiểu truyền thông nội bộ thì cuốn sách này sẽ đưa ra các hiệu quả, cách thực hành một cách rõ ràng nhất. Trong cuốn cách bạn sẽ được giải đáp các câu hỏi thông điệp truyền thông nội bộ thế nào? Các kênh truyền thông nội bộ hiệu quả cho doanh nghiệp? Vì sao đội ngũ quản lý lại đóng vai trò quan trọng trong truyền thông nội bộ? Cuốn sách truyền thông nội bộ này được viết bởi những tác giả có nhiều năm kinh nhiệm trong nghề làm trong các doanh nghiệp lớn, nhỏ. Bên cạnh đó, cuốn sách sẽ có nhiều bài học thực tế về hoạt động truyền thông nội bộ mà cả giảng viên, sinh viên đều có thể tìm đọc và tham khảo.
Với cuốn sách bí quyết căn bản để thành công trong PR thì bên cạnh giới thiệu khung pháp lý và đạo đức của PR ra, tác giả Phlilip Henslowe còn nêu rõ mối tương quan giữa các lĩnh vực như nhà cung cấp, nhà in, thợ chụp ảnh, nhân viên đồ họa, giới truyền thông. Trong đó ông có miêu tả cụ thể về cách tổ chức triển lãm, trưng bày, thậm chí cả những buổi lễ đón tiếp các quan chức, chính phủ hoàn gia.
Một trong những nhiệm vụ then chốt của một nhân viên PR là công việc viết lách. Do vậy, tác giả đã dành hẳn một chương để trình bày các kỹ năng soạn thỏa văn bản thương mại, viết lời quảng cáo, thông cáo báo chí,… Không chỉ vậy ông còn đưa ra những chỉ dẫn hữu ích khi thực hiện các hoạt động tài trợ nhãn hàng, kỹ năng xử lý khủng hoảng, cách thức giới thiệu với truyền thông cũng như các hoạch định đánh giá chiến dịch hoạt động.
Không giống như các quyển sách đề cập sâu về vấn đề truyền thông nội bộ mà ông Philip Henslowe chú trọng đến việc trang bị cho các độc giả những kiến thức và kỹ năng quan trọng đối với hoat động PR chủ yếu. Bởi thế mà cuốn sách này được xem như một cẩm nang cơ bản cho tất cả ai đang muốn làm việc trong lĩnh vực PR, bất kể hoài bão cho sự nghiệp tương lai của mình.
Thông điệp của tác giả Simon Sinek muốn gửi gắm trong cuốn sách này chính là nếu bạn đang có ý định bán cho ai một sản phẩm hoặc tự đưa ra một ý tưởng nào đó thì cũng đừng nên bắt đầu với việc định nghĩa nó là gì. Thay vào đó hãy bắt đầu với câu hỏi tại sao phải làm những việc này.
Trong cuốn sách “bắt đầu với câu hỏi tại sao”, tác giả đã lấy ví dụ về sự thành công của các nhà lãnh đạo tài ba như Stecve Jobs hay như anh em nhà Wrights để truyền cảm hứng cho mọi người. Đặc biệt, các nhân viên trong tổ chức có thể thấy được việc hiểu rõ mục đích của các công việc mình làm là điều cần ưu tiên. Đối với những người làm về truyền thông nội bộ thì cuốn sách này sẽ truyền tải về bức tranh lớn của tổ chức, sứ mệnh, tầm nhìn, giá trị cốt lõi và chiến lược kinh doanh tới nhân viên.
Cuốn sách kể về một câu chuyện khủng hoảng truyền thông đã xảy ra từ khá lâu của một tập đoàn kinh doanh trong các lĩnh vực hạ tầng ở các khu công nghiệp. Đến nay nó đó đã trở thành một bài học được lưu truyền nhiều đời trong công các quản trị truyền thông.
Ông chủ của tập đoàn này đã từng là một người giàu nhất nhì trên sàn chứng khoán Việt Nam. Vậy mà giờ đây, mỗi lần nhắc đến doanh nghiệp này thì giới truyền thông lại tỏ ra rất cẩn trọng đối với việc thiết lập quan hệ và hợp tác trao đổi thông tin.
Nguyên nhân bắt nguồn từ năng lực quản trị truyền thông. Câu chuyện kể về một tai nạn nghề nghiệp nhỏ của nhà báo có mẫu thuẫn với người đại diện truyền thông của tập đoàn kinh tế nà. Khi nắm được một số các thông tin bất lợi về siêu dự án do tập toàn này là chủ đầu tư thì nhà báo đã cùng những người bạn đăng bài hàng loạt để “đánh hội đồng” và gây áp lực đặt điều kiện mua sự bình yên cho doanh nghiệp. Kết cục thảm là cái bẫy người đại diện truyền thông của tập đoàn này giăng ra đã đưa nhà bào này phải chịu bản án 7 năm tù giam cho hành vi tống tiền.
Nếu bạn là người làm truyền thông thì không nên chọn kịch bản gài bẫy để đưa hoạt động quản trị thương hiệu đi vào ngõ cụt như trường hợp trên. Sau sự kiện trấn động này thì giới truyền thông đã tỏ ra lạnh nhạt đến các hoạt động của thương hiệu này. Đây chính là bài học trong công tác truyền thông nội bộ mà không có giảng đường nào đưa vào giáo trình để dạy cho sinh viên chuyên ngành truyền thông.
Cuốn sách “truyền thông theo phong cách Win – Win ra đời nhằm tạo một cẩm nang hướng dẫn góc nhìn của người trong nghề. Tác giả khi biên soạn những câu chuyện truyền thông này cũng muốn gửi gắm đến các bạn trẻ có niềm đam mê với công việc quản trị truyền thông một góc nhìn trải nghiệm thực tế.
Tuy nhiên, đây chỉ là những kinh nghiệm trên quan điểm cá nhân. Còn để thành công với nghề truyền thông thì chắc chắn bạn phải không nhừng trau dồi, học hỏi, sáng tạo trong công việc và cuộc sống.
Bill Quirke là tác giả nổi tiếng của cuốn sách tạo sự kết nối. Đây là cẩm nang giúp các cá nhân, danh nghiệp dùng truyền thông nội bộ để có thể thực thi các chiến lược. Trong cuốn sách này, tác giả đã chỉ ra các ví dụ thực tế về cách mà các doanh nghiệp sử dụng truyền thông nội bộ để tạo ra sự khác biệt nhằm cải thiện chất lượng phục vụ chăm sóc khách hàng và quản lý sự thay đổi hiệu quả hơn.
Tác giả đã chỉ ra ba khía cạnh của truyền thông nội bộ theo hướng: lý do doanh nghiệp cần truyền thông nội bộ để đạt được các mục tiêu lớn, truyền thông nội bộ cần phải truyền tải điều gì để đem lại những giá trị quan trọng cho nhân viên và cuối cùng là làm thế nào để doanh nghiệp tận dụng truyền thông nội bộ đem lại lợi ích tốt nhất.
Cuốn sách tạo sự kết nối – thực thi chiến lược nhờ truyền thông nội bộ sẽ phù hợp với những ai đang muốn hiểu hơn về vai trò của truyền thông nội bộ cũng như tìm hiểu cách để xây dựng chiến dịch truyền thông nội bộ một cách hiệu quả, gắn kết nhân viên, cải thiện vấn đề giao tiếp giữa lãnh đạo và nhân viên.
Mong rằng với những chia sẻ trên đây bạn đã tìm được cho mình một cuốn sách truyền thông nội bộ phù hợp cho mình. Những cuốn sách về truyền thông nội bộ đều được đúc kết từ kinh nghiệm xương máu của các tác giả. Do vậy, nếu bạn muốn trở thành người truyền thông nội bộ giỏi thì chắc chắn nên tham khảo 5 cuốn sách trên đây nhé!
Top 5 cuốn sách văn hóa doanh nghiệp nổi tiếng mọi thời đại
Để doanh nghiệp có thể đưa ra các chiến lược cải thiện chất lượng cuộc sống cho nhân viên một cách tốt nhất thì cần phải xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Click vào bài viết dưới đây để tìm hiểu 5 cuốn sách văn hóa doanh nghiệp hay nhất hiện nay nhé!
Bài viết liên quan
Từ khóa liên quan
Chuyên mục