Tác giả: Nguyễn Thơm
Bài viết dưới đây sẽ có rất nhiều điều thú vị cho các bạn, nhất là những bạn đang học tập và làm việc trong lĩnh vực marketing hay chăm sóc khách hàng. Cùng tìm hiểu về thuật ngữ sản phẩm là gì và các thông tin liên quan đến các sản phẩm hiện nay.
Sản phẩm là tất cả những hàng hóa đang được bán trên thị trường nhằm thỏa mãn được nhu cầu của người tiêu dùng.
Sản phẩm không chỉ dừng lại ở các hàng hóa có thể cầm nắm được mà còn có thể là các hàng hóa tồn tại ở trạng thái vô hình như dịch vụ chăm sóc khách hàng hay các chế độ hậu mãi của hàng hóa.
Các mức độ của sản phẩm:
Lợi ích cốt lõi của sản phẩm: là những lợi ích để người mua sẵn sàng bỏ ra một khoản chi phí để mua. Ví dụ như: mua một đôi giày để nhằm mục đích bảo vệ đôi chân.
Sản phẩm chung - sản phẩm phản ánh lợi ích, thực trạng của chính nó. Ví dụ: Một đôi giày bình thường được doanh nghiệp sản xuất
Sản phẩm kỳ vọng: là những mong muốn của khách hàng về sản phẩm đó. Ví dụ: Người mua mong đợi ở đôi giày này được làm bằng chất liệu vải, da, êm chân, độ bền cao, chống được nước, sử dụng tốt trong điều kiện khắc nghiệt,...
Sản phẩm hoàn thiện: là sản phẩm sau khi đã được kết hợp giữa mong muốn người mua và năng lực của người sản xuất, trong đó có các ý tưởng, các giá trị tăng thêm mà người bán muốn tạo sự khác biệt để làm tăng giá trị sản phẩm cũng như sự khác biệt với đối thủ cạnh tranh. Ví dụ: cũng đôi giày đó, cửa hàng đã tặng kèm dịch vụ spa giày miễn phí trong 5 lần để thu hút khách hàng.
Sản phẩm tiềm ẩn: là những lợi ích, dịch vụ tiềm ẩn trong sản phẩm. Ví dụ: người mua mua một cái áo, ngoài dùng để mặc và làm đẹp, khi áo đã cũ thì họ có thể dụng để làm vật lau chùi các đồ dùng trong nhà trước khi khai thác hết giá trị của nó.
Thứ nhất, sản phẩm cơ bản. Các nhà sản xuất sẽ đặt ra câu hỏi người tiêu dùng đang cần gì, những điều họ mong muốn trong sản phẩm đó là gì? Ví dụ: doanh nghiệp đang kinh doanh, sản xuất xe máy. Họ sẽ đặt ra câu hỏi về nhu cầu, xu hướng của thị trường, những mong muốn của khách hàng về xe máy. Điều này tốn rất nhiều thời gian của những người nghiên cứu thị trường, nếu không có khả năng quan sát và phân tích sẽ rất khó để có thể tạo ra các sản phẩm có ích và đúng với thị hiếu của người tiêu dùng.
Thứ hai, sản phẩm thực. Sản phẩm từ ý tưởng sẽ được nhà sản xuất tạo ra hoàn thiện về hình thức, các đặc điểm đặc trưng, sự khác biệt và thương hiệu sản phẩm. Đây chính là dấu hiệu nhận biết cho các khách hàng lựa chọn sau này. Ví dụ: sản phẩm xe máy được sản xuất ra có tên A, là mẫu xe ga dành cho nữ giới và các đặc tính của sản phẩm (tiết kiệm xăng, thiết kế,...)
Thứ ba, sản phẩm đính kèm (bổ sung). Bao gồm tổng hợp tất cả các giá trị đi kèm của sản phẩm đó. Ví dụ: chế độ bảo dưỡng xe miễn phí, bảo hành các động cơ xe máy, tặng kèm mũ bảo hiểm và áo mưa.
Xem thêm: Ladipage là gì? Sự kết hợp hiệu quả giữa CRM và ladipage
Sản phẩm có thời gian sử dụng dài hạn là các sản phẩm không có hạn sử dụng hoặc hạn sử dụng rất dài, thường là các thiết bị điện tử, điện lạnh, phương tiện giao thông, máy móc. Ví dụ như: điện thoại, máy tính, laptop, xe máy, ô tô,...
Sản phẩm có thời gian sử dụng ngắn hạn là các sản phẩm có hạn sử dụng ngắn theo ngày hay kéo dài một vài năm hoặc sau thời gian sử dụng dài chất lượng sản phẩm không còn được như ban đầu, cần phải chuyển đổi mục đích sử dụng hoặc vứt bỏ; thường là thực phẩm, hóa mỹ phẩm, quần áo, giày dép. Ví dụ như: gạo, rau, son, phấn, bánh kẹo,...
Sản phẩm thường xuyên sử dụng là các sản phẩm được sử dụng phục vụ cho các nhu cầu thiết yếu của người tiêu dùng như nhu cầu ăn uống, sinh hoạt cá nhân. Ví dụ: sữa tắm, dầu gội, gạo, rau, thịt,...
Sản phẩm ngẫu hứng là các sản phẩm không nằm trong nhu cầu thiết yếu của người tiêu dùng, họ mua không có kế hoạch, chịu sự tác động của nhiều yếu tố khách quan. Ví dụ: người mua chỉ có ý định tới siêu thị để mua gạo, nhưng khi tới đó, họ lại thấy một quầy bán bánh kẹo đang có chương trình khuyến mại mua 1 tặng 1 thì họ sẽ mua sản phẩm do tác động của xúc tiến bán chứ không do nhu cầu ban đầu.
Sản phẩm khẩn cấp là các sản phẩm không thường xuyên sử dụng nhưng trong một số trường hợp nó lại vô cùng cần thiết. Ví dụ: thuốc say xe.
Sản phẩm cân nhắc là các sản phẩm mà người mua cần cân nhắc trong một thời gian dài trước khi ra quyết định mua. Các sản phẩm này thường là các sản phẩm cho giá trị cao hoặc có tác động lâu dài tới cuộc sống của người mua hàng. Ví dụ: xe máy, ô tô, tủ lạnh, tivi.
Sản phẩm đặc thù là các sản phẩm mà người mua sẵn sàng bỏ thêm thời gian công sức để mua và sử dụng. Ví dụ như là các sản phẩm niềng răng, sản phẩm hỗ trợ tập thể dục thể thao.
Nguyên vật liệu là các sản phẩm được mua về để phục vụ cho nhu cầu sản xuất ra các hàng hóa, sản phẩm khác. Ví dụ: mua vải để sản xuất quần áo, mua thóc để sản xuất gạo.
Các nguyên vật liệu phụ: là các sản phẩm bổ sung, phục vụ cho việc sửa chữa, thay thế cho các sản phẩm chính. Ví dụ: xăng dầu cho xe máy, màn hình điện thoại, chuột cho máy tính.
Các tài sản cố định là các tài sản tham gia vào quá trình sản xuất ra sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Ví dụ: nhà xưởng, công ty, các máy móc thiết bị.
Do đó, các doanh nghiệp có thể nhìn vào đặc điểm của các sản phẩm để có những kế hoạch, chương trình marketing và quản trị quan hệ khách hàng - CRM phù hợp cho các sản phẩm của mình. Ví dụ như với các sản phẩm mua ngẫu hứng thì rất quan trọng trong việc đặt địa điểm bán, làm sao để địa điểm đó phải dễ tiếp cận với khách hàng nhất, làm gia tăng hành vi mua của khách hàng. Các sản phẩm này có thể có thêm các chương trình giảm giá, khuyến mại, tác động lớn tới tâm lý khách hàng để họ ra quyết định mua nhanh chóng vì có mức giá hời. Họ sẽ cảm thấy bản thân “được” nhiều hơn “mất”, tán thưởng hành vi mua của bản thân thay vì cảm thấy tiếc tiền để mua sản phẩm.
Trên đây là toàn bộ thông tin để trả lời cho câu hỏi sản phẩm là gì. Mong rằng bài viết đã giúp bạn hiểu hơn về sản phẩm cũng như các thông tin liên quan đến sản phẩm để áp dụng phù hợp hơn trong việc học tập và làm việc của mình.
Chất lượng sản phẩm là gì? Những yếu tố tạo nên chất lượng
Bài viết dưới đây sẽ giải thích cho các bạn thuật ngữ chất lượng sản phẩm và các yếu tố quan trọng giúp các sản phẩm đạt chất lượng tốt. Click ngay để biết thêm thông tin.
Bài viết liên quan
Từ khóa liên quan
Chuyên mục