Tác giả: Hà Ngọc Ánh
Mỗi công dân đều có quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm khác nhau theo quy định của pháp luật. Và một trong những điều mà người ta không muốn phạm phải nhất cũng như không muốn gặp phải đó là thực hiện trách nhiệm pháp lý. Vậy trách nhiệm pháp lý là gì mà nó đem lại những bất lợi như vậy? Bài viết dưới đây sẽ trả lời cho bạn!
Trách nhiệm pháp lý là nghĩa vụ và cũng là hậu quả bất lợi mà người, tổ chức, cá nhân vi phạm phải thực hiện nghĩa vụ và trách nhiệm của mình theo quy định của pháp luật. Thông thường đó là mệnh lệnh, quy định của cơ quan có thẩm quyền mà cá nhân hay tổ chức vi phạm cần thực hiện.
Trách nhiệm pháp lý sẽ mang những đặc điểm cụ thể như sau:
- Trách nhiệm pháp lý đó là một loạt trách nhiệm, nghĩa vụ mà người tham gia cần phải thực hiện theo quy định. Nghĩa là dù muốn hay không muốn thì cá nhân, tổ chức đó vẫn phải thực hiện, nếu không thực hiện cơ quan có thẩm quyền sẽ thi hành những biện pháp cưỡng chế. Điều này khác biệt với các trách nhiệm mang tính tự nguyện không bắt buộc như trách nhiệm đạo đức, trách nhiệm công việc, trách nhiệm tôn giáo, …
- Nó gắn liền với các biện pháp cưỡng chế của nhà nước đồng thời được quy định rõ ràng trọng các chế tài vi phạm và xử lý vi phạm pháp luật. So sánh với các trách nhiệm mang tính tự nguyện khác thì trách nhiệm pháp lý là bắt buộc.
- Trách nhiệm pháp lý là sản phẩm đồng thời cũng là hậu quả bất lợi mà người vi phạm các vấn đề theo quy định phải thực hiện nghĩa vụ của mình, chịu thiệt hại về tài sản và quyền lợi bởi những vi phạm đó theo quy định của pháp luật.
- Công dân chỉ phải thực hiện trách nhiệm pháp lý khi có những vi phạm pháp luật xảy ra và gây thiệt hại cho người khác, cơ quan khác hay do những nguyên nhân khác để lại hậu quả về tài sản và về người.
Xem thêm: Việc làm luật sư
Trách nhiệm pháp lý được phân loại theo mức độ vi phạm như sau:
- Trách nhiệm hình sự: Đây là trách nhiệm pháp lý mà người vi phạm phải thực hiện trách nhiệm pháp lý đó là chịu xử phạt theo quy định của pháp luật, quy định của nhà nước. Việc xử phạt này nhằm đảm bảo an ninh trật tự, an ninh quốc phòng và bình yên cho người dân. Khi vi phạm trách nhiệm hình sự, người phạm tội thường bị cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ hay bị đi tù, tử hình, chung thân, … theo mức độ vi phạm của họ. Ngoài ra, họ còn bị phạt bổ sung như bị cắt chức, quản chế, tước quyền công dân, tịch thu tài sản, …
- Trách nhiệm dân sự: là trách nhiệm mà người vi phạm phải thực hiện những biện pháp cưỡng chế và phải bồi thường thiệt hại do xâm phạm đến sức khỏe, danh sự, tính mạng, tài sản hay quyền và lợi ích hợp pháp của người bị hại. Trách nhiệm dân sự thường áp dụng với các tổ chức và cả các cá nhân khác nhau theo quy định chung của pháp luật. Hình thức xử phạt bằng trách nhiệm dân sự cũng chia thành nhiều cấp độ khác nhau từ xin lỗi cho đến cải chính công khai, thực hiện bồi thường thiệt hại cho tới phạm vi phạm cũng như thực hiện những nghĩa vụ dân sự khác.
- Trách nhiệm pháp lý hành chính đó là trách nhiệm mà cơ quan nhà nước sử dụng để áp dụng đối với cá đối tượng vi phạm pháp luật hành chính bao gồm các hình thức xử phạt như cảnh cáo, phạt tiền cho tới việc buộc thôi việc.
Tìm hiểu thêm: Quản lý hành chính là gì?
- Trách nhiệm pháp lý kỷ luật: là trách nhiệm mà do người đứng đầu cơ quan tổ chức thực hiện với nhân viên cấp dưới, cá cán bộ công nhân viên chức của cơ quan tổ chức đó khi họ vi phạm kỷ luật lao động.
- Trách nhiệm vật chất: hiểu đơn giản thì đây là trách nhiệm mà người vi phạm hay tổ chức vi phạm phải đền tiền, đền công cụ hay phải làm phù thời gian, bị phạt tiền khi vi phạm các quy định mà doanh nghiệp đó đưa ra trong hợp đồng lao động hay gân tổn thất về tài sản của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật. Ngoài vị xử phạt hành chính, tài sản, … thì người vi phạm đôi khi còn phải thực hiện những trách nhiệm song song khác như bị kỷ luật, cảnh cáo, đình chỉ hoặc buộc thôi việc.
- Trách nhiệm hiến pháp: là công nhân phải thực hiện trách nhiệm và nghĩa vụ theo quy định của hiến pháp. Đồng thời cũng phải chịu phạt hành chính, dân sự, … khi vi phạm các quy định của hiến pháp.
- Trách nhiệm pháp lý của quốc gia trong quan hệ quốc tế: trong quan hệ quốc tế các quốc gia có nghĩa vụ và trách nhiệm thực hiện theo quy định của luật quốc tế hoặc những ký kết đã thực hiện trong hiệp định, hiệp ước, … mà chính phủ đó ký kết. Việc vi phạm sẽ tùy theo mức độ và pháp quyết hay các điều lệ đã ký kết mà quốc gia đó phải thực hiện.
Với doanh nghiệp, trách nhiệm pháp lý mà doanh nghiệp thực hiện thường là tình huống mà doanh nghiệp đó gây thương tích hoặc tổn hại về tài sản, sức khỏe của người người khác hay tổn hại tài chính của bên khác.
Xem thêm: Văn bản luật là gì?
Khi người được yêu cầu thực hiện trách nhiệm pháp lý họ quyền kháng cáo, và chứng minh việc không vi phạm của mình, đồng thời, người yêu cầu bồi thường cũng có thể chứng minh các trách nhiệm pháp lý thông qua các lý thuyết và cơ sở khác nhau về trách nhiệm pháp lý. Những lý thuyết về trách nhiệm pháp lý có những trường hợp cụ thể. Lý thuyết ở đây có thể là quy định trong hợp đồng hay quy định trong luật pháp - hiến pháp nước ta.
Ví dụ như trách nhiệm pháp lý khi vi phạm hợp đồng như sự cẩu thả, vi phạm thỏa thuận trong hợp đồng, gây ảnh hưởng đến tài sản doanh nghiệp hay công ty khác, hay một số trách nhiệm giám tiếp khác như sếp chịu trách nhiệm khi cấp dưới của mình gây tổn hại tới doanh nghiệp.
Trong luật thương mại, trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp cũng là một hình thức kinh doanh mà nó sẽ bảo vệ chủ sở hữu của nó các quyền lợi trong đó cũng như buộc những đối tác khác phải thực hiện theo đúng những gì đã thỏa thuận trong thỏa thuận giữa các doanh nghiệp. Ngoài ra, trách nhiệm pháp lý của nhà sản xuất còn được hiểu là doanh nghiệp có trách nhiệm sản xuất và đưa vào thị trường những sản phẩm đạt tiêu chuẩn về chất lượng, sản phẩm không bị lỗi.
Nhìn chung, trách nhiệm pháp lý là một khái niệm khá rộng, hi vọng rằng thông qua bài viết này bạn đã nắm rõ về khái niệm của trách nhiệm pháp lý là gì cũng như phân loại các trách nhiệm pháp lý hiện nay.
Cơ sở pháp lý là gì? Nâng cao hiểu biết về các định nghĩa pháp lý
Tại Việt Nam mọi quy định đều được thực hiện dựa trên một cơ sở pháp lý cụ thể để tính pháp luật trở nên rõ ràng, khẳng định vai trò và trách nhiệm của người thực hiện. Tuy nhiên, các quy định pháp luật đó có khả thi hay không lại không phải là vấn đề phụ thuộc vào cơ sở pháp lý cụ thể. Vậy cơ sở pháp lý là gì, bạn biết chưa? Cơ sở pháp lý trong các bộ luật, các hoạt động được xây dựng ra sao?
Bài viết liên quan
Từ khóa liên quan
Chuyên mục