Tác giả: Lại Trang
Trong bối cảnh bùng nổ của của dịch vụ nhà hàng - khách sạn, cùng với quản lý khách sạn, lễ tân, đầu bếp, cánh cửa nghề nghiệp đang cực kỳ rộng mở với vị trí nhân viên pha chế - lựa chọn linh hoạt, năng động trong môi trường trẻ trung, thuận lợi cho việc rèn nghề và trau dồi thêm kỹ năng của những tín đồ mê ngành này. Bạn đang mong muốn săn lùng một vị trí Barista hay Bartender nhưng chưa thực sự rõ mô tả công việc nhân viên pha chế gồm những gì? Yêu cầu đầu vào và quyền lợi ra sao? Chúng ta hãy cùng timviec365.vn khám phá ngay trong bài viết sau đây nhé.
Được mệnh danh là những người nghệ sĩ thổi hồn cho đồ uống, nhân viên là pha chế là lựa chọn hoàn hảo cho những ai có niềm đam mê với đồ uống. Barista và Bartender là hai vị trí quen thuộc cấu thành thuật ngữ công việc pha chế. Nếu như đầu bếp nằm trong nhánh ẩm thực bếp ăn, thì nhân viên pha chế được biết đến là những người tạo ra những đồ uống hấp dẫn từ nhiều nguyên liệu khác nhau trong những shop cafe, bar hay nhà hàng, khách sạn.
Bartender là những chuyên gia pha chế những đồ uống liên quan đến rượu, tiêu biểu cocktail, mocktail hoặc soda, sinh tố, Barista là những cuốn từ điển sống về đồ uống có liên quan đến cà phê. Họ chuyên pha chế và biểu diễn với các loại đồ uống có nguồn gốc từ cà phê, dễ thấy nhất như Mocha, espresso hay Latte Macchiato…
Gồm nhiều lựa chọn khác nhau gắn liền với tính chất tự do, năng động và ứng dụng nhiều kỹ năng mềm cao, sự sáng tạo, nhân viên pha chế là một trong những vị trí được theo đuổi, trải nghiệm của nhiều bạn trẻ Á - Âu. Để có thể ứng tuyển thành công vị trí này và gắn bó lâu dài với nghề, bên cạnh những yêu cầu cụ thể, bạn cần phải là người nắm rõ nhất những nhiệm vụ cơ bản của mình.
Và bản mô tả công việc nhân viên pha chế đầy đủ ngay sau đây của timviec365.vn sẽ cho phép bạn thông rõ nhất điều này.
Click ngay để: Tham khảo lương pha chế đầy đủ chi tiết nhất tại đây!
Là công thức làm việc cho nghề pha chế,bạn là Bartender hay Barista trong tương lai, đều bắt buộc nằm lòng những nội dung công việc sau đây:
Bartender và Barista là cơ hội cho phép bạn tiếp xúc với hàng triệu thức uống có tên khác nhau. Và để có thể tạo ra những tác phẩm nghệ thuật từ hàng triệu nguồn nguyên liệu khác nhau, nhưng không phải nguyên liệu nào cũng có thể kết hợp với nhau.
Lý do này bắt buộc bạn phải có am hiểu sâu sắc về chúng và bước chuẩn bị kỹ càng những công thức pha chế của từng loại một theo thực đơn của nhà hàng. Công việc sơ khai nhất của bất kỳ một nhân viên pha chế nào đó chính là chuẩn bị nguyên liệu.
Chu trình chuẩn bị gồm 4 bước cơ bản. Thứ nhất, lấy công thức, thực đơn nhà hàng và xác định những nguyên liệu cụ thể và ghi và đơn nhập hàng với những nguyên liệu đã hết cũng như kiểu kê những loại hàng hóa trong kho, tủ. Xác định chất lượng của nguyên liệu.
So với đồ uống liên quan đến rượu, cà phê, nguyên liệu để pha chế đồ uống có có nguồn gốc trái cây dễ bị hỏng hơn nhiều. Bước kiểm tra chất lượng nguyên liệu có sử dụng được hay không là cực kỳ quan trọng. Đối với những nguyên liệu tồn và hỏng, nhân viên pha chế sẽ là người dọn dẹp chúng khỏi tử lạnh, lau chịu và đặt hàng bổ sung thêm kịp thời những nguyên liệu đầy đủ để phục vụ khách hàng.
Đối với những bar bỏ, chủ bar hay shop cafe không bố trí tuyển dụng thêm Barback ( phụ bar), ngoài chuẩn bị nguyên liệu, nhân viên pha chế chính như Bartender, Barista phải kiểm tra lại các loại thiết bị, dụng cụ pha chế đã đủ chưa, đảm bảo độ sạch sẽ của đồ đựng và đồ nghề biểu diễn, trang phục chỉ chỉ để phục vụ khách hàng tốt nhất.
Đây cũng là nhiệm vụ quan trọng nhất tạo ra cái tên công việc - nhân viên pha chế. Sẽ không cần ra mở cửa chào đón khách hàng như nhân viên phục vụ bàn, Bartender và Barista sẽ đứng tại quầy bar để nhận order từ khách sau đó chế biến các loại đồ uống theo nhu cầu. Dĩ nhiên, tùy vào đặc trưng của từng địa điểm phục như bar hay quán cà phê...sẽ phục vụ những loại đồ uống khác nhau.
Tuyển dụng nhân viên bartender
Bạn sẽ là người đưa thực đơn nhà hàng, tư vấn sơ qua những đồ uống nổi bật để khách hàng chọn lựa. Bạn cũng có thể hỏi thêm khách về việc bổ sung hay loại bớt thành phần nguyên liệu không đúng gu khẩu vị của họ trước khi tiến hành pha chế. Tiếp đó sẽ là bước trang trí, đảm bảo màu sắc, hương vị của đồ uống. Cách lựa chọn những nguyên liệu trang trí cũng phải hết sức lưu ý. Chỉ chọn những thành phẩm có màu sắc và hương vị hài hòa với đồ uống.
Công việc này là một phần nhiệm vụ của những phụ bar trong những quán đồ uống, khách sạn, bar...tầm trung trở lên. Tuy nhiên, ở một vài thực khách đặc biệt và địa chỉ phục vụ đồ uống nhỏ hơn, thì Bartender và Barista là những người đảm nhiệm những công việc này. Bên cạnh việc chuẩn bị dụng cụ, làm sách nguyên “đồ nghề” trước khi pha chế, sau khi khách dùng xong,pha chế xong, bạn có nhiệm vụ là rửa sạch và lau khô để lên giá gọn gàng, ngăn nắp để phục vụ cho những khách hàng đến sau.
Là nghề đặc thù, liên quan trực tiếp đến sức khỏe của khách hàng, do vậy, bao giờ những vấn đề về đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm là vấn đề cực kỳ đáng lưu tâm của tất cả nhân viên pha chế. Điều đầu tiên cần thực hiện trong nội dung công việc chính là dọn dẹp và sắp xếp gọn hàng khu vực làm việc của mình như giữ gìn sạch sẽ khu vực làm việc, dọn dẹp lại toàn bộ những nguyên liệu thừa và hàng tồn ngay khi không dùng đến và khi kết thúc quá trình pha chế.
Tủ lạnh là nơi đựng pha tạp đồ uống, đến nguyên liệu cho nên nhân viên Bar phải kiểm tra thường xuyên để loại bỏ nguyên liệu thừa, những đồ hỏng và vệ sinh tủ lạnh bằng khăn sạch và nước rửa chuyên dụng. Tránh trường hợp, để tủ có mùi và ảnh hưởng đến chất lượng thành phẩm. Tốt nhất, đối với những nguyên liệu khác nhau, nên để ở một tủ riêng và điều chỉnh nhiệt độ tủ phù hợp với từng nguyên liệu. Tránh nhiệt cao hoặc thấp quá làm hỏng nguyên liệu bảo quản.
Đối với các loại đồ nghề riêng dùng trong Bar sẽ được thiết kế những chiếc giá hoặc hộp để riêng. Sau khi rửa sạch và lau khô, nhân viên pha chế sẽ có nhiệm vụ sắp xếp gọn gàng những công cụ này vào khay chưa theo đúng quy định, tránh rơi vỡ và thuận tiện cho quá trình sử dụng.
Mỗi quầy bar đều có một trưởng quầy, họ là những bar trưởng. Nhiệm vụ của những viên pha chế ngoài những công việc chuyên môn sẽ làm theo lịch phân công của bar trưởng như kết hợp với các bộ phận khác trong bar làm tham gia nâng cấp dịch vụ như thức hiện các chương trình quảng cáo, PR, Thường xuyên kiểm tra các trang thiết bị trong khu vực làm việc và thông báo lại các thiết bị hỏng hóc hay thay mới bổ sung kịp thời.
Bên cạnh đó, kết thúc một ngày làm việc, các vị trí nhân viên pha chế từ Bartender, Barista, Barback đều có nhiệm vụ báo cáo lịa phần công việc mình đã làm trong ngày với Bar trường, chỉ ra những khó khăn và đề xuất giải pháp tốt nhất để giải quyết.
Trên đây chính là mô tả đầy đủ các công việc của một nhân viên pha chế trong các cơ sở phục vụ đồ uống, chắc chắn rằng, bạn đã có một cái nhìn tổng quát nhất và mường tượng ra những phần công việc mình sẽ phải “làm tròn vai” nếu như ứng tuyển vào vị trí công việc này đúng không nào? Nhưng đó vẫn chưa phải làm mối quan tâm duy nhất. Để biết rõ mình sẽ phải cần những yêu cầu gì và quyền lợi cụ thể của vị trí nhân viên pha chế ra sao? Nội dung ngay sau đây sẽ cho bạn biết rõ điều đó.
Khi đọc kỹ nội dung mô tả công việc trên, bạn sẽ hiểu rõ rằng, pha chế chỉ làm xiếc với đồ uống bằng nguyên liệu, thành phẩm mà bằng nghiệp vụ biểu diễn điêu luyện và sự tương tác với khách hàng bằng ánh mắt, giọng nói và hành động nữa. Vậy thì bạn cần những yêu cầu gì để đủ điều kiện ứng tuyển vị trí nhân viên pha chế?
Trên thực tế, timviec365.vn đã tổng hợp nhiều nguồn tin tuyển dụng uy tín và kết luận rằng, chưa có một địa chỉ phục vụ nào bắt buộc một nhan viên pha chế một loại bằng cấp nhất định. Nằm trong nhóm nghề phổ thông, về cơ bản, một ứng cử viên cho vị trí pha chế chỉ cần trên 18 tuổi, có sức khỏe tốt và kỹ năng pha chế và những kỹ năng mềm phục vụ công việc là đủ yêu cầu ứng tuyển.
Dĩ nhiên, những ai có kinh nghiệm làm công việc này trước đó thì được ưu tiên hơn nhiều. Không yêu cầu về bằng cấp cao đẳng hay đại học, song với những đặc thù của nghề, ứng viên mong muốn nhận ngay vào vị trí Barista hay Bartender mà không phải trải qua phụ Bar, bạn bắt buộc phải cầm trong tay chứng chỉ đào tạo vị trí này được cấp bởi các trung tâm đào tạo vị trí này uy tín. Chưa có một trường học cao đẳng, đại học nào đứng ra đào tạo nghề nay, song theo học một trung tâm về pha chế gần như là nhiệm vụ bắt buộc cho bạn quyết định theo đuổi vị trí này trong tương lai.
Tại đây, các Bartender và Barista chưa chuyên sẽ được đào tạo bài bản về nghiệp vụ pha chế, cách lựa chọn nguyên liệu, cách biểu diễn với đồ uống thành phẩm và đặc biệt là những kỹ năng mềm phục vụ công việc. Bên cạnh chuyên môn, một nhân viên pha chế cần phải có khiếu giao tiếp với khách hàng, kỹ năng biết lắng nghe, khả năng nắm bắt được thị hiếu, hương vị, màu sắc của khách hàng để trình bày nó vào trong quá trình pha chế đồ uống.
Hiện nay, ngoài bộ phận khách nội địa nhỏ, các bar sang trọng tại các thành phố sầm uất tại Việt Nam là điểm đến lý tưởng cho các thực khách nước ngoài.
Do vậy, sở hữu một vốn ngoại ngữ tốt là một ưu thế. Khả năng tương tác với khách hàng qua hành động, ánh mắt lúc biểu diễn cũng là một trong những kỹ năng quan trọng giúp nhân viên pha chế có thể ghi điểm trong mắt khách hàng.
Với những yêu cầu trên thì một nhân viên pha chế sẽ nhân được những quyền lợi gì, chắc chắn đó là một trong những mối quan tâm hàng đầu của bạn khi mong muốn ứng tuyển vào vị trí này, đúng không. Trước hết, nhắc đến những điểm được của nghề pha chế, đó chính là môi trường làm việc năng động và trau dồi thêm nhiều kỹ năng mềm quan trọng. Pha chế là lựa chọn không thể nào hợp với những ai không ưa thích “việc chùn chân mỏi gối” với những vị trí công việc văn phòng chật chội.
Thời gian cho nhân viên pha chế khá linh hoạt và đang tuyển dụng linh hoạt cho cả hai vị trí là nhân viên Fulltime và bán thời gian nên rất thuận lợi cho bạn đưa ra định hướng gắn bó lâu dài hay chỉ làm thời gian ngắn để rèn nghề và học hỏi kinh nghiệm.Về mức thu nhập, nhân viên pha chế là một trong những vị trí tiêu biểu nhất cho ngành dịch vụ nhà hàng - khách sạn, mức thu nhập chính của Bartender hay Barista là cộng gộp giữa hai nguồn thu gồm lương cứng do khách sạn, cơ sở phục vụ chi trả và tiền tip của khách hàng nếu bạn làm việc tốt.
Mức lương cứng mà các cơ sở dịch vụ như Bar, khách sạn, coffee shop lớn cho vị trí nhân viên pha chế chuyên nghiệp giao động từ 6 - 8 triệu đồng.
Mong rằng, những thông tin trên đây của timviec365.vn về mô tả công việc nhân viên pha chế sẽ thực sự cung cấp cho bạn một cái nhìn đầy đủ nhất về vị trí này cũng như giúp bạn chuẩn bị đầy đủ nhất những hành trang để ứng tuyển vị trí này cũng như hoàn thành nhiệm vụ được giao hiệu quả nhất. Đừng quên truy cập ngay timviec365.vn, nơi những bản mô tả công việc đầy đủ trong những tin tuyển dụng cho vị trí nhân viên pha chế đang chờ bạn đến tuyển đấy nhé.
Bài viết liên quan
Từ khóa liên quan
Chuyên mục