Tác giả: Trần Quỳnh Trang
Một doanh nghiệp tồn tại và hoạt động được thì cần rất nhiều loại tài sản và các yếu tố khác nhau. Trong đó bao gồm tài sản vô hình của doanh nghiệp, đây là loại tài sản không nhìn thấy được. Nhưng dù không nhìn thấy được nhưng thiếu nó thì doanh nghiệp lại không thể nào vận hành hiệu quả.
Như cái cách mà chúng ta gọi “vô hình” thì tài sản vô hình được hiểu là loại tài sản không nhìn thấy được hoặc là những tài sản có thể nhìn thấy được nhưng không thể cân đo, đong đếm hay định mức một giá trị nhất định cụ thể nào đó trong doanh nghiệp.
Tất cả chúng ta đều đã từng gặp, từng biết qua các loại tài sản vô hình có thể kể đến như là bằng sáng chế, bản quyền, sự nhượng quyền thương mại, các lợi thế thương mại, thương hiệu, nhãn hiệu của các doanh nghiệp, tổ chức, và được giải thích một cách khái quát là những phần mềm và tải sản dựa trên máy tính vô hình khác.
Một điểm khác biệt rõ nhất mà bạn có thể phân biệt giữa tài sản vô hình và các loại tài sản khác đó chính là các loại tài sản vô hình sẽ không nhất thiết bắt buộc phải chịu những thất bại, biến động thị trường và đồng thời không cạnh tranh cũng không thể loại trừ tài sản vô hình hoàn toàn.
Mặc dù tài sản vô hình không có trạng thái vật chất hay theo tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế 2013 thì tài sản vô hình có thể coi là loại tài sản phi tiền tệ nhưng thực chất nó lại mang đến nhiều quyền và lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp và tổ chức.
Trong doanh nghiệp, tài sản vô hình đóng vai trò hết sức quan trọng và doanh nghiệp, tổ chức muốn phát triển mạnh thì cần phụ thuộc rất nhiều vào tài sản trí tuệ. Đặc biệt là giữa bối cảnh cách mạng công nghệ số, công nghệ AI phát triển như vũ bão thì tài sản trí tuệ lại càng có giá trị khổng lồ.
Thêm một khía cạnh khác, tài sản vô hình giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh đồng thời cũng góp phần quan trọng trong công cuộc tạo dựng vị thế cũng như hình ảnh của doanh nghiệp trên thị trường và trong mắt của người tiêu dùng.
Có thể khẳng định rằng, tài sản vô hình là nguồn lực sản xuất quan trọng nhất, giúp doanh nghiệp tăng giá trị của mình. Nếu doanh nghiệp biết sử dụng các nguồn lực vô hình thì sẽ là lợi thế cạnh tranh khác biệt. Ngược lại nếu doanh nghiệp không biết cách tối ưu và tận dụng nguồn lực vô hình thì cũng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đang dần tự tay đánh mất thị trường và khách hàng.
Mặc dù tài sản vô hình trong doanh nghiệp là phi tiền tệ và không thể định mức rõ ràng nhưng có thể phân biệt các nhóm tài sản vô hình với nhau. Các nhóm tài sản vô hình ở đây thường chỉ những loại tài sản vô hình có một hoặc một vài đặc điểm, tính chất tương đồng, cùng một giá trị sở hữu.
Các tài sản marketing là những hoạt động, yếu tố marketing và truyền thông xúc tiến các sản phẩm hoặc dịch vụ. Một số loại tài sản marketing có thể kể đến như thương hiệu, logo, nhãn hiệu, tên miền website, tên thương mại, các hợp đồng cạnh tranh,...
Lấy một ví dụ cụ thể cho các bạn hiểu hơn là thương hiệu. Thương hiệu là những gì mà doanh nghiệp biểu đạt bằng logo, hình ảnh, âm nhạc,... để tạo sự khác biệt với những doanh nghiệp khác.
Chẳng hạn khi nhắc đến tên của sản phẩm hay dịch vụ là trong đầu bạn sẽ nghĩ đến những hình ảnh liên quan đến doanh nghiệp đấy.
Các tài sản marketing đóng vai trò quan trọng trong việc định vị vị thế của doanh nghiệp trên thị trường. Và có thể bạn cũng chưa biết, ngân sách chi tiêu của các doanh nghiệp cho marketing chiếm từ 30 - 40% tổng chi phí.
Với khách hàng và nhà cung cấp là những đối tác cực kỳ quan trọng và cần phải được xây dựng mối quan hệ tốt đẹp. Tài sản vô hình của khách hàng và nhà cung cấp đối với doanh nghiệp có thể là các hợp đồng dịch vụ, hợp đồng lao động các mối quan hệ làm ăn hay chỉ đơn giản là danh sách khách hàng.
Với danh sách khách hàng, doanh nghiệp có thể dựa trên dữ liệu để điều tra, phỏng vấn và khảo sát nhu cầu hành vi của người tiêu dùng. Từ đó để xây dựng các chiến lược phát triển sản phẩm phù hợp với mong muốn và nhu cầu thầm kín của khách hàng.
Nếu nói đến tài sản vô hình mà không kể đến tài sản công nghệ thì sẽ là một thiếu sót to lớn. Tài sản vô hình là công nghệ trong doanh nghiệp có thể kể đến như các bằng sáng chế, phát minh công nghệ, cơ sở dữ liệu, các công thức sản phẩm dịch vụ, các thiết kế và phần mềm sáng tạo,...
Có thể nói trong bối cảnh phát triển và chuyển đổi số công nghệ thì tài sản công nghệ là chìa khóa giúp doanh nghiệp mở ra bước đi đầu tiên đối với thị trường.
Cuối cùng, một loại tài sản quan trọng khác của doanh nghiệp đó chính là giá trị văn hóa - nghệ thuật. Ví dụ như là bản quyền từ sách báo, kịch, phim ảnh hay âm nhạc và từ quyền bảo hộ các tác giả.
Giá trị văn hóa tồn tại của doanh nghiệp hay giá trị văn hóa nội bộ doanh nghiệp cũng là một loại tài sản vô hình quan trọng không thể cân đo đong đếm được. Một doanh nghiệp có sự quy củ thống nhất và đoàn kết sẽ là sức mạnh và tấm khiên vững chắc đưa công ty phát triển.
Xem thêm: Tổng tài sản của doanh nghiệp là gì?
Tài sản vô hình có đặc trưng và khác biệt rõ rệt so với những loại tài sản khác trong doanh nghiệp. Vì thế cách các doanh nghiệp sử dụng tài sản vô hình cũng không giống nhau.
Với một số loại tài sản vô hình như văn hóa, khách hàng và nhà cung cấp, doanh nghiệp cần phải xây dựng mối quan hệ chặt chẽ, mật thiết và phát triển các mối quan hệ này hơn nữa, đảm bảo lợi ích tồn tại song song giữa các đối tượng liên quan.
Với các loại tài sản còn lại là marketing và công nghệ thì doanh nghiệp cần đầu tư tiền bạc, thời gian và công sức để phát triển hai loại tài sản này.
Hiện nay, nhiều doanh nghiệp tiên tiến đã bắt đầu ứng dụng các phần mềm quản lý tài sản chuyên nghiệp nhằm tối đa hóa giá trị gia tăng của doanh nghiệp đồng thời kiểm soát các hoạt động đầu tư, phát triển của doanh nghiệp trong tương lai.
Tài sản hữu hình là loại tài sản trái ngược hoàn toàn với tài sản vô hình, đây là loại tài sản có thể nhìn thấy được, sử dụng được và đặc biệt có thể đánh giá đo lường giá trị của doanh nghiệp. Tài sản hữu hình thường được sử dụng để sản xuất ra dịch vụ và sản phẩm cho doanh nghiệp kinh doanh.
Bên cạnh đó, nếu như tài sản hữu hình có thể tồn tại với thời gian mà không bị mất giá trị vốn có thì tài sản hữu hình lại bị hao hụt và giảm giá trị theo thời gian.
Mặc dù trái ngược nhau về định nghĩa, tính chất nhưng tài sản vô hình và tài sản hữu hình có mối quan hệ chặt chẽ và không thể thiếu. Một doanh nghiệp dù lớn hay bé đều sẽ tồn tại hai loại hình tài sản này.
Tài sản vô hình sẽ là giá trị để thúc đẩy tài sản hữu hình và ngược lại tài sản hữu hình cũng là nền tảng đế tạo ra tài sản vô hình.
Trên đây timviec365.vn đã chia sẻ thông tin chi tiết về tài sản vô hình của doanh nghiệp cùng những thông tin hữu ích liên quan.
Thủ tục thanh lý tài sản công
Xem thêm Thủ tục thanh lý tài sản công tại đây:
Xem thêm Thủ tục thanh lý tài sản công tại đây:
Bài viết liên quan
Từ khóa liên quan
Chuyên mục