Quay lại

Trước giờ G là gì? Nắm bắt để hành động cho những sự kiện “vàng”

Tác giả: Phương Anh Nguyễn

“Trước giờ g” có lẽ là thuật ngữ mà rất nhiều bạn đã từng nghe tới. Thế nhưng, trước giờ g là gì thì không phải là điều mà ai cũng biết. Thực tế thì cụm từ này được sử dụng một cách rất phổ biến hiện nay, nhất là trong các sự kiện đặc biệt sắp được diễn ra. Để không bị trở nên “tối cổ” và thiếu sự cập nhật tri thức thì bạn cần nắm bắt ngay cho mình khái niệm “trước giờ g là gì”. Và bài viết dưới đây sẽ giúp bạn lý giải về thuật ngữ này cũng như đem đến cho bạn những thông tin thú vị nhất về loại giờ đặc biệt này nhé!

1. Giải đáp thuật ngữ “trước giờ g là gì?”

“Giờ g đã điểm”, “sắp tới giờ g”,... có lẽ là những câu nói mà bạn đã nghe đến rất nhiều. Vậy, giờ g là gì? Trước giờ g được hiểu như thế nào?

1.1. Bạn hiểu giờ G là gì?

Giờ G được biết đến chính là việc xuất phát từ một từ tiếng Anh, đó chính là Gold. Và G ở đây chính là từ viết tắt cho từ Gold, có ý nghĩa khi dịch sang tiếng Việt là vàng. Vì thế, ta có thể hiểu một cách đơn giản ở đây thì giờ G có nghĩa là giờ vàng, ý nói đến một mốc thời gian hay khoảng thời gian quan trọng cho việc diễn ra một sự kiện có ý nghĩa và quy mô. Các sự kiện đó có thể là lễ cưới, lễ khánh thành hay lễ bấm máy, trận đấu chung kết,...

Khái niệm giờ G

Tóm lại, giờ G chính là việc ám chỉ cho một thời gian có ý nghĩa đặc biệt, nhấn mạnh cho một sự kiện sắp được diễn ra có sức ảnh hưởng nhất định tới cá nhân hay một nhóm người nào đó. 

1.2. Lịch sử ra đời của giờ G?

Nói về nguồn gốc ra đời cũng như lịch sử xuất hiện của giờ G thì có lẽ là bắt nguồn từ sự kiện Chiến tranh thế giới lần thứ nhất vào năm 1917. Lúc này, giờ G xuất hiện và được sử dụng nhằm nhấn mạnh cho một cuộc tấn công quy mô tầm cỡ sắp được diễn ra. Đây là những cuộc tấn công quân sự đánh dấu cho thời kỳ đen tối sắp xảy ra trên toàn thế giới. Lúc này, quân đội của quân Đồng Minh đang ẩn nấp ở dưới hầm và chờ đợi cho đồng hồ điểm đến đúng giờ để có thể thực hiện việc tấn công quân đội phát xít Đức.

Lịch sử ra đời

Từ đó trở đi, giờ G là thuật ngữ được sử dụng một cách phổ biến và ở các lĩnh vực, ngành nghề (vocation) khác nhau như nghệ thuật, du lịch,....  Và giờ G mang ý nghĩa đánh dấu cho khung giờ đặc biệt để diễn ra một sự kiện đặc biệt.

Xem thêm: Việc làm du lịch

1.3. Trước giờ G là gì?

Giờ G là giờ vàng, vậy “trước giờ G là gì?” Thông qua việc giải thích ý nghĩa của giờ G thì ta có thể lý giải thuật ngữ trước giờ G là trước giờ vàng. Đây là điều ám chỉ khoảng thời gian diễn ra trước khi diễn ra một sự kiện được mọi người quan tâm.

Thực tế thì trước giờ G sẽ có khá nhiều ý nghĩa khác nhau. Điều này tùy thuộc vào hoàn cảnh sử dụng cũng như công việc diễn ra sự kiện,... Ví dụ như trong giao thông, trước giờ G còn được hiểu như “rush hour” tức là giờ cao điểm. Điều này ám chỉ việc chuẩn bị đến giờ số lượng các phương tiện giao thông lưu thông trên đường nhiều, gây ách tắc giao thông.

Trước giờ g là gì?

Không có một quy định chuẩn nào cho giờ G mà mỗi sự kiện sẽ có những mốc thời gian cụ thể cho mình để bắt đầu. Và trước giờ G sẽ là khoảng thời gian sắp diễn ra sự kiện được quan tâm một cách đặc biệt đó.

Xem thêm: ASAP là gì? Asap xuất hiện trong lĩnh vực nào phổ biến?

2. Trước giờ G trong các lĩnh vực phổ biến hiện nay

Như đã nói ở trên thì trước giờ G hiện đang được áp dụng một cách phổ biến và rộng rãi ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Ở đây, ta sẽ nói đến “trước giờ g” trong một vài lĩnh vực cụ thể.

2.1. Trước giờ g trong lĩnh vực nhà hàng, khách sạn

Nhà hàng, khách sạn được biết đến là một trong những nghề hot trong tương lai ở Việt Nam và là những địa điểm kinh doanh dịch vụ được nhiều các bạn trẻ theo đuổi. Vì thế, ở đây luôn có những khung giờ vàng nhất định để chỉ những lúc quá tải hay đông khách. Vì vậy, trước giờ G sẽ được sử dụng để đánh dấu các thời điểm này, nhằm nhắc nhở nhân viên cần chuẩn bị tốt nhất cho “giờ G”.

Giờ g trong các lĩnh vực

Cụ thể thì trước giờ g trong nhà hàng, khách sạn sẽ là các khung giờ sau:

- Khoảng từ 7 - 9 giờ sáng: Đây được xem là “giờ cao điểm” diễn ra vào buổi sáng hầu hết tại các nhà hàng, khách sạn. Bởi lúc này, các hành khách sẽ đến để ăn sáng để chuẩn bị cho một ngày mới.

- Khoảng từ 11 - 13 giờ: Khoảng thời gian này chính là khoảng thời gian khách đến ăn trưa. Với các địa điểm gần những văn phòng làm việc thì đây sẽ là thời gian đông nhất trong ngày.

- Khoảng từ 18 - 20 giờ: Thời gian vàng vào buổi tối của nhà hàng, khách sạn. Thực tế, thì vào các ngày cuối tuần thì khung giờ vàng sẽ được kéo dài hơn so với các ngày trong tuần.

Đó là những khung giờ vàng cũng như trước giờ g ở trong nhà hàng. Còn đối với khách sạn thì trước giờ G sẽ tương ứng cho việc trước khoảng thời gian hành khách đến check in/ check out. Các khoảng thời gian trước giờ G đối với việc check in chính là 14 giờ và trước giờ G đối với việc check out sẽ là 12 giờ. Thông thường đây sẽ là khoảng thời gian mà các khách sạn quy định cho việc check in và check out. Tuy nhiên, tùy thuộc vào nhu cầu của khách hàng cùng với cách sử dụng khéo léo các kỹ năng mềm cần thiết của một nhân viên khách sạn như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng nóikỹ năng phân tích vấn đề, kỹ năng giải quyết vấn đề,...thì vẫn có thể điều chỉnh giờ check in, check out sao cho phù hợp, có thể muộn hơn hay sớm hơn.

Nhà hàng - khách sạn

Nhìn chung, với lĩnh vực nhà hàng - khách sạn thì khoảng thời gian trước giờ G được xem là khoảng thời gian quan trọng. Bởi khi giờ G đã điểm thì lúc đó nhân viên nhà hàng - khách sạn sẽ phải hoạt động một cách “hết công suất”. Do vậy, nếu như không muốn bị mất tập trung, quá tải, áp lực công việc thì trước giờ G được xem như thời gian chuẩn bị cho việc phục vụ hành khách trong khung giờ vàng. 

Nếu quá trình chuẩn bị được thực hiện một cách chu đáo và cẩn thận thì cho dù vào khung giờ G có thực sự đông khách thì bạn vẫn có thể làm việc một cách tốt nhất để đảm bảo một sự phục vụ tận tình và chu đáo. Giảm thiểu được sự không hài lòng cũng như phàn nàn của khách hàng vì việc phục vụ chậm trễ hay quá mất thời gian cho việc chờ đợi.

Xem thêm: Việc làm khách sạn - nhà hàng

2.2. Trước giờ G trong lĩnh vực truyền hình

Bên cạnh nhà hàng - khách sạn thì truyền hình được xem là lĩnh vực được rất nhiều người thích và tạo hướng đi career path theo ngành nghề này thì đương nhiên họ cũng biết khái niệm trước giờ G ở đây cũng được sử dụng một cách phổ biến nhất.

Truyền hình

Hiện nay, các khung giờ vàng được biết đến trên truyền hình có thể kể đến như 7 giờ - 8 giờ sáng, 11 giờ - 13 giờ chiều, 19 giờ - 20 giờ và 20 giờ 45 - 21 giờ 45. Đây là các khung giờ mà số lượt người xem truyền hình đông nhất với các chương trình thời sự và phim truyện, game show hấp dẫn.

Trước giờ G chính là khoảng thời gian trước khi các mốc thời gian trên diễn ra. Lúc này, truyền hình sẽ xuất hiện các quảng cáo và đây được xem là lúc giá cho mỗi quảng cáo tính bằng giây được tính phí khá cao, chỉ thấp hơn trong khoảng thời gian của khung giờ vàng mà thôi. 

Nắm bắt được khung giờ vàng thì các thương hiệu, nhãn hàng sẽ thực hiện việc chạy quảng cáo để tăng sức ảnh hưởng của mình tới người tiêu dùng. Tuy nhiên, việc chi trả quảng cáo trước giờ g và trong giờ G là con số không hề nhỏ và không phải bất kỳ nhãn hiệu hay thương hiệu nào cũng đủ khả năng, budget để chi trả. 

Tìm hiểu thêm: Việc làm báo chí - truyền hình

2.3. Trước giờ G tại các cuộc thi, sự kiện

Các cuộc thi, sự kiện có lẽ là sử dụng khái niệm trước G rộng rãi và tần suất xuất hiện cũng khá cao. Nhất là trong trường hợp các cuộc thi chung kết, hay các sự kiện quy tụ các ngôi sao nổi tiếng đều được nhận được sự chú ý một cách rộng rãi.

Cuộc thi

Trong trường hợp này, trước giờ G chính là khoảng thời gian mà các ngôi sao sẽ bước trên thảm đỏ và chụp ảnh check in trước khi sự kiện được diễn ra. Trong nhiều trường hợp, trước giờ G còn có lượng người xem đông đảo hơn so với việc chương trình diễn ra trong giờ G. Bởi lúc này sẽ là lúc các khách mời, những người nổi tiếng sẽ khoe những bộ trang phục đặc sắc của mình và thực hiện việc trả lời các câu hỏi phỏng vấn. Các fan sẽ là những người có sự quan tâm cũng như yêu thích khoảng thời gian này nhất.

Ngoài ra, với các cuộc thi thì trước giờ G sẽ là khoảng thời gian mà các thí sinh cũng như các nghệ sĩ sẽ dùng để make up, thay trang phục hay chỉnh sửa lại để chuẩn bị cho việc lên sân khấu một cách hoàn hảo nhất.

Xem ngay: Việc làm tổ chức sự kiện

2.4. Trước giờ g trong lĩnh vực thương mại điện tử

Nhắc tới thương mại điện tử là nhắc tới các website mua sắm online như shopee, tiki, lazada hay Sendo,... Hiện nay, việc mua sắm online đang trở nên rất phổ biến bởi tính tiện lợi cũng như thuận tiện trong việc mua hàng. Nhất là khi các trang web mua sắm này thường có các chương trình khuyến mãi khá hấp dẫn để thúc đẩy cho việc tăng lượng khách hàng truy cập và mua hàng. 

Thương mại điện tử

Và trước giờ g lúc này trong thương mại điện tử chính là chỉ khoảng thời gian diễn ra các khung giờ sale lớn và được mọi người mong chờ. Ví dụ điển hình như Shopee tung ra giờ vàng săn sale vào ngày 12/12 chính là lúc 00h00. Vì vậy, trước khoảng thời gian này diễn ra hay trước giờ G thì các tín đồ săn sale cần chuẩn bị cho mình một chiếc ví Airpay có đầy đủ tiền để quá trình săn sale không bị gián đoạn vì việc thanh toán.

Thực tế thì hầu hết các trang thương mại điện tử hiện nay cũng có tần suất sử dụng thuật ngữ “trước giờ g” khá nhiều. Điều này ám chỉ cho việc những khung giờ vàng cho các sự kiện siêu khuyến mãi sắp được diễn ra và nhắc nhở mọi người cần chuẩn bị một cách thật tốt để có thể mang về cho mình những món hàng chất lượng mà giá cả lại rất phải chăng.

Trước giờ G có ý nghĩa quan trọng

Nhìn chung, có thể nói, trước giờ g có ý nghĩa khá quan trọng. Nó ám chỉ và nhắc nhở mọi người về các sự kiện đặc biệt sắp được bắt đầu. Thêm vào đó là một sự chuẩn bị chu đáo, cẩn thận cần được thực hiện để mọi việc trong khung giờ vàng có thể diễn ra một cách thuận lợi nhất.

Trên đây là những chia sẻ về thuật ngữ trước giờ g. Mong rằng, qua đây, các bạn đã hiểu trước giờ g là gì và có thể chuẩn bị cho mình một sự chuẩn bị tốt nhất cho sự kiện sau đó.

Giờ hành chính là gì? Cách làm việc hiệu quả trong giờ hành chính

 Giờ hành chính là gì? Để hiểu hết về cụm từ "Giờ hành chính" thì chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu về nó một cách khách quan nhất để có thể nắm bắt được những thông tin và các vấn đề xung quanh cụm từ này. 

Giờ hành chính là gì?

 Giờ hành chính là gì? Để hiểu hết về cụm từ "Giờ hành chính" thì chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu về nó một cách khách quan nhất để có thể nắm bắt được những thông tin và các vấn đề xung quanh cụm từ này. 

Giờ hành chính là gì?

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV- Tâm sự Nghề nghiệp- Cẩm Nang Tìm Việc- Kỹ Năng Tuyển Dụng- Cẩm nang khởi nghiệp- Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm- Kỹ năng ứng xử văn phòng- Quyền lợi người lao động- Bí quyết đào tạo nhân lực- Bí quyết lãnh đạo- Bí quyết làm việc hiệu quả- Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép- Bí quyết viết thư xin thôi việc- Cách viết đơn xin việc- Bí quyết thành công trong công việc- Bí quyết tăng lương- Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên- Kỹ năng đàm phán lương- Kỹ năng phỏng vấn- Kỹ năng quản trị doanh nghiệp- Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội- Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng- Mẹo viết hồ sơ xin việc- Mẹo viết thư xin việc- Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng- Định hướng nghề nghiệp- Top việc làm hấp dẫn- Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông- Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng- Tư vấn việc làm ngành Báo chí- Tư vấn tìm việc làm thêm- Tư vấn việc làm ngành Bất động sản- Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin- Tư vấn việc làm ngành Du lịch- Tư vấn việc làm ngành Kế toán- Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật- Tư vấn việc làm ngành Sư phạm- Tư vấn việc làm ngành Luật- Tư vấn việc làm thẩm định- Tư vấn việc làm vị trí Content- Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn- Tư vấn việc làm quản lý- Kỹ năng văn phòng- Nghề truyền thống- Các vấn đề về lương- Tư vấn tìm việc làm thời vụ- Cách viết Sơ yếu lý lịch- Cách gửi hồ sơ xin việc- Biểu mẫu phục vụ công việc- Tin tức tổng hợp- Ý tưởng kinh doanh- Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing- Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương- Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh- Mẹo viết Thư cảm ơn- Góc Công Sở- Câu chuyện nghề nghiệp- Hoạt động đoàn thể- Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch- Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự- Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics- Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng- Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng- Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật- Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe- Quản trị nhân lực - Quản trị sản xuất- Cẩm nang kinh doanh- Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất- Mô tả công việc ngành Kinh doanh- Mô tả công việc ngành Bán hàng- Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng- Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng- Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán- Mô tả công việc ngành Marketing - PR- Mô tả công việc ngành Nhân sự- Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin- Mô tả công việc ngành Sản xuất- Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải- Mô tả công việc Kho vận - Vật tư- Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics- Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn- Mô tả công việc ngành Hàng không- Mô tả công việc ngành Xây dựng- Mô tả công việc ngành Y tế - Dược- Mô tả công việc Lao động phổ thông- Mô tả công việc ngành Kỹ thuật- Mô tả công việc Nhà nghiên cứu- Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo- Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính- Mô tả công việc Biên - Phiên dịch- Mô tả công việc ngành Thiết kế- Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình- Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh- Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực- Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo- Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern- Mô tả công việc ngành Freelancer- Mô tả công việc Công chức - Viên chức- Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý- Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng - Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận- Hồ sơ doanh nhân- Việc làm theo phường- Danh sách các hoàng đế nổi tiếng- Tài liệu gia sư- Vĩ Nhân Thời Xưa- Chấm Công- Danh mục văn thư lưu trữ- Tài Sản Doanh Nghiệp- KPI Năng Lực- Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp- Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng- Quản Lý Công Việc Nhân Viên- Chuyển văn bản thành giọng nói- Giới Thiệu App Phiên Dịch- Quản Lý Kênh Phân Phối- Đánh giá nhân viên- Quản lý ngành xây dựng- Hóa đơn doanh nghiệp- Quản Lý Vận Tải- Kinh nghiệm Quản lý mua hàng- Danh thiếp cá nhân- Quản Lý Trường Học- Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng- Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính- Kinh nghiệm Quản lý kho hàng- Quản Lý Gara Ô Tô-