Quay lại

Thuế nhà đất là gì? Một số kiến thức cơ bản về thuế nhà đất

Tác giả: Đới Thanh Nga

Bạn đang muốn tìm hiểu về thuế nhà đất ? Bạn muốn biết hằng năm mình phải chi trả bao nhiêu cho khoản nộp ngân sách nhà nước này? Trong bài viết dưới đây hãy cùng Timviec365.vn tìm hiểu về khái niệm « thuế nhà đất là gì ? » và một số vấn đề liên quan tới thuật ngữ này.

1. Khái niệm thuế nhà đất là gì ?

Thuế được hiểu là một khoản các cá nhân tổ chức có nghĩa vụ phải nộp cho ngân sách nhà nước. Ngân sách này sẽ được sử dụng để điều tiết xã hội, xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển quân đội quốc gia…

Hiện nay, tại Việt Nam, thuế chính là thu nhập chủ yếu của ngân sách nhà nước. Thuế được chia ra thành nhiều loại: Thuế nhà đất, thuế giá trị gia tăng, thuế môn bài, thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp. Dưới đây, tôi xin đi sâu vào mục thuế nhà đất.

Thuế nhà đất là gì ? Hiểu một cách nôm na, những người có sử dụng  đất cho các mục đích phi nông nghiệp như xây dựng công trình hoặc đất ở sẽ phải đóng thuế nhà đất. Loại thuế này được thu định kỳ hằng năm và được áp dụng với tất cả các tổ chức cá nhân sử dụng đất cho mục đích phi nông nghiệp.

2. Một số đối tượng phải chịu thuế nhà đất và được miễn thuế nhà đất

2.1. Các đối tượng chịu thuế nhà đất

Tất cả đất không phục vụ cho mục đích nông nghiệp đều nằm  trong diện chịu thuế nhà đất.

Các đối tượng chịu thuế nhà đất có thể được liệt kê như sau:

  • Đất nằm trong khu dân cư ở thành thị và nông thôn gồm: đất đã xây cất nhà, đất làm vườn, ao, đường đi, sân, kể cả đất bỏ trống quanh nhà. Thông thường, đất này chính là diện tích đất đăng ký trên sổ bìa đỏ của gia đình. Đối với trường hợp đất chưa xây nhà ở nhưng đã được cấp giấy phép, vẫn phải đóng thuế nhà đất.
  • Đất xây dựng các công trình giao thông, công trình nhà ở, hoặc xây dựng hệ thống mô hình nuôi trồng thủy sản (là tất cả đất thuộc quy mô công trình kể cả các phần bao quanh như hồ điều hòa, diện tích làm khu vui chơi trong các khu đô thị). Đối với những công trình đã đăng ký nhưng chưa xây dựng vẫn phải nộp thuế nhà đất.

 

 

 

2.2. Các đối tượng được miễn thuế nhà đất

Một số đối tượng sau không nằm trong diện chịu thuế nhà đất, dù không được sử dụng vào mục đích nông nghiệp gồm có :

  • Đất dùng vào mục đích công cộng, các công trình phúc lợi xã hội, công trình từ thiện như: đất làm đường, đất làm nghĩa trang, đất làm trường học, sân vận động.
  • Đất dùng vào mục đích tôn giáo, thờ tự như: đình, chùa, miếu, nhà thờ đạo, nhà thờ họ

Xem thêm: Chia sẻ các kiến thức về quân nhân chuyên nghiệp là gì?

3. Đối tượng nộp thuế nhà đất

Đối tượng nộp thuế nhà đất chính là người  có quyền sở hữu hoặc có quyền sử dụng đất nằm trong diện chịu thuế. Khi có sự chuyển nhượng quyền sử dụng đất, các cá nhân tổ chức nhận chuyển nhượng sẽ phải tìm những chịu trách nhiệm nộp thuế nhà đất theo quy định.

Hằng năm, người nộp thuế nộp thuế nhà đất vào 2 kỳ, chậm nhất vào ngày 30 tháng 5 đối với kỳ đầu tiên và 30 tháng 10 đối với kỳ thứ hai. Người nộp thuế có thể nộp hai lần trong một năm hoặc nộp một lần cho cả năm vào kỳ nộp thuế đầu tiên.

Một số doanh nghiệp áp dụng phương pháp nộp thuế theo chu kỳ ổn định (5 năm một lần) thì nộp chậm nhất vào ngày 31 tháng 12 của năm đề nghị. Trong trường hợp phát hiện nộp thừa thuế nhà đất, số tiền thừa sẽ được chuyển sang kỳ nộp thuế tiếp theo.

Nếu doanh nghiệp bạn chuẩn bị phải báo cáo thuế cho cơ quan nhà nước thì bạn cần phải làm là hạch toán thuế môn bài những nghiệp vụ phát sinh trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp trong vòng một năm.

4. Kế toán hạch toán như thế nào khi doanh nghiệp nộp thuế nhà đất

Khi phát sinh nghiệp vụ thuế nhà đất, kế toán sẽ hạch toán khoản thuế này vào chi phí thu quản lý doanh nghiệp (TK 642) và phản ánh hai bút toán như sau

Nợ TK 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp

Có TK 3337: Thuế nhà đất

Nợ TK 3337: Thuế nhà đất

Có TK 111,112: Các tài khoản thanh toán

Thuế nhà đất sẽ được theo dõi trên sổ chi tiết tài khoản 3337- là tài khoản có kết cấu thuộc bên nguồn vốn. Tài khoản này có kết cấu như sau :

- Số dư đầu kỳ ở bên có

- Bên nợ: Số thuế nhà đất đã nộp vào ngân sách nhà nước, số thuế được giảm trừ và được hoàn

- Bên có: Số thuế phải nộp vào  ngân sách nhà nước

Không phải doanh nghiệp nào cũng phải nộp thuế nhà đất. Trong trường hợp văn phòng, nhà xưởng của doanh nghiệp là đất đi thuê, bên chủ sở hữu mới là người thực hiện nghĩa vụ nộp thuế vào ngân sách nhà nước.

Tìm hiểu thêm: Cơ hội tìm việc làm tại Bà Rịa Vũng Tàu với mức lương hấp dẫn.

5. Mức thuế nhà đất đang được áp dụng hiện nay

Mức thuế nhà đất được tính sẽ phụ thuộc vào các yếu tố như sau :

  • Diện tích đất tính thuế: Đối với một hộ gia đình, số thuế nhà đất phải nộp thường là thường dựa trên diện tích đất trên sổ đỏ. Ngoài ra, đối với những gia đình sử dụng đất chung trên một thửa thì số thuế nhà đất chính là diện tích thực mỗi gia đình sử dụng.
  • Giá của một mét vuông đất: Giá của một mét vuông đất sẽ được quy định bởi các cơ quan có thẩm quyền và có thể sẽ thay đổi trong vòng chu kỳ 5 năm. Trong trường hợp có sự chuyển đổi trong mục đích sử dụng đất, giá của một mét vuông đấy. sẽ được quy định tại thời điểm chuyển giao và ổn định trong chu kỳ còn lại.
  • Thuế suất: Thuế suất dành cho thuế nhà đất sẽ được áp dụng theo biểu thuế lũy tiến. Cụ thể như sau :

Diện tích trong hạn mức: 0.03%

Phần diện tích vượt quá 3 lần hạn mức: 0.07%

Phần diện tích vượt trên 3 lần hạn mức: 0.15%

Hạn mức đất cho phép phụ thuộc vào tùy từng khu vực. Hiện nay, được chia ra làm 5 hạn mức. Đối với các phường, hạn mức đất cho phép tối đa là 90 mét vuông. Đối với các xã ở cận giáp khu vực thành phố, hạn mức đất cho phép tối đa là 120 mét vuông. Đối với các xã thuộc vùng đồng bằng, hạn mức đất là 180 mét vuông. Đối với các xã thuộc vùng trung du, hạn mức đất là 240 mét vuông . Cuối cùng, đối với các xã thuộc miền núi, hạn mức đất là 300 mét vuông.

Như vậy, đối với mỗi địa phương, mức thuế suất có thể sẽ khác nhau trong khi cùng một diện tích đất do hạn mức sử dụng khác nhau. Nếu bạn ở Hà Nội, mức thuế suất phải nộp cho 100 mét vuông đất phi nông nghiệp sẽ cao hơn so với 100 mét vuông đất phi nông nghiệp tại các vùng thuộc khu vực nông thôn.

Công thức tính thuế đất được áp dụng như sau:

Thuế đất = Diện tích đất x giá một mét vuông đất theo quy định x thuế suất.

Ví dụ : Chị A có mảnh đất 100 mét vuông trong nội thành Hà Nội, một mét vuông đất được quy định giá là 20 triệu đồng.

Số thuế đất chị A phải nộp sẽ là

- Bậc 1: 90 x 20.000.000 x 0.03 % = 540.000

- Bậc 2: 10 x 20.000.000 x 0.07% = 140.000

Tổng số thuế đất chị A phải nộp trong một năm là : 540.000 + 140.000= 680.000

Bài viết trên đây là lời giải thích cho thuế nhà đất là gì và một số lưu ý liên quan tới loại thuế này. Hy vọng có thể đem lại những thông tin hữu ích cho các bạn đang quan tâm tới mảng kiến thức này.

Xem thêm: Bạn sẽ được hướng dẫn một cách chi tiết nhất về cách  tính thuế thu nhập cá nhân online khi click ngay tại đây.

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV- Tâm sự Nghề nghiệp- Cẩm Nang Tìm Việc- Kỹ Năng Tuyển Dụng- Cẩm nang khởi nghiệp- Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm- Kỹ năng ứng xử văn phòng- Quyền lợi người lao động- Bí quyết đào tạo nhân lực- Bí quyết lãnh đạo- Bí quyết làm việc hiệu quả- Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép- Bí quyết viết thư xin thôi việc- Cách viết đơn xin việc- Bí quyết thành công trong công việc- Bí quyết tăng lương- Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên- Kỹ năng đàm phán lương- Kỹ năng phỏng vấn- Kỹ năng quản trị doanh nghiệp- Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội- Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng- Mẹo viết hồ sơ xin việc- Mẹo viết thư xin việc- Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng- Định hướng nghề nghiệp- Top việc làm hấp dẫn- Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông- Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng- Tư vấn việc làm ngành Báo chí- Tư vấn tìm việc làm thêm- Tư vấn việc làm ngành Bất động sản- Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin- Tư vấn việc làm ngành Du lịch- Tư vấn việc làm ngành Kế toán- Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật- Tư vấn việc làm ngành Sư phạm- Tư vấn việc làm ngành Luật- Tư vấn việc làm thẩm định- Tư vấn việc làm vị trí Content- Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn- Tư vấn việc làm quản lý- Kỹ năng văn phòng- Nghề truyền thống- Các vấn đề về lương- Tư vấn tìm việc làm thời vụ- Cách viết Sơ yếu lý lịch- Cách gửi hồ sơ xin việc- Biểu mẫu phục vụ công việc- Tin tức tổng hợp- Ý tưởng kinh doanh- Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing- Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương- Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh- Mẹo viết Thư cảm ơn- Góc Công Sở- Câu chuyện nghề nghiệp- Hoạt động đoàn thể- Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch- Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự- Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics- Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng- Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng- Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật- Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe- Quản trị nhân lực - Quản trị sản xuất- Cẩm nang kinh doanh- Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất- Mô tả công việc ngành Kinh doanh- Mô tả công việc ngành Bán hàng- Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng- Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng- Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán- Mô tả công việc ngành Marketing - PR- Mô tả công việc ngành Nhân sự- Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin- Mô tả công việc ngành Sản xuất- Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải- Mô tả công việc Kho vận - Vật tư- Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics- Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn- Mô tả công việc ngành Hàng không- Mô tả công việc ngành Xây dựng- Mô tả công việc ngành Y tế - Dược- Mô tả công việc Lao động phổ thông- Mô tả công việc ngành Kỹ thuật- Mô tả công việc Nhà nghiên cứu- Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo- Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính- Mô tả công việc Biên - Phiên dịch- Mô tả công việc ngành Thiết kế- Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình- Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh- Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực- Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo- Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern- Mô tả công việc ngành Freelancer- Mô tả công việc Công chức - Viên chức- Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý- Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng - Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận- Hồ sơ doanh nhân- Việc làm theo phường- Danh sách các hoàng đế nổi tiếng- Tài liệu gia sư- Vĩ Nhân Thời Xưa- Chấm Công- Danh mục văn thư lưu trữ- Tài Sản Doanh Nghiệp- KPI Năng Lực- Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp- Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng- Quản Lý Công Việc Nhân Viên- Chuyển văn bản thành giọng nói- Giới Thiệu App Phiên Dịch- Quản Lý Kênh Phân Phối- Đánh giá nhân viên- Quản lý ngành xây dựng- Hóa đơn doanh nghiệp- Quản Lý Vận Tải- Kinh nghiệm Quản lý mua hàng- Danh thiếp cá nhân- Quản Lý Trường Học- Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng- Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính- Kinh nghiệm Quản lý kho hàng- Quản Lý Gara Ô Tô-