Tác giả: Trần Thùy Linh
Bạn hiểu thế nào là kinh doanh vận tải? Khi bạn nghĩ đến kinh doanh vận tải, có thể bạn sẽ nghĩ ngay đến những xí nghiệp xe buýt, công ty taxi, dịch vụ cho thuê xe… Ngoài ra, còn có rất nhiều hình thức kinh doanh vận tải nữa mà có thể bạn chưa từng nghĩ đến. Nếu bạn cảm thấy có hứng thú và muốn tìm hiểu nhiều hơn về lĩnh vực kinh doanh vận tải thì hãy cùng tham khảo những thông tin liên quan đến việc thành lập công ty vận tải được tổng hợp trong bài viết sau đây nhé!
Hiểu một cách cơ bản thì những hoạt động của một doanh nghiệp kinh doanh vận tải liên quan đến vận chuyển người và hàng hóa. Đôi khi công ty vận tải cũng cho thuê phương tiện chuyên chở hoặc phương tiện đi lại. Điều này đồng nghĩa với vấn đề đầu tiên bạn cần quyết định khi muốn thành lập công ty vận tải. Đó là bạn dự định bắt đầu với mô hình kinh doanh vận tải nào?
Hiện nay có nhiều mô hình kinh doanh vận tải cho bạn lựa chọn. Việc lựa chọn mô hình nào phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, chẳng hạn như nhu cầu của thị trường, giá thành của các phương tiện vận chuyển, số vốn bạn có…
Một số mô hình kinh doanh vận tải có triển vọng nhất bao gồm:
- Cho thuê phương tiện chuyên chở và vận chuyển (Công ty taxi; cho thuê xe du lịch, xe sự kiện hoặc xe chở hàng…).
- Cho thuê xe đạp.
- Vận tải hàng hóa.
- Vận tải người.
- Công ty chuyển nhà hoặc văn phòng.
- Vận chuyển y tế.
Ngoài ra còn có một số ý tưởng kinh doanh khác bạn có thể cân nhắc, chẳng hạn như thuê xe tay ga, xe địa hình, xe thể thao, các công ty xe buýt… Bạn cần khảo sát thị trường, cân nhắc về tính cạnh tranh và nghiên cứu về các đối thủ trước khi bắt đầu mô hình kinh doanh của mình.
Rất nhiều tên công ty bao gồm cả tên thể chế kinh doanh, vì vậy bạn nên quyết định điều này trước rồi sau đó mới chọn tên. Công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần là hai hình thức bạn có thể nghĩ đến đầu tiên.
Sau khi đã quyết định được thể chế kinh doanh, thì bạn bắt đầu lựa chọn tên công ty. Thông thường, bạn không nên lựa chọn tên công ty trùng với một cái tên đã được đăng ký từ trước. Bạn có thể tra cứu danh sách tên các công ty trong ngành vận tải để tránh trường hợp đặt trùng tên.
Đây là công đoạn quan trọng nhất và cần được đầu tư nhiều nhất khi bạn quyết định thành lập công ty vận tải. Tuy nhiên, đây cũng là công đoạn bắt buộc để xác định tầm nhìn và phương hướng hoạt động của công ty.
Bạn cần đi tìm lời giải cho rất nhiều vấn đề xoay quanh việc thành lập một công ty vận tải. Và trên thực tế đây là những vấn đề hết sức phức tạp sẽ khiến bạn vô cùng “đau đầu”. Mặt khác, một kế hoạch kinh doanh tuyệt vời sẽ là bước khởi đầu hoàn hảo cho sự nghiệp của bạn. Kế hoạch kinh doanh cũng có thể được sử dụng trong trường hợp bạn muốn vay vốn ngân hàng hay kêu gọi những sự hợp tác và đầu tư.
Có khá nhiều mẫu kế hoạch kinh doanh cho bạn tham khảo, tuy nhiên bạn nên tự chuẩn bị một kế hoạch kinh doanh phù hợp nhất với hướng đi của bản thân.
Một kế hoạch kinh doanh cần đảm bảo có đầy đủ những khía cạnh sau đây:
- Giới thiệu tổng quan về công ty.
- Bản phân tích thị trường chi tiết.
- Kế hoạch tiếp thị và quảng cáo.
- Kế hoạch tài chính.
- Kế hoạch định giá.
- Những dự kiến kinh doanh.
Trong bản phân tích thị trường nên bao gồm cả những nghiên cứu về nhu cầu vận tải và thị phần cũng như các đối thủ khác. Thông qua đó bạn có thể xác định được trước những khó khăn, những dấu hiệu tích cực và cơ hội cho bản thân.
Bước này cần được nhanh chóng hoàn thành sau khi bạn đã quyết định được thể chế kinh doanh và tên công ty. Bạn cần tìm hiểu kỹ những quy định về việc đăng ký thành lập công ty và bắt đầu hoạt động kinh doanh để tránh những sai sót không đáng có.
Bạn cần đến Phòng Đăng ký kinh doanh tại địa phương bạn quyết định đặt trụ sở công ty với hồ sơ hợp lệ và thực hiện đầy đủ quy trình đăng ký. Sau đó bạn cần phải đăng ký mã số thuế và thực hiện các thủ tục khác theo đúng quy định của Nhà nước.
Cuối cùng là nhận giấy phép kinh doanh. Đây là thứ không thể thiếu được khi bạn muốn thành lập công ty vận tải. Bạn nên thuê luật sư hay văn phòng luật để giúp mình hoàn thiện những quy trình trên.
Điều này là bắt buộc khi bạn thành lập công ty vận tải. Tài khoản ngân hàng của công ty cần tách biệt với tài khoản ngân hàng của cá nhân bạn. Đôi khi bạn cũng cần một tấm thẻ tín dụng doanh nghiệp như một hình thức “cứu cánh” khi gặp phải những vấn đề về số vốn ban đầu.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên tìm kiếm những khoản tài trợ sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình thành lập công ty. Bạn sẽ cần tính toán đến rất nhiều khoản chi và đây có thể là những khoản không hề nhỏ. Với tư cách là một công ty mới thành lập, có khá nhiều khoản vốn bạn có thể “tranh thủ”.
Nhà nước đã ban hành những quy định liên quan đến việc thành lập công ty vận tải, trong đó bao gồm các điều kiện về đăng ký kinh doanh vận tải nói chung và đăng ký các hình thức kinh doanh vận tải nói riêng; điều kiện về phương tiện vận tải; nhân viên lái xe và phụ xe; người điều hành; nơi nghỉ đỗ xe; cách thức tổ chức và quản lý.
Xem thêm: Track and trace là gì? Ý nghĩa của track and trace
Để thành lập được công ty vận tải bước đầu thành công không phải là điều đơn giản. Bạn cần nắm rõ đầy đủ các quy định do pháp luật đưa ra về việc thành lập công ty. Đồng thời, luật doanh nghiệp cũng cần được nắm rõ.
Trong quá trình thành lập công ty vận tải cho riêng mình, chắc chắn bạn sẽ gặp phải những thách thức như cách quản lý nguồn nhân lực, điều hành công ty hoạt động hiệu quả, gặp trở ngại về vốn và cơ sở vật chất, khó khăn trong việc lên ý tưởng và lập kế hoạch kinh doanh…
Để đối mặt với những thách thức này, bạn cần tìm cho mình các giải pháp giải quyết các thách thức hiệu quả. Giải pháp tuyệt vời nhất dành cho các doanh nghiệp là nên sử dụng phần mềm quản lý vận tải 365. Đây là phần mềm giúp bạn quản lý hoạt động, nhân lực và các khoản chi trong công ty vận tải hiệu quả. Với giao diện thân thiện cho người dùng, phần mềm hứa hẹn giúp bạn quản lý công ty dễ dàng, tiết kiệm thời gian và giảm bớt những thách thức xảy ra.
Hy vọng qua bài viết này, bạn đã biết được những tiêu chí để thành lập công ty vận tải. Bạn cần lựa chọn mô hình kinh doanh vận tải phù hợp, khảo sát thị trường và tính cạnh tranh trong thị trường vận tải để có cái nhìn khách quan nhất. Bên cạnh đó, bạn cũng nên lập một bản kế hoạch kinh doanh chi tiết và dự trù những chi phí phát sinh để phòng các rủi ro xảy ra nhé!
Chứng từ vận tải là gì?
Chứng từ vận tải là gì? Click đường link bên dưới để biết được những chứng từ vận tải phổ biến hiện nay!
Chứng từ vận tải là gì? Click đường link bên dưới để biết được những chứng từ vận tải phổ biến hiện nay!
Bài viết liên quan
Từ khóa liên quan
Chuyên mục