Tác giả: Vũ Ngọc Bảo
Trong những năm gần đây, ngành giáo dục bỗng nổi như “cồn” không phải những thành tích quá xuất sắc mà là những sự thật đáng buồn do các bạn học sinh gây ra. Sau đây là một số những tình huống sư phạm trớ trêu thường xảy ra với mật độ dày tại các trường THPT trên cả nước, mời các bạn theo dõi.
Nếu bạn là một giáo viên và công tác tại môi trường học đường, chắc chắn bạn sẽ được chiêm ngưỡng và trải nghiệm những tình huống éo le dở khóc dở cười mà không biết phải giải quyết như thế nào. Vậy thì timviec365.vn sẽ phân tích cụ thể từng tình huống kèm theo đó là đưa ra những hướng giải quyết thượng sách nhất giúp bạn vượt qua chúng một cách đơn giản nhất.
Việc làm Giáo dục - Đào tạoGiả sử bạn là một giáo viên môn văn, trong giờ giảng của mình bạn phát hiện một học sinh trong lớp không tập trung nghe giảng và lại cắm cúi làm bài tập môn toán, bạn sẽ xử lý thế nào?
Đây là một tình huống khá phổ biến xảy ra trong các trường THPT, để triệt để bạn cần phải có một cao kiến đầy tính ứng dụng nhé.
Trên thực tế, có nhiều cao nhân bậc thầy đã đưa ra những biện pháp như nhắc nhở, nói với giáo viên chủ nhiệm hoặc thậm chí là thông báo về gia đình nhưng tất cả đều vô dụng.
Người thầy cũng như một người lái đò vậy, khó khăn trùng trùng trước mắt, cần phải lái cho khéo để giúp đoàn người trên thuyền an toàn cập bến. Đôi khi cần nhẹ nhàng đôi khi lại cần sự cứng rắn, cái khó ở đây là nên sử dụng lúc nào cho hiệu quả.
Trong tình huống này bạn có thể xử lý theo cách nhẹ nhàng dễ đi vào lòng người hơn là những biện pháp mạnh đã từng thất bại của người đi trước. Hãy nói cho các bạn biết sự quan trọng của môn học mà bạn đang giảng dạy và giúp các em hiểu rõ việc tập trung có ảnh hưởng như thế nào tới kết quả học tập của mình.
Nếu ra những bất lợi của việc mất tập trung nghe giảng và những tác hại sau này mà các bạn ấy có thể gặp phải, với cách này có thể bạn sẽ chạm tới trái tim và khiến học sinh của mình thay đổi suy nghĩ.
Thật là đáng buồn khi tâm huyết và sự kỳ vọng đặt trong giáo án lại nhận về sự chê bai, dè bỉu từ chính học sinh của mình. Đối với những giáo viên nhiều năm gắn bó với nghề có lẽ đã quen với tình huống này nhưng nó thực sự sốc đối với giáo viên mới vào nghề và hành nghiệp đấy. Bạn sẽ xử lý như thế nào nếu gặp phải tình huống này?
Nhiều giáo viên tỏ ra bất mãn khi nghe được những lời chê đến từ chính học sinh của mình, một số khác lại làm ngơ như chưa biết gì và tiếp tục nghe câu chuyện đó.
Bất cứ ai gặp phải tình huống này cũng đều cảm thấy không vui, tuy nhiên đây là môi trường học đường nên mọi hành động và cử chỉ của người thầy đều rất nhạy cảm. Chỉ cần sai sót một chút là đi tong cả sự nghiệp rồi, cho nên bạn cần phải tìm cách lái đò sao cho khéo léo nhé.
Như chúng ta đã biết, việc bàn tán về giáo viên là một căn bệnh “mãn tính” không thể chữa của học sinh. Bởi vậy hễ có bất kỳ sơ hở hay chỉ là những đặc điểm gắn trên người của thầy cô cũng có thể trở thành đề tài khiến các bạn ấy bàn tán cả buổi. Với những thông tin không quá ảnh hưởng tới bạn thì hãy lờ đi vì có can thiệp bạn cũng không thể chấm dứt được căn bệnh này, tuy nhiên với những thông tin mà có ảnh hưởng tới chất lượng giảng dạy hay nhân phẩm của một nhà giáo thì bạn cần phải có cách xử lý kịp thời.
Hãy dành một vài phút và mở đề với thái độ vui vẻ, hoà nhã như cách mà tôi đã từng làm xem sao nhé:
“Cô là một giáo viên trẻ mới đi làm cho nên những bài giảng của cô có thể chưa thực sự sâu sắc, các em có thể cảm thấy chúng chưa phù hợp. Vậy thì trong những trường hợp đó nếu không hiểu chỗ nào thì cả lớp có thể hỏi lại và cô sẵn sàng giảng lại cho tới khi các em thực sự hiểu, vì vậy rất mong cả lớp hợp tác và hỗ trợ cô trong quá trình giảng dạy. Nếu như các em không nói thì người chịu thiệt thòi chính sẽ là các em, hãy mạnh dạn nói lên những suy nghĩ của mình để cả thầy và trò mình cùng tiến bộ hơn nhé!”
Dừng vài phút để các bạn ấy suy nghĩ sau đó tiếp tục xử lý vụ việc mà bạn đã vô tình nghe thấy của học sinh nói sau lưng mình bằng cách gọi một trong hai đứng lên phát biểu ý kiến của mình về điều này. Chắc chắn sẽ khiến các bạn ấy có tật giật mình và lần sau sẽ không dám tái phạm nữa.
Bạn thấy sao về cách xử lý tình huống này? Thật hay và hiệu quả đúng không? Hãy áp dụng và chờ đợi kết quả xem sao nhé.
Bạn sẽ làm gì để học sinh của mình không mất trật tự nữa? Quả là một việc khó khăn đúng không?
Thực ra hiện tượng này xảy ra rất nhiều, thậm chí nhiều thầy cô phải bất lực vì không có cách nào khiến lớp im lặng nghe giảng cả. Vậy hãy học cách khắc phục hữu hiệu sau đây nhé.
Không cần phải ồn ào hay thực hiện hành động gì quá gay gắt cả, bạn chỉ cần gọi 1 bạn trong nhóm đang nói chuyện trả lời câu hỏi bất kỳ liên quan đến bài học. Nếu học sinh ấy không trả lời được tiếp tục gọi một bạn học sinh khác chăm chú nghe giảng đứng lên trả lời và so sánh hai bạn với nhau. Cách làm này rất hiệu quả đấy nhé, chỉ cần vài lần như vậy chắc chắn lớp học của bạn sẽ im re và đương nhiên chất lượng được tăng lên đáng kể rồi.
Trong một lớp học sẽ có học sinh ngoan ngoãn, chịu khó nghe giảng nhưng cũng xuất hiện cả thành phần học sinh không nghe lời thầy cô hay còn gọi là học sinh cá biệt - đây chính là nhóm đối tượng khiến thầy cô phải đau đầu đây. Nếu như bạn nhận được một câu hỏi bất kỳ của học sinh cá biệt đặt ra trong bài giảng thì bạn sẽ xử lý như thế nào?
Trường hợp này thường xảy ra ở học sinh lớp 12 và đối với những thầy cô giáo trẻ, mới về trường giảng dạy. Lúc này mục đích đưa ra câu hỏi của các bạn học sinh nhằm thử phản ứng của giáo viên và một phần cũng là vì trêu đùa.
Để xử lý tình huống này, không phải quá khó khăn nhưng cũng không dễ dàng nên bạn phải hết sức tinh tế đấy nhé. Đầu tiên hãy gọi bạn đó đứng lên và trả lời câu hỏi mà mình đưa ra liên quan đến bài học. Nói với bạn ấy rằng: “Cô sẽ giải đáp tất cả những thắc mắc hay những câu hỏi của em nhưng liên quan đến bài học và môn học này, còn những câu hỏi thuộc lĩnh vực khác các em hãy nhờ đến sự giúp đỡ của thầy cô chuyên trách bộ môn ấy, như vậy kiến thức mà em có được sẽ chất lượng hơn rất nhiều”
Đã bao giờ bạn gặp tình huống học sinh có tình cảm với giáo viên chưa? Cụ thể trong trường hợp này mình lại là nhân vật chính? Bạn sẽ làm gì?
Thật là tình huống khó khăn đòi hỏi sự xử lý cực kỳ khôn khéo đây nếu không sẽ gây tác hại cực kỳ nghiêm trọng đến cả hai.
Cách xử lý tối ưu nhất đó là bạn hãy gặp riêng bạn học sinh ấy và nói rõ ràng về điều không thể này. Phân tích cho bạn ấy hiểu đó chỉ là sự bồng bột như ánh nắng mùa thu chợt đến rồi lại chợt đi, khuyên bạn ấy nên tập trung vào chuyện học hành để đạt được những mục tiêu lớn hơn trong tương lai. Hãy nêu ra những tác hại mà cả hai người phải chịu nếu như chuyện này xảy ra, phân tích thật rõ ràng để bạn ấy thấu hiểu sự việc nghiêm trọng tới mức nào nhé.
Trong khi chấm điểm bài kiểm tra 1 tiết bỗng nhiên bạn phát hiện điểm của em học sinh có học lực trung bình lại đạt tuyệt đối. Bạn sẽ làm gì? Tỏ ra nghi ngờ và để trống điểm? Vẫn cho điểm cao như những gì bài kiểm tra ấy thể hiện?
Những phương án trên có thực sự phù hợp hay không? Hãy đón xem cách giải quyết dưới đây bạn sẽ rõ.
Trước tiên hãy làm đúng bổn phận và trách nhiệm của mình, chấm điểm một cách công bằng với những gì mình nhìn thấy trong bài kiểm tra ấy. Hãy tặng cho bạn học sinh ấy một lời khen trước lớp để động viên sự cố gắng và cũng như nhắc nhở cả lớp phải học tập.
Việc đưa ra lời khen khích lệ rất quan trọng, nó có tác dụng đối với cả trường hợp bài đó là do chính bạn ấy làm hoặc có thể là bạn ấy đi chép. nếu là bài của bạn ấy thì đây là một phần thưởng cho sự cố gắng vượt bậc, còn nếu không thì bạn ấy sẽ thấy xấu hổ vì mình không xứng đáng nhận lời khen ấy.
Tuy nhiên trong trường hợp thứ hai nếu không phải thì thật là không công bằng cho những bạn khác. Để kiểm tra xem bạn ấy có phải là chủ nhân của bài kiểm tra ấy không rất đơn giản, trước tiên bạn vẫn đưa ra lời khen và khích lệ các bạn học theo, kèm theo đó hãy gọi bạn ấy lên trình bày cách giải để cả lớp học tập nhé, kết quả sẽ rõ sau khi bạn ấy trở về chỗ ngồi của mình.
Việc làm Giáo dục - Đào tạo tại Hà Nội
Học sinh đi học muộn cũng diễn ra rất nhiều và phổ biến, tuy nhiên nếu như một bạn học sinh thường xuyên đi muộn, thậm chí là ngày nào cũng đi muộn thì hẳn là có vấn đề và bạn cần phải lưu ý hơn. Lúc này bạn sẽ xử lý như thế nào?
Trước khi đưa ra cách khắc phục giáo viên cần phải tìm hiểu rõ ngọn ngành từ hoàn cảnh gia đình, đạo đức học sinh cho đến lối sống của học sinh ấy như thế nào.
Bạn có thể hỏi thăm bạn bè thân thiết của em học sinh ấy, nếu không được hãy liên hệ trực tiếp với cha, mẹ của học sinh và hỏi thăm khéo léo để khai thác hoàn cảnh gia đình xem sao. Sau khi đã thu thập được thông tin chính xác hãy gọi hỏi trực tiếp học sinh xem bạn ấy phản ứng như thế nào.
Việc thông báo đến phụ huynh không nên áp dụng trong mọi hoàn cảnh nhé bởi vì như vậy chỉ làm cho khoảng cách giữa mình và học sinh ngày càng xa cách hơn mà thôi. Hãy tìm cách khuyên nhủ để chạm tới trái tim của học sinh cách này sẽ hiệu quả hơn là việc bạn sử dụng biện pháp mạnh đấy.
Đang giảng bài, bỗng nhiên bạn phát hiện ra một bạn học sinh ngồi cuối lớp gặp vấn đề về sức khỏe bạn sẽ xử lý như thế nào?
Sức khỏe là vấn đề quan tâm hàng đầu trong môi trường học đường, bất kể giáo viên hay học sinh đều quan trọng. Trong tiết giảng của mình bỗng một em học sinh bị ngất hay mặt mày tái nhợt hay bất cứa triệu chứng nào khác điều đầu tiên mà bạn cần làm đó chính là phối hợp với các bạn học sinh khác trong lớp đưa bạn ấy đến phòng y tế của trường. Lúc này mọi thao tác cần phải diễn ra một cách nhanh chóng nếu không sẽ ảnh hưởng đến tính mạng của bạn ấy. Sau khi đưa học sinh của mình tới phòng y tế, bạn sẽ báo cáo lên hiệu phó hoặc hiệu trưởng và nhờ một thầy cô cạnh đó trông lớp hộ mình và tiếp tục phối hợp cùng bộ phận y tế xử lý.
Bạn là một giáo viên nghiêm khắc và đưa ra những quy định phạt rất rõ ràng đối với học sinh của mình. Tuy nhiên sự nghiêm khắc cùng những hình phạt ấy lại tỏ ra bất lực đối với một số trường hợp cá biệt của lớp. Vậy bạn cần phải làm gì để khắc phục được điều này?
Những thành phần cá biệt thường không sợ thầy cô của mình, cho nên mọi sự răn đe của giáo viên đều trở nên vô nghĩa. Để khắc phục được tình trạng này, hơn hết người giáo viên phải hiểu học sinh của mình và thay đổi chính sách giảng dạy mới mong có hiệu quả.
Thay vì việc chê bai, mắng nhiếc thậm tệ các bạn thì hãy thường xuyên khích lệ để các bạn ấy cố gắng hơn trong học tập. Khắc phục được điều này không phải ngày một ngày hai mà được, bạn cần phải sử dụng biện pháp câu dầm đấy nhé.
Hãy tổ chức nhiều hoạt động tập thể mang tính thi đua trong phạm vi lớp học, bạn có thể vận động các bạn học nhóm và sắp xếp chỗ ngồi xen kẽ để đạt hiệu quả cao hơn. Học sinh cá biệt ngồi với những học sinh ưu tú để giúp đỡ nhau trong học tập, đưa ra một số phần thưởng hấp dẫn để khích lệ các nhóm học tập thi đua để giành giải,...
Những phần thưởng mang giá trị tinh thần sẽ đem đến hiệu quả hơn là những hình phạt khắt khe mà bạn đưa ra đấy. Hãy đọc nhiều sách về tâm lý con người để hiểu hơn, hiểu tính cách và tâm lý sẽ giúp bạn trở nên thân thiện hơn trong mắt học sinh của mình.
Như vậy, timviec365.vn vừa chia sẻ cho các bạn một số tình huống sư phạm THPT phổ biến được diễn ra thường xuyên. Dựa vào những thông tin hữu ích này các bạn sẽ nhanh chóng giải quyết được những tình huống éo le mà mình gặp phải trong quá trình giảng dạy.
Tìm hiểu những năng lực cần có của người giáo viên
Nếu bạn là một giáo viên mới vào nghề và chưa có kinh nghiệm trong môi trường học đường đầy phức tạp này. Sở hữu năng lực cần thiết trong nghề nhà giáo sẽ giúp bạn vững tay lái hơn khi lái đò sang sông đấy. Tìm hiểu ngay xem đó là những năng lực gì qua bài viết dưới đây.
Bài viết liên quan
Từ khóa liên quan
Chuyên mục