Quay lại

Sinh viên năm cuối nên làm gì? Hành trang trước khi ra trường

Tác giả: Hạ Linh

Những năm tháng thanh xuân, nơi ghi dấu ấn những kỷ niệm vui buồn của tuổi trẻ sắp sửa kết thúc. Sinh viên năm cuối - bốn chữ vừa vui nhưng cũng lại vừa buồn. Là một sinh viên năm cuối, vui vì bạn đã sắp sửa hoàn thành khóa học của mình, chuẩn bị trở thành một người độc lập và trưởng thành khi ra xã hội. Buồn vì phải xa thầy cô, bạn bè và cũng là lúc nhận ra cuộc sống tự lập, tự thân sẽ khó khăn đến nhường nào. Vậy để hành trình đặt từng viên gạch cho tương lai của bạn được thuận lợi, sinh viên năm cuối nên làm gì?

1. Củng cố lại kiến thức chuyên môn

Củng cố lại chuyên môn là một điều cần làm cho thắc mắc: Sinh viên năm cuối nên làm gì? Đại học là quãng thời gian khá dài, tùy theo từng ngành học, bạn có thể mất từ 3 năm, 4 năm, thậm chí là 5 - 6 năm. Khối lượng kiến thức sau một thời gian dài như thế, mặc dù muốn hay không thì chúng thực sự đã mai một đi phần nào. Kiến thức nếu không được mài dũa và củng cố hàng ngày, thì rất dễ xuất hiện những lỗ hồng. Đó chính là lý do sinh viên năm cuối trước khi ra trường để củng cố và ôn tập lại kiến thức của mình.

Củng cố lại kiến thức chuyên môn

Hệ thống và ôn luyện lại kiến thức không chỉ giúp các bạn thành thạo và một lần nữa hiểu rõ hơn về những gì đã được giảng dạy, mà còn hỗ trợ bạn dễ dàng tham gia vào các kỳ thi tuyển ở một số vị trí việc làm mà bạn mơ ước. Tất nhiên, bất kỳ một kiến thức nào được học, lúc này hay lúc khác cũng sẽ phát huy tác dụng trong cuộc sống và công việc ở tương lai.

Tham khảo ngay: Thông tin tuyển dụng việc làm sinh viên mới tốt nghiệp - thực tập để các bạn sinh viên sắp ra trường có thêm hiểu biết về cơ hội việc làm, thị trường việc làm

2. Nỗ lực lấy được một chứng chỉ ngoại ngữ

Ngày nay, không thể phủ nhận giá trị của một ngoại ngữ trong cuộc sống. Các bạn trẻ đang sống trong một thời đại đầy tính hội nhập, nếu không sở hữu mức độ cơ bản của một ngoại ngữ, bạn sẽ bỏ lỡ đi rất nhiều cơ hội hấp dẫn. Với sinh viên năm cuối, ngoại ngữ lại càng phát huy tác dụng, khi bạn sắp sửa phải chinh phục một công việc nào đó. Các nhà tuyển dụng hiện nay đa phần đều đề cao những ứng viên sở hữu kiến thức và kỹ năng về ngôn ngữ.

Nỗ lực lấy được một chứng chỉ ngoại ngữ

Không chỉ tiếng Anh - một ngôn ngữ cơ bản và thông dụng, mà những thứ tiếng khác cũng quan trọng không kém. Hãy tìm hiểu xem công việc mà bạn dự định làm có yêu cầu cụ thể về ngôn ngữ nào. Hãy cố gắng học tập, ôn luyện và thi lấy chứng chỉ ngôn ngữ đó. Đó là cách tốt nhất để bạn gia tăng cơ hội ứng tuyển thành công. Đặc biệt là những việc làm liên quan đến phiên dịch, biên dịch, hướng dẫn viên du lịch, ngoại giao,...

Trong trường hợp bạn đã thành thạo về một loại ngôn ngữ, hãy thử sức bằng việc học thêm một ngôn ngữ hoàn toàn mới mà bạn có hứng thú. Những người đa ngôn thường là những người rất thành công và phát triển trong sự nghiệp. Cơ hội chắc chắn sẽ đến với bạn rất nhiều nếu như bạn sở hữu một hoặc vài ngoại ngữ đấy nhé.

3. Nâng cấp kỹ năng mềm

Nâng cấp kỹ năng mềm

Sinh viên năm cuối nên làm gì? Không chỉ chuyên môn, kỹ năng mềm cũng quan trọng không kém. Đặc biệt trong cơ chế làm việc khó khăn và yêu cầu cao như hiện nay, các bạn trẻ lại phải cần quan tâm và đầu tư hơn về kỹ năng mềm. Thực tế sẽ không giống như những gì lý thuyết đã dạy bạn. Bạn có thể vấp ngã, có thể áp lực, có thể gặp phải nhiều tình huống trớ trêu trong công việc và cuộc sống. Nhưng nếu sở hữu các kỹ năng mềm cần thiết, bạn sẽ sẵn sàng vượt qua những điều đó dễ dàng hơn.

Mặc dù rất nhiều cơ sở giáo dục đại học hiện nay đã thiết kế một số môn để giảng dạy kỹ năng mềm cho sinh viên. Thế nhưng, phần nhiều các bạn sinh viên còn chưa tiếp cận được ở một số cơ sở giáo dục khác. Hệ thống các kỹ năng mềm cần thiết nhất như giao tiếp, làm việc nhóm, làm việc độc lập, thuyết trình, lập kế hoạch, đàm phán,... rất được các nhà tuyển dụng đánh giá cao. Bạn nên đăng ký một khóa học kỹ năng mềm, hay đơn giản là thường xuyên tích cực tham gia các hoạt động xã hội, trường, khoa, lớp,... để tự trau dồi các kỹ năng này cho bản thân trước khi ra trường nhé.

4. Xác định và tìm hiểu công việc dự định làm khi ra trường

Xác định và tìm hiểu công việc dự định làm khi ra trường

Tại sao các bạn sinh viên năm cuối nên sớm xác định nghề nghiệp hay công việc tương lai mà ra trường bạn muốn hướng đến? Ngày nay, cơ chế tuyển dụng khó khăn, việc làm khan hiếm, để tìm việc đáp ứng mong muốn của bản thân không hề đơn giản. Do đó, xác định và khám phá công việc mà bạn dự định sau khi ra trường sẽ giúp bạn hình dung rõ nét hơn, thực tế hơn về công việc đó. Tránh việc tưởng tượng sai sự thật, nghĩ mọi thứ đều là màu hồng và không sẵn sàng tâm lý trước thực tế đầy nghiệt ngã.

Bên cạnh đó, sinh viên năm cuối có thể tìm hiểu thông tin tuyển dụng đối với việc làm mà bạn mong muốn. Đọc tin tuyển dụng, bản mô tả công việc giúp bạn có cái nhìn sâu sắc hơn về những nhiệm vụ cần thực hiện, yêu cầu đối với công việc, mức lương, quyền lợi, đãi ngộ,... 

Nếu bản thân thực sự đáp ứng được những điều kiện mà nhà tuyển dụng đưa ra. Hãy chuẩn bị hành trang để sẵn sàng ứng tuyển vào công việc đó. Ngay cả khi bạn chưa chính thức ra trường, chưa nhận được bằng tốt nghiệp thì một vị trí việc làm thực tập sinh chẳng hạn, vẫn sẽ là cơ hội tuyệt vời và là bước đệm cho tương lai của bạn.

5. Tranh thủ làm thêm khi có thể

Tranh thủ làm thêm khi có thể

Sinh viên năm cuối nên làm gì? Làm thêm là một gợi ý có thể rất khả thi. Sinh viên năm cuối đa phần lịch học đã khá ít, bạn có thể làm thêm dễ dàng hơn. Công việc làm thêm có thể mang lại cho bạn nhiều giá trị bên cạnh mức thu nhập nhỏ. Đặc biệt với những sinh viên năm cuối sắp ra trường, hãy cố gắng chọn một công việc làm thêm mà công việc đó có thể liên quan trực tiếp đến chuyên ngành bạn học. Hay về cơ bản, nó có thể mang lại cho bạn những giá trị cần thiết để phục vụ công việc ở tương lai. Nếu tận dụng được công việc làm thêm, sinh viên năm cuối còn có thể tích lũy kinh nghiệm và ghi vào bản CV xin việc của mình nữa đấy.

Một việc làm thời vụ, bán thời gian hay cộng tác viên đều rất đáng được cân nhắc. Bởi bạn có thể vừa linh hoạt trong công việc, vừa có thể đảm bảo công tác học tập cuối khóa của mình. Công việc làm thêm chắc chắn sẽ giúp bạn xây dựng thêm nhiều mối quan hệ mới, học hỏi thêm nhiều điều mới. Giúp bạn hình thành được tác phong làm việc, cách giao tiếp, tương tác với người khác, cách làm việc nhóm,... Đó là cơ hội để bạn vừa vận dụng chuyên môn, vừa trau dồi được kỹ năng mềm hoàn chỉnh.

6. Sinh viên năm cuối nên làm gì? - Chuẩn bị CV xin việc

Rất nhiều ứng viên trẻ là sinh viên mới ra trường bỡ ngỡ với công tác ứng tuyển và yêu cầu ứng tuyển từ nhà tuyển dụng. Thậm chí có những bạn còn không biết CV xin việc có hình thù, nội dung như thế nào? Đó là một thực trạng mà bạn nên tránh xa. Bởi thực tế, bạn hoàn toàn có thể làm quen, rèn luyện việc viết CV xin việc trong thời điểm năm cuối của mình.

Sinh viên năm cuối nên làm gì? - Chuẩn bị CV xin việc

Sinh viên năm cuối là thời điểm thích hợp nhất để chuẩn bị CV xin việc - một hành trang không thể thiếu trong mọi quy trình ứng tuyển. Viết CV xin việc không hề khó, chỉ là các bạn trẻ không được tiếp cận chúng sớm hơn và không được hướng dẫn viết sao cho đúng cách. Hãy tận dụng công nghệ, mạng internet để tìm hiểu về bản chất, khái niệm, công dụng cũng như cách tạo ra một mẫu CV xin việc như thế nào bạn nhé.

Các nhà tuyển dụng luôn hài lòng với những ứng viên là sinh viên mới ra trường nhưng sở hữu một mẫu CV xin việc chuẩn không phải chỉnh đấy.

Sinh viên năm cuối nên làm gì? Với những gợi ý trên đây, timviec365.vn tin rằng bạn sẽ không cảm thấy băn khoăn hay mông lung nữa, mà đã có những nét vẽ cụ thể trên con đường chạm đến thành công của chính mình!

​Bạn có biết sinh viên mới ra trường tìm việc như thế nào?

Sinh viên mới ra trường tìm việc như thế nào là một trong những bài toán nan giải của nhiều người. Khám phá ngay bài viết của tác giả Vũ Bích Phượng để có sự chuẩn bị đúng đắn bạn nhé!

Sinh viên mới ra trường tìm việc như thế nào?

Sinh viên mới ra trường tìm việc như thế nào là một trong những bài toán nan giải của nhiều người. Khám phá ngay bài viết của tác giả Vũ Bích Phượng để có sự chuẩn bị đúng đắn bạn nhé!

Sinh viên mới ra trường tìm việc như thế nào?

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV- Tâm sự Nghề nghiệp- Cẩm Nang Tìm Việc- Kỹ Năng Tuyển Dụng- Cẩm nang khởi nghiệp- Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm- Kỹ năng ứng xử văn phòng- Quyền lợi người lao động- Bí quyết đào tạo nhân lực- Bí quyết lãnh đạo- Bí quyết làm việc hiệu quả- Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép- Bí quyết viết thư xin thôi việc- Cách viết đơn xin việc- Bí quyết thành công trong công việc- Bí quyết tăng lương- Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên- Kỹ năng đàm phán lương- Kỹ năng phỏng vấn- Kỹ năng quản trị doanh nghiệp- Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội- Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng- Mẹo viết hồ sơ xin việc- Mẹo viết thư xin việc- Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng- Định hướng nghề nghiệp- Top việc làm hấp dẫn- Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông- Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng- Tư vấn việc làm ngành Báo chí- Tư vấn tìm việc làm thêm- Tư vấn việc làm ngành Bất động sản- Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin- Tư vấn việc làm ngành Du lịch- Tư vấn việc làm ngành Kế toán- Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật- Tư vấn việc làm ngành Sư phạm- Tư vấn việc làm ngành Luật- Tư vấn việc làm thẩm định- Tư vấn việc làm vị trí Content- Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn- Tư vấn việc làm quản lý- Kỹ năng văn phòng- Nghề truyền thống- Các vấn đề về lương- Tư vấn tìm việc làm thời vụ- Cách viết Sơ yếu lý lịch- Cách gửi hồ sơ xin việc- Biểu mẫu phục vụ công việc- Tin tức tổng hợp- Ý tưởng kinh doanh- Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing- Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương- Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh- Mẹo viết Thư cảm ơn- Góc Công Sở- Câu chuyện nghề nghiệp- Hoạt động đoàn thể- Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch- Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự- Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics- Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng- Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng- Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật- Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe- Quản trị nhân lực - Quản trị sản xuất- Cẩm nang kinh doanh- Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất- Mô tả công việc ngành Kinh doanh- Mô tả công việc ngành Bán hàng- Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng- Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng- Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán- Mô tả công việc ngành Marketing - PR- Mô tả công việc ngành Nhân sự- Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin- Mô tả công việc ngành Sản xuất- Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải- Mô tả công việc Kho vận - Vật tư- Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics- Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn- Mô tả công việc ngành Hàng không- Mô tả công việc ngành Xây dựng- Mô tả công việc ngành Y tế - Dược- Mô tả công việc Lao động phổ thông- Mô tả công việc ngành Kỹ thuật- Mô tả công việc Nhà nghiên cứu- Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo- Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính- Mô tả công việc Biên - Phiên dịch- Mô tả công việc ngành Thiết kế- Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình- Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh- Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực- Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo- Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern- Mô tả công việc ngành Freelancer- Mô tả công việc Công chức - Viên chức- Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý- Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng - Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận- Hồ sơ doanh nhân- Việc làm theo phường- Danh sách các hoàng đế nổi tiếng- Tài liệu gia sư- Vĩ Nhân Thời Xưa- Chấm Công- Danh mục văn thư lưu trữ- Tài Sản Doanh Nghiệp- KPI Năng Lực- Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp- Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng- Quản Lý Công Việc Nhân Viên- Chuyển văn bản thành giọng nói- Giới Thiệu App Phiên Dịch- Quản Lý Kênh Phân Phối- Đánh giá nhân viên- Quản lý ngành xây dựng- Hóa đơn doanh nghiệp- Quản Lý Vận Tải- Kinh nghiệm Quản lý mua hàng- Danh thiếp cá nhân- Quản Lý Trường Học- Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng- Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính- Kinh nghiệm Quản lý kho hàng- Quản Lý Gara Ô Tô-