Quay lại

[Traveler là gì] 5 tip du lịch an toàn, tiết kiệm cho dân mê xê dịch!

Tác giả: Lại Trang

Nếu là một tín đồ của du lịch như tôi, hẳn là tourist hay traveler là gì và những mẹo nhỏ để giúp chúng ta có một chuyến du lịch tiết kiệm nhưng đủ đong đầy cảm xúc với những cung đường rợp cây xanh, cỏ hoa hút tầm mắt, thưởng thức ẩm thực lạ lần đầu,… không còn quá xa lạ. Tuy nhiên, với những ai không phải dân ngoại ngữ hay không thuộc cộng đồng Fan của du lịch thì vài lý giải của Lại Trang sau đây sẽ là những khám phá thú vị, hữu ích cho bạn. Cùng tìm hiểu ngay dưới đây nhé.

Việc làm Du lịch

1. Bạn định nghĩa Traveler là gì?

Bạn định nghĩa Traveler là gì?

Đã bao giờ, trong lúc ngập đầu với bài vở, công việc...bạn chỉ ước là có một vài ngày nghỉ để xách ba lô đi đây đó để xả mệt mỏi, bộn bề? Có khi nào, chỉ tình cờ lướt qua Youtuber và “hạ cánh” trước vài Travel Vlog của Atthache, Lost LeBlanc... đi vòng quanh thế giới... bạn chỉ muốn hòa vào không gian đó ngay lập tức? Bạn thích cảm giác ở nơi xa, thích đi đây đi đó… và lấy “đi để trở về” là lẽ sống. Nếu như vậy, chúng ta đang cùng hội cùng thuyền. Chúng ta là những traveler. Vậy cụ thể, traveler là gì? 

Traveler trong tiếng Việt, hiểu là những người lữ hành, nôm na là những người đi du lịch. Ngay trong thời điểm khai sinh ra du lịch, thuật ngữ traveler xuất hiện trong từ điểm để chỉ những đối tượng là khách du lịch, những người lữ hành, họ di chuyển từ nơi này sang nơi khác để tham quan, khám phá, trải nghiệm và học học...địa điểm những họ thường lui tới chủ yếu là những khu du lịch đẹp, lý thú, nổi bật về ẩm thực. 

Cùng với sự lớn lên nhanh chóng của nền công nghiệp không khói, nhu cầu du lịch, khám phá những miền đất mới của con người ngày càng cao, lượng traveler tăng mạnh. Bạn đã trải nghiệm cảm giác là phượt thủ trên lưng xe máy suốt 6 giờ đồng hồ chỉ để ngắm cận cảnh tam giác mạch nở rộ ở Hà Giang giữa trời đông? Bạn chấp nhận vượt núi băng rừng hay cảm giác chòng chành trên xe đò mà chìm vào giấc ngủ vẫn còn ám ảnh bởi những con dốc khúc khuỷu trong chặng đường chinh phục Tây Bắc chỉ để có những shot hình mặc áo màu cờ đỏ sao vàng check in trên nóc nhà của tổ quốc Phanxipang? Chính khát vọng được “xách ba lô mà đi” ấy của giới trẻ chúng ta...đã truyền cảm hứng cho những những con người suốt ngày chỉ biết bận rộn với những đống bài vở, công việc văn phòng thấy rằng: Bạn sẽ lãng phí cả thanh xuân nếu như không có cụm từ “du lịch” trong thời gian biểu. 

Traveler- những con người ưa thưởng thức và tận hưởng không gian mới

Và chính ước muốn những kẻ muốn khám phá đã mang khái niệm traveler từ một thuật ngữ xa lạ chỉ có trong từ điển tiếng Anh trở từ được tìm kiếm, nghĩ đến và là phương án để thoát khỏi áp lực mệt mỏi cho những con người đang bị “dòng đời xô đẩy”.

Nhưng không dừng lại ở nghĩa là những con người ưa thưởng thức và tận hưởng không gian mới, thuật ngữ Traveler là gì cũng được dùng để chỉ những người có những chuyến công tác với mục đích học tập, nghiên cứu, trong một khoảng thời gian nhất định. Họ - những traveler chính là đối tượng phục vụ của ngành công nghiệp dịch vụ lữ hành. 

Nhưng sự phát triển như vũ bão của ngành du lịch cũng mang theo không ít sự thay đổi trong ngôn phong giao tiếp mà biểu hiện của nó chính là sự trình làng của nhiều cụm từ mới. Dĩ nhiên với dân ngành, điều này là vô cùng cần thiết nhằm cải thiện dịch vụ và phân công công việc cho từng vị trí dễ dàng nhất. Nhưng với những ai lần đầu tiếp xúc với những thuật ngữ này không khỏi lúng túng, nhầm lẫn mà điển hình là hai khái niệm “ Traveler” và “ Tourist”. Nếu chỉ xét về mặt ngữ nghĩa, cả hai đều được hiểu là khách du lịch. 

Phiên bản “người lữ hành” này khác bản gốc ở điểm, họ chọn cách thiết kế một tour du lịch có lịch trình rõ ràng về nơi ăn, chốn ở, mục đích và thường phụ thuộc vào bên thứ 3 để hỗ trợ những dịch vụ như đặt vé máy bay, đặt phòng và có hướng dẫn viên du lịch đi cùng. Nhưng với traveler thì ngược lại.

Họ ưa sự trải nghiệm và hầu như tự quyết mọi dịch vụ, ưa sự khám phá, trải nghiệm nhiều hơn là tận hưởng, yêu thích sự tự do hơn là những lịch trình được vạch sẵn, thậm chí, họ chấp nhận trở thành những kẻ độc hành rong ruổi mọi cung đường chỉ để tận hưởng trọn vẹn chuyến đi theo cách của riêng mình. Trong tiếng Anh, chúng ta hay bắt gặp các cụm từ như “ Travel on a budget” ( du lịch tiết kiệm) hay “ Travel alone”. Thực ra, đó là những chọn lựa về hình thức trải nghiệm của những Traveler. Còn với tourist, họ ưu tiên những dịch vụ đến từ đại lý lữ hành hây các travel agent thông qua các hoạt động mua tour, Booking.

Hiểu ở cách nào, Traveler luôn là những người mê xê dịch ở cấp độ cao và đưa những trải nghiệm mới của bạn thân lên làm tiêu chí hàng đầu. Chắc bạn không xa lạ gì với hình ảnh những người nước ngoài vác trên vai những ba lô lớn trong những video của nhiều Vlogger trên Youtube? Họ chính là những Traveler. Còn bạn thì sao, bạn là tourist hay Traveler? Nếu là traveler như tôi hay những anh chàng khoác những chiếc backpack đến mọi miền xa để khám phá thêm nhiều điều thú vị nữa thì những tip sau đây hẳn là những bồ tri thức hữu ích, không thể bỏ qua để có một hành trình vừa thoải mái, vừa tiết kiệm chi phí tối đa đấy. Bạn đã sẵn sàng khám phá chúng?

Việc làm du lịch tại Hà Nội

2. Một số tip cho người đi du lịch tiết kiệm, an toàn!

Một số tip cho người đi du lịch tiết kiệm

Khác với dân lịch “hạng sang” - Tourist, hầu hết những traveller, chi phí và những mẹo nhỏ để dễ dàng thích nghi với điều kiện của điểm đến là nhân tố quan trọng, bởi vì đơn giản là: họ thích điều đó. Tuy nhiên, cũng vì đặc điểm phóng khoáng tự do... không ít trường hợp, Traveler gặp không ít phiền toán đặc biệt khi “ngân khố” đã cạn kiệt và khó thích ứng với điều kiện, văn hóa của địa điểm họ đến du lịch. Xê dịch không theo tour ngoài việc chuẩn bị những trang phục, phụ kiện, thuốc men, một số “vật bất ly thân” tưởng chừng như vô thưởng vô phạt” trước những hành trình ở vùng đất xa lạ, sẽ hữu ích cho bạn:

2.1. Bạn làm gì khi muốn ăn đồ nướng nhưng không có giấy bạc?

Thay lá cây bằng giấy bạc

Đơn giản thôi, hãy tận dụng lá cây rừng được lau sạch đặt bên dưới chiếc vỉ nướng rồi đặt trên bếp lửa, đảm bảo, sau khi nướng xong, bạn sẽ có món ăn sạch và ngon ngay lập tức.

2.2. Mua một bộ đàm cá nhân để tiện liên hệ

Nếu là Traveler hứng thú đến những miền đất hoang dã, việc dùng điện thoại hay Internet là vấn đề. Do đó hãy sắm một chiếc bộ đàm nhỏ gọn để thay thế nhé. Đây nguyên tắc “bất thành văn” đảm bảo an toàn cho bản thân trước những chuyến đi xa mạo hiểm.

2.3. Tải về điện thoại bản đồ Offline

Bản đồ là vật bất ly thân của dân du lịch, cho những traveler chính hiệu, trang bị bản đồ offline để dùng trong những lúc không có mạng là điều cực kỳ cần thiết để tránh lạc đường hay những nguy hiểm rình rập khi đi đến những vùng đất mới.

2.4. Bạn có biết, một số lá là giải pháp cứu nguy cho nhiều tình huống của Traveler?

Bạn có biết, một số lá là giải pháp cứu nguy cho nhiều tình huống của Traveler?

Một điểm thú vị của dân du lịch không theo tour, đó là độ “mở” của điểm dừng chân. Bạn có thể thấy Tourist sẽ có những ngày dài tận hưởng cuộc sống trong những resort hay những khách sạn sang trọng nhưng traveler sẽ chọn những Budget hotel hay khách sạn hình con nhộng, thậm chí là dựng trại tại địa điểm du lịch như rừng rậm rạp khi đi phượt. Đừng quên mang theo lá xô thơm đã được phơi khô và lá nguyệt quế. Đốt lá xô thơm có tác dụng đuổi muỗi cực kỳ hiệu quả, trong khi lá nguyệt quế, có tác dụng trị cảm và ho tốt. Tại những địa điểm không tiện để mua thuốc, đặt lá này dưới lưỡi và ngậm là giải pháp tốt và nhanh nhất. 

Việc làm hướng dẫn viên du lịch

2.5. Tạo ra lửa nhanh chóng khi thời tiết không thuận lợi?

Bạn sẽ làm gì khi thời tiết “dở chứng” trở mưa rét khi đang giữa nơi xa xôi, heo hút khi mà mọi vật liệu dễ cháy như lá khô đều ướt sũng? Hãy tận dụng snack nhé. Những miếng đồ ăn nhanh này có tác dụng bắt lửa cực kỳ hiệu quả đó. 

2.6. Bạn làm gì khi đi xe cùng người lạ?

Bạn làm gì khi đi xe cùng người lạ?

Phương tiện di chuyển chủ yếu của Traveler là đi bộ, không phải ô tô hay máy bay như Tourist, do vậy không tránh được vài trường hợp phải đi nhờ xe. Một tip cho bạn an toàn nhất là ghi nhớ biển số xe, chụp ảnh chủ xe lại rồi post lên mạng xã hội ngay, sau đó cập nhật địa điểm mà bạn đang ở đó với một caption cực kỳ dễ thương như “ Đi nhờ xe ai chàng tốt bụng”. Điều này, vừa không làm vị chủ xe khó chịu mà bạn bè, người thân của bạn có thể dễ dàng liên hệ nếu có bất kỳ rủi ro xảy ra.

3. Một vài thuật ngữ kinh doanh lữ hành hữu ích cho traveller chinh phục mọi cung đường?

Một vài thuật ngữ kinh doanh lữ hành hữu ích cho traveller chinh phục mọi cung đường?

3.1. Phân loại cụ thể các khái niệm

Số lượng Traveller và tourist tăng lên nhanh chóng chứng tỏ sự lớn lên mạnh của ngành kinh doanh lữ hành. Song sự ra đời của hàng loạt những thuật ngữ ngành mới sẽ khiến bạn dù là dưới vai trò một traveler đẳng cấp, tourist có kinh nghiệm hay những người đang vừa tiếp xúc với dịch các sản phẩm du lịch và du khách đầu tiên gặp không ít khó khăn. Một số thuật ngữ trong ngành du lịch sau đây chính là những kinh nghiệm bỏ túi cần thiết cho một nhà sales, điều hành tour và traveler lẫn tourist có thể sớm “ hội nhập” với thời đại ngành công nghiệp không khói đang ở đỉnh cao.

+ Leisure Travel: Loại hình du lịch phổ thông cho khách tham quan, nghỉ dưỡng theo hành trình thông thường và thường phù hợp với mọi đối tượng là khách hàng.

+ Adventure travel: Đây là loại hình khám phá được ưa chuộng bởi nhiều traveller nhất bởi tính mạo hiểm, phù hợp với khách trẻ và có tính tự do. Trong các công ty lữ hành có tên gọi như Biking hay Bird watching…

+ Trekking: Traveller cũng thường lựa chọn hình thức này tại các công ty lữ hành để di chuyển, tham quan những vùng đất xa xôi chỉ dành cho người bản xứ. Loại hình này khá thú vị, hợp với phong cách phóng khoáng, song yêu cầu sức khỏe tốt, khả năng chịu đựng và thích nghi cao phù hợp với điều kiện dịch vụ ở mức tối thiểu của vùng. 

+ Kayaking: Loại du lịch này thu hút Traveller cũng bởi tính mạo hiểm bởi hành trình chèo thuyền vượt ghềnh thác hoặc đi tới những vùng biển xa. Thế nhưng, trước khi quyết định chọn đây làm điểm đến để chinh phục, bạn bạn nên cân nhắc vì độ “can đảm” và sức khỏe là nhân tố cần thiết nhất.

+ Homestay: Đây là loại hình nhà ở cho phép traveller ở lại nhà người dân bản xứ, giá rẻ và thường sinh hoạt chung với họ mà không khách sạn.

+ Diving tour : Cái tên đã nói rõ loại hình du lịch này, đây là loại hình tour lặn biển. Bạn sẽ được khám phá các rặng san hô, ngắm cá thông qua bộ đồ lặn, bình dưỡng khí. Đây là một trong những trải nghiệm yêu cầu du khách thử thách bản thân cao nhất. 

+ Incentive : Không được chọn bởi dân là Traveller nhiều lắm, nhưng Incentive khá phổ biến với Tourist. Đặc điểm của tour này là thường dành cho các đoàn khách hay nhân viên công ty được thưởng. Đó là tour cao cấp và dịch vụ đặc biệt.

+ MICEtour - du lịch mice: Đây là loại tour được xếp cho các khách hàng đi công tác như tham gia các loại hội thảo, hội nghị, hội chợ với mục đích là hội họp và kết hợp tham quan trong thời gian rảnh rỗi. 

Việc làm tư vấn du lịch

3.2. Các từ viết tắt trong hành trình du lịch

Hiểu một số thuật ngữ để đi du lịch an toàn, thoải mái

Khi tham gia dịch vụ được cung ứng bởi các Travel agency, Traveler có thể bắt gặp một số từ viết tắt như: 

ABF: Thực ra, đó là American breakfast, bữa ăn sáng kiểu Mỹ gồm vài lát bánh mỳ ăn kèm với bơ, xúc xích hoặc thịt xông khói, trứng gà và đồ uống gồm nước hoa quả hoặc cà phê.

Buffet Breakfast: Đây là từ vừng hữu ích cho những Traveler có ý định “xe dịch” tại trời Tây. Buffet Breakfast là bữa sáng với bánh mỳ và bơ, bánh sừng bò hay bánh ngọt Đan Mạch và uống nước hoa quả.

+ Set breakfast: Đây là bữa ăn đơn giản tại các khách sạn mini hợp với Traveler với một món ăn gồm phở hoặc bánh mỳ với trứng ốp la.

3.3. Các loại tour

Các loại tour!!

Tại các đại lý lữ hành, bạn sẽ có đa dạng sự lựa chọn các loại tour với đủ giá cả, nhưng 3 loại gói sau đây là phổ biến nhất và bạn nên để ý để cân nhắc cho phù hợp với ngân sách.

+ Full Board Package : Đây là tour trọn gọn cho phép traveler và tourist gồm 3 bữa ăn sáng, trưa và tối.

+ Half Board Package: Trong gói này, đại lý lữ hành sẽ cung cấp 3 bữa ăn chính: sáng, trưa và tối nhưng không có bữa ăn phụ. Traveler và Tourist phải tự chuẩn bị.

+ Free and Easy Package: Đây là loại dịch vụ gói cơ bản chỉ gồm chi phí cho phương tiện đi lại như xe đưa đón tại sân bay hay vé máy bay, phòng nghỉ và một số bữa sáng. Với bữa trưa và tối lẫn các dịch vụ khác thì do tourist và Traveler tự chi trả.

Đến đây, Timviec365.vn tin chắc một điều rằng, bạn đã hình dung rõ nhất về khái niệm Traveler là gì lẫn nắm những bí quyết hay cũng những thuật ngữ cần thiết nhất trong chuyến đi thực hiện khát vọng xê dịch của mình rồi đúng không. Đừng quên cập nhật Timviec365.vn để có thêm thật nhiều tin tức hữu ích và cơ hội việc làm du lịch tốt nhất nhé.

Việc làm

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV- Tâm sự Nghề nghiệp- Cẩm Nang Tìm Việc- Kỹ Năng Tuyển Dụng- Cẩm nang khởi nghiệp- Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm- Kỹ năng ứng xử văn phòng- Quyền lợi người lao động- Bí quyết đào tạo nhân lực- Bí quyết lãnh đạo- Bí quyết làm việc hiệu quả- Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép- Bí quyết viết thư xin thôi việc- Cách viết đơn xin việc- Bí quyết thành công trong công việc- Bí quyết tăng lương- Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên- Kỹ năng đàm phán lương- Kỹ năng phỏng vấn- Kỹ năng quản trị doanh nghiệp- Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội- Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng- Mẹo viết hồ sơ xin việc- Mẹo viết thư xin việc- Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng- Định hướng nghề nghiệp- Top việc làm hấp dẫn- Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông- Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng- Tư vấn việc làm ngành Báo chí- Tư vấn tìm việc làm thêm- Tư vấn việc làm ngành Bất động sản- Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin- Tư vấn việc làm ngành Du lịch- Tư vấn việc làm ngành Kế toán- Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật- Tư vấn việc làm ngành Sư phạm- Tư vấn việc làm ngành Luật- Tư vấn việc làm thẩm định- Tư vấn việc làm vị trí Content- Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn- Tư vấn việc làm quản lý- Kỹ năng văn phòng- Nghề truyền thống- Các vấn đề về lương- Tư vấn tìm việc làm thời vụ- Cách viết Sơ yếu lý lịch- Cách gửi hồ sơ xin việc- Biểu mẫu phục vụ công việc- Tin tức tổng hợp- Ý tưởng kinh doanh- Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing- Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương- Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh- Mẹo viết Thư cảm ơn- Góc Công Sở- Câu chuyện nghề nghiệp- Hoạt động đoàn thể- Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch- Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự- Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics- Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng- Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng- Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật- Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe- Quản trị nhân lực - Quản trị sản xuất- Cẩm nang kinh doanh- Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất- Mô tả công việc ngành Kinh doanh- Mô tả công việc ngành Bán hàng- Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng- Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng- Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán- Mô tả công việc ngành Marketing - PR- Mô tả công việc ngành Nhân sự- Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin- Mô tả công việc ngành Sản xuất- Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải- Mô tả công việc Kho vận - Vật tư- Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics- Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn- Mô tả công việc ngành Hàng không- Mô tả công việc ngành Xây dựng- Mô tả công việc ngành Y tế - Dược- Mô tả công việc Lao động phổ thông- Mô tả công việc ngành Kỹ thuật- Mô tả công việc Nhà nghiên cứu- Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo- Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính- Mô tả công việc Biên - Phiên dịch- Mô tả công việc ngành Thiết kế- Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình- Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh- Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực- Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo- Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern- Mô tả công việc ngành Freelancer- Mô tả công việc Công chức - Viên chức- Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý- Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng - Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận- Hồ sơ doanh nhân- Việc làm theo phường- Danh sách các hoàng đế nổi tiếng- Tài liệu gia sư- Vĩ Nhân Thời Xưa- Chấm Công- Danh mục văn thư lưu trữ- Tài Sản Doanh Nghiệp- KPI Năng Lực- Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp- Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng- Quản Lý Công Việc Nhân Viên- Chuyển văn bản thành giọng nói- Giới Thiệu App Phiên Dịch- Quản Lý Kênh Phân Phối- Đánh giá nhân viên- Quản lý ngành xây dựng- Hóa đơn doanh nghiệp- Quản Lý Vận Tải- Kinh nghiệm Quản lý mua hàng- Danh thiếp cá nhân- Quản Lý Trường Học- Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng- Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính- Kinh nghiệm Quản lý kho hàng- Quản Lý Gara Ô Tô-