Việc làm Thương mại điện tử1. Định nghĩa trọng tài thương mại
Trọng tài thương mại chính là một phương thức giải quyết các vấn đề tranh chấp về kinh doanh, thương mại do các bên liên quan thỏa thuận với nhau, phương thức này có thể được sử dụng thay thế cho phương thức giải quyết tranh chấp truyền thống bằng tòa án như trước.
Người thực hiện việc giải quyết các vấn đề tranh chấp giữa các bên liên quan với nhau thì người ta gọi là trọng tài viên. Trọng tài viên có thể được người tham gia tranh chấp lựa chọn hoặc tòa án chỉ định.
2. Đặc điểm của trọng tài thương mại
2.1. Ưu điểm trọng tài thương mại
So với việc giải quyết tranh chấp truyền thống bằng tòa án như trước kia thì các giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại có nhiều ưu điểm vượt trội hẳn như: thủ tục đơn giản và đặc biệt là nó luôn linh hoạt theo thỏa thuận của các bên xảy ra tranh chấp nhằm giải quyết một cách nhanh chóng. Như vậy không khiến các bên mất quá nhiều thời gian để giải quyết một vấn đề.
Vậy nên các cá nhân, tổ chức thường lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài để tiết kiệm thời gian và bảo mật được thông tin.
2.2. Cơ cấu, tổ chức trung tâm trọng tài
Các trung tâm trọng tài thường có cơ cấu tổ chức như sau: có ban điều hành, ban thư ký và các trọng tài viên của trung tâm.
Về tổ chức và quản lý của các trung tâm trọng tài thường rất đơn giản và gọn nhẹ, không quá cồng kềnh như các đơn vị giải quyết tranh chấp khác.
Trung tâm trọng tài hoạt động trên sự điều hành của chủ tịch, phó chủ tịch và có thể là tổng thư ký. Như vậy, thì ban điều hành gồm có 3 thành viên đó chính là tổng thư ký, phó chủ tịch và chủ tịch. Và để hoạt động giải quyết các tranh chấp kinh doanh thương mại thì không thể thiếu các trọng tài viên. Các trọng tài viên sẽ được các bên tham gia vào giải quyết tranh chấp lựa chọn hoặc sẽ được chỉ định.
>>> Các thương hiệu nổi tiếng trong ngành OEM và hàng OEM là gì đều được Timviec365.vn giải thích rõ ràng và chính xác cho bạn.
2.3. Quyền
Đối với mỗi một trung tâm trọng tài thì đều có quyền tự quyết về các quy cách tố tụng riêng và lĩnh vực hoạt động của trung tâm. Các trung tâm trọng tài này có thể mở rộng hoặc thu hẹp trong quá trình hoạt động với điều kiện phải đăng ký với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Chính vì vậy, mà có một số trung tâm trọng tài được mở ra chỉ để giải quyết một số tranh chấp về chuyên ngành hay còn gọi là giải quyết các tranh chấp kinh doanh, thương mại nhất định.
3. Điều kiện giải quyết tranh chấp bằng trọng tài
Các tranh chấp được giải quyết bằng trọng tài thương mại trong 3 trường hợp dưới đây:
3.1. Trong thỏa thuận có trọng tài
Trong kinh doanh, hoạt động thương mại thì bất cứ giao dịch nào cũng gắn liền với những hợp đồng kinh tế, trong đó có những điều khoản để thỏa thuận giữa hai bên về quyền và lợi ích trong giao dịch đó. Ngoài ra, còn có thêm về các điều khoản như giải quyết tranh chấp bằng trọng tài nếu hai bên không đồng nhất quan điểm cũng như cách giải quyết khi có vấn đề phát sinh. Thỏa thuận trọng tài có thể lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp
3.2. Thỏa thuận trọng tài với cá nhân đặc biệt
Trong một số trường hợp đặc biệt như một bên tham gia thỏa thuận trọng tài là cá nhân bị mất hành vi năng lực hoặc chết, thì thỏa thuận trọng tài vẫn có thể được tiếp tục thực hiện với người thừa kế hoặc được ủy quyền.
Trong trường hợp đó mà hai bên có những thỏa thuận khác thì thỏa thuận trọng tài không còn được áp dụng nữa.
3.3. Thỏa thuận trọng tài với tổ chức
Thỏa thuận trọng tài vẫn còn có hiệu lực trong một số trường hợp các bên xảy ra tranh chấp nhưng tổ chức đó bị phá sản, đồng nhất, chia tách hoặc chuyển đổi hình thức tổ chức thì thỏa thuận trọng tài vẫn được áp dụng đối với những tổ chức tiếp nhận nó về các quyền và nghĩa vụ phải thực hiện. Trừ trường hợp các bên có các thỏa thuận khác để có thể giải quyết hay thay thế một cách ổn thỏa mà không cần nhờ đến thỏa thuận trọng tài.
Xem ngay tin tức việc làm thương mại và nhiều việc làm Cao Bằng đang được cập nhật tại đây.
4. Tiêu chuẩn để làm trọng tài viên
Để được làm trọng tài viên thì bạn cần đầy đủ các yếu tố sau đây:
• Là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ là cá nhân đó phải xác lập, thực hiện quyền và nghĩa vụ dân sự.
• Là người phải có bằng bằng đại học và có kinh nghiệm thực thế công tác tại ngành làm trọng tài trên 5 năm. Ví dụ để làm trọng tài chuyên giải quyết các tranh chấp về lĩnh vực kinh doanh môi trường thì bạn phải có bằng đại học về chuyên ngành môi trường và có kinh nghiệm làm việc tại ngành trên 5 năm để có thể giải quyết các tranh chấp một cách ổn thỏa và hợp lý nhất. • Trong trường hợp đặc biệt, đối với cá nhân không có bằng đại học nhưng là chuyên gia có trình độ chuyên môn cao và có nhiều kinh nghiệm thực tiễn thì vẫn có thể được chọn làm trọng tài viên.
• Có một số trường hợp đủ điều kiện để làm trọng tài viên nhưng cũng không được lựa chọn đó chính là những người đang làm điều tra viên, thẩm phán, kiểm soát viên, chấp hành viên hay công chức làm tại các tòa án nhân dân, cơ quan thi hành án, cơ quan điều tra và viện kiểm soát nhân dân. Hoặc cũng có thể là những người đủ điều kiện làm trọng tài viên nhưng đang là bị can, bị cáo, người đang tranh chấp hành án hình sự hoặc đã chấp hành nhưng chưa được xóa án tích thì cũng không được làm trọng tài viên.
• Các trung tâm trọng tài có thể tự đặt ra các yêu cầu cao hơn về trọng tài viên đối với tổ chức của mình để có thể có được những trọng tài thực sự chất lượng
5. Hình thức của trọng tài thương mại
Hiện nay trọng tài thương mại có hai hình thức chính đó là trọng tài vụ việc và trọng tài thường trực.
5.1. Trọng tài vụ việc
Trọng tài vụ việc sẽ được thành lập nhằm mục đích giải quyết tranh chấp của một vấn đề nhất định nào đó. Và sự tồn tại của trọng tài vụ việc là đến khi các tranh chấp đó được giải quyết ổn thỏa. Đây là hình thức trọng tài xuất hiện sớm nhất ở nước ta và được sử dụng rất nhiều tại các nước trên thế giới. Tất nhiên, quy định về hình thức trọng tài này về pháp luật cũng có mức độ khác nhau tại các nước khác nhau.
Trọng tài vụ việc có một số đặc trưng sau:
• Trọng tài vụ việc hình thành dựa trên sự thỏa thuận của các bên tranh chấp để giải quyết sự việc và sau khi sự việc tranh chấp được giải quyết sẽ tự chấm dứt hợp đồng và không còn tồn tại nữa.
• Trọng tài vụ việc có thể nằm trong danh sách hoặc không trong danh sách của trung tâm trọng tài. Và đặc biệt là trọng tài vụ việc sẽ không có trụ sở thường trực và không có bộ máy điều hành.
• Trọng tài vụ việc không có quy tắc về tố tụng riêng cho mình mà thường lựa chọn một quy tắc bất kỳ của trung tâm trọng tài nổi tiếng nào đó. Hoặc các bên tham gia tranh chấp cũng có thể tự lựa chọn các quy tắc về tố tụng bất kỳ.
Khám phá thêm: Cơ hội tìm việc làm Long An với danh sách những công việc mới mất và hot nhất.
5.2. Trọng tài thường trực
Trọng tài thường trực chính là trung tâm trọng tài. Đây chính là tổ chức phi chính phủ, có tư cách pháp nhân, có tài khoản riêng, trụ sở riêng và có con dấu riêng.
Trọng tài thường trực có một số đặc điểm sau:
• Tuy là một tổ chức phi chính phủ nhưng mà các tổ chức này vẫn được sự hỗ trợ của nhà nước. Trung tâm trọng tài được thành lập từ một trọng tài viên, không phải được nhà nước thành lập. Nhưng vẫn chịu sự quản lý của nhà nước. Nói tổ chức này được nhà nước hỗ trợ là do nhà nước ban hành những văn bản pháp luật, tạo cơ sở pháp lý cho việc tổ chức và hoạt động của trung tâm trọng tài
• Các trung tâm trọng tài độc lập và có tư các pháp nhân. Mỗi một trung tâm trọng tài là một pháp nhân, nó tồn tại một cách độc lập và bình đẳng với các trung tâm trọng tài khác.
• Tổ chức và quản lý gọn nhẹ và đơn giản. Trong trung tâm trọng tài gồm có các trọng tài viên và ban điều hành. Trong đó bạn điều hành gồm có giám đốc, phó giám đốc, và tổng thư ký.
• Mỗi trung tâm trọng tài đều có quyền quyết định về lĩnh vực hoạt động của mình và đặc biệt tự tạo ra được quy tắc tố tụng riêng nhằm tạo ra sự khác biệt với các trung tâm trọng tài khác. Tạo nên thương hiệu cho trung tâm đó. Trung tâm trọng tài sẽ dựa vào trình độ chuyên môn của các trọng tài viên để có thể xác định được lĩnh vực hoạt động sao cho nó phù hợp với khả năng của các trọng tài viên. Lĩnh vực hoạt động của trung tâm trọng tài cần được ghi rõ vào điều lệ của trung tâm trọng tài.
• Để giải quyết các tranh chấp về kinh doanh, thương mại thì hoạt động xét xử của trung tâm trọng tài được các trọng tài viên thực hiện. Mỗi một trung tâm trọng tài đều có một danh sách trọng tài viên để giải quyết các tranh chấp về kinh doanh, thương mại riêng. Việc chỉ định hoặc lựa chọn trọng tài viên để giải quyết các vấn đề tranh chấp thì chỉ được giới hạn trong danh sách trọng tài viên của trung tâm.
>>> Còn nhiều thông tin vềcách tạo chữ ký gmail trên Timviec365.vn sẽ giúp bạn trở nên chuyên nghiệp hơn khi gửi email
Trên đây là một số điều cần biết về trọng tài thương mại để cho bạn đọc có thể biết thêm về ngành nghề này.