Tác giả: Lại Trang
Sự bùng nổ của ngành công nghiệp đã và đang tác động rất tích cực cho sự ra đời cũng như mở rộng quy mô của nhiều doanh nghiệp, đặc biệt trong trung trong lĩnh vực ngành sản xuất - dịch vụ. Bên dịch những vị trí quan trọng đóng vai trò là “ bộ mặt thương hiệu” như nhân viên kinh doanh hay những người chủ quản toàn bộ những khâu liên quan đến kỹ thuật của doanh nghiệp như trưởng phòng kỹ thuật thì trưởng phòng nhân sự cũng được xếp vào một trong những vị trí “đinh” bởi vai trò về quản trị nguồn nhân lực và cấu trúc doanh nghiệp. Bài viết sau đây sẽ xoay quanh chủ đề mô tả công việc của trưởng phòng nhân sự ngành sản xuất. Hãy theo dõi để nắm bắt kỹ hơn về nhiệm vụ của cộng sự “đa di năng” mà doanh nghiệp ngành sản xuất đang có ý định tuyển dụng hay đơn giản hơn là chuẩn bị tinh thần, tâm lý để thực hiện ước mơ tương lai của mình nhé.
Ngành sản xuất tại Việt Nam đang có tốc độ phát triển thần kỳ nhờ sự can thiệp, tăng trưởng của xu hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa. Biểu hiện lớn nhật chính là sự dịch chuyển tỉ trọng các khu vực kinh tế, tập trung vào mảng sản xuất công nghiệp, mở rộng và ra đời các nhà máy quy mô lớn diễn ra trên mọi miền tổ quốc.
Đây chính là “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” để bất kỳ những ứng viên nào đã và đang có mong muốn đầu quân cho ngành sản xuất như công nhân lao động phổ thông, nhân viên kinh doanh, đội ngũ kỹ sư vận hành...Bên cạnh những vị trí đại diện cho ngành sản xuất công nghiệp, chúng ta không thể không nhắc đến vị trí trưởng phòng nhân sự. Vị trí mà nhiều người gọi là đa nhiệm hay “bảo mẫu” của những doanh nghiệp sản xuất. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể nắm rõ được chân dung đầy đủ của một trưởng phòng nhân sự ngành sản xuất như thế nào hay đảm nhiệm những vai trò gì?
Thực ra, cũng giống như những ngành khác, trưởng phòng nhân sự ngành sản xuất là người đứng đầu quán xuyên các mảng công việc có liên quan đến nguồn nhân lực doanh nghiệp, chính sách, nguồn lợi cá nhân của từng nhân viên trong công ty. Thế nhưng, họ không làm việc tại các xưởng, nhà máy hay xí nghiệp như kỹ sư hay công nhân của ngành sản xuất mà hoạt động ngay tại văn phòng và điều hành trực tiếp những hoạt động của khu vực bàn giấy và công xưởng ngay tại văn phòng làm việc.
HR Manager mang những cá thể nhân viên công ty ở mọi trình độ gần nhau hơn, đưa cả hai khối nhà xưởng, văn phòng thống nhất lại làm một, làm tiền đề cho nhau phát triển vì mục tiêu chung. So với công việc của quản trị ở nhiều ngành khác, trưởng phòng nhân sự ngành sản xuất phải đa di năng hơn nhiều. Bởi lẽ, những cá nhân trong doanh nghiệp sản xuất có thể lên đến hàng nghìn, thậm chí hàng trăm nghìn người.
Khâu tuyển dụng, đào tạo nguồn nhân lực đến thống nhất những văn hóa công ty...để đảm bảo bộ máy doanh nghiệp được vận hành trơn tru không phải dễ dàng. Đa dạng các vị trí tuyển dụng, phong phú những trình độ tuyển dụng đến những môi trường làm việc khác nhau...đòi hỏi những người quán xuyến các mảng liên quan đến nguồn lực con người, kết cầu tổ chức...như trưởng phòng nhân sự ngành sản xuất cực kỳ linh hoạt. Nếu có mong muốn đầu quân cho vị trí này tại các doanh nghiệp sản xuất ngay bây giờ, bạn cần trang bị một số trách nhiệm quan trọng sau đây: Quản lý tuyển dụng trong doanh nghiệp, quản lý khâu đào tạo nhân sự, theo dõi, kiểm duyệt, quản lý những chính sách cho công nhân viên và đưa ra những định hướng về điều chỉnh, thay đổi nhân sự phù hợp với thiên hướng phát triển của doanh nghiệp và tham mưu cho bộ phận ban lãnh đạo, giám đốc, đưa ra những chính sách về nhân sự phù hợp nhất. Đó chính là nhiệm vụ cơ bản của trưởng phòng nhân sự ngành sản xuất.
Chắc bạn đã hình dung được một phần “những nét vẽ” cụ thể về trí quản lý này rồi đúng không? Nhưng chưa hết đâu, trên đây mới chỉ là những nét vẽ phác thảo. Ngay sau đây, chúng ta sẽ đi sâu trả lời cho câu hỏi trưởng phòng nhân sự ngành sản xuất làm những gì một cách đầy đủ chi tiết nhất nhé.
Được ví là chiếc cầu nối giữa mọi người trong doanh nghiệp lẫn người quản gia đứng ra giải quyết các vấn đề nội bộ, song phạm vi hoạt động của trường phòng nhân sự không phải chỉ dừng chân tại quy mô văn phòng mà giám sát, theo dõi sát xao tình hình nhân sự tại xưởng, cơ sở sản xuất. Trong bối cảnh, ngành sản xuất mở rộng, đặc biệt là mảng hàng tiêu dùng để phục vụ nhu cầu sử dụng, nội địa và xuất khẩu, trưởng phòng nhân sự sẽ là người trực tiếp xuống tận xưởng để giám sát, quản lý, thu thập tình hình về nhân lực và sản xuất từ trưởng phòng sản xuất...để trở về lên kế hoạch tuyển dụng, bổ sung, đào tạo nhân lực.
Thường thì chúng ta vẫn nghe đến phòng “hành chính nhân sự” hay nhắc đến nghề nhân sự là ngồi bàn giấy lo các thủ túc giấy tờ, tiền lượng, làm các quyết định hành chính. Nhưng đây mới chỉ là một mô tả khía cạnh của công việc, trưởng phòng nhân sự. Với số lực công nhân cần tuyển dụng lớn để mở rộng quy mô, số lượng nhân viên Marketing, lực lượng sales cực kỳ lớn để “mở cửa” trực tiếp cho đầu ra của sản phẩm sản xuất hàng loạt, HR Manager phải hoạt động hết tốc lực trong một ngày để vừa kiêm nhiệm những việc quản lý hành chính và chiêu mộ nguồn nhân lực tại xưởng và tại văn phòng. Đối với vị trí công nhân trực tiếp đứng máy, sản xuất...trưởng phòng nhân sự sẽ phân công quá trình chọn lọc hồ sơ tại chỗ và tổ chức phỏng vấn. Trong khi đó, với một số vị trí chủ chốt như lực lượng kỹ thuật yêu cầu trình độ cao hơn như kỹ sư, lập trình viên....trưởng phòng sẽ là người đứng ra trực tiếp để “cầm cân nảy mực”.
Hòa vào bức tranh kinh doanh hiện đại, sự lớn mạnh của hàng loạt doanh nghiệp sản xuất xuất để đáp ứng nhu cầu của người dùng của thị trường trong nước và nước ngoài, bên cạnh tiếp quản các công việc nêu trên...bộ phận nhân sự nói riêng và trưởng phòng nhân sự nói chung đóng vai trò cực kỳ quan trọng khi trở thành viên chính thức tham mưu cho những kế hoạch kinh doanh tích hợp với kế hoạch chiêu mộ nhân sự chất lượng, phù hợp với môi trường công ty dài hạn. Vậy về tuyển dụng con người hay chịu trách nhiệm quản lý tổ chức trong ngành sản xuất cụ thể như thế nào?
Nhắc đến vị trí trưởng phòng, chúng ta có thể hình dung về mô tả công việc cực kỳ bận rộn, ấy vậy mà, với trưởng phòng nhân sự đứng đầu doanh nghiệp sản xuất, sự bề bộn này sẽ tăng lên nhiều lần. Bởi lẽ, cũng một lúc quản lý quản lý con người ở nhiều mảng khác nhau không hề đơn giản. Đầu tiên là công việc tuyển dụng. Quản lý nhân sự là người trực tiếp kiểm soát hoặc phân việc để nhân viên nhân sự dưới quyền thực hiện những mô tả công việc tuyển dụng của ngành như sau:
Đối với khối nhà xưởng,trưởng phòng nhân sự sẽ trực tiếp trao đổi với trưởng phòng sản xuất về hiệu suất sản xuất thành phẩm, công suất làm việc của công nhân viên, cần bổ sung thêm nhân lực bộ phận nào và lắng nghe công nhân viên phản hồi như thế nào...Họ đồng thời, cũng là người lắng nghe và tiếp nhận những kế hoạch về chiêu mộ, thay đổi nguồn nhân lực...từ phía ban Giam để đánh giá và đề xuất nhu cầu tuyển dụng. Trưởng phòng nhân sự sẽ tổ chức các giải pháp thu hút tuyển dụng thông qua các hinh thức quảng bá rộng rãi trên quy mô lớn ở cả hình thức offline và trực tuyến.
Những bản mô tả công việc công nhân của ngành sản xuất được dán trên những bức tường tại nông thôn cho vị trí công nhân đến những tin tuyển dụng mô phỏng tuyển dụng lực lượng nhân viên kinh doanh, marketing trên những website tuyển dụng lớn như timviec365.vn đều do trưởng phòng nhân sự trực tiếp biên soạn.
Với những vị trí công nhân viên sản xuất, trưởng phòng nhân sự sẽ giao phó cho chuyên viên tuyển dụng kiểm soát lọc hồ sơ bản cứng và tổ chức địa điểm nội dung phỏng vấn, setup một số trao đổi ngắn gọn nhưng đúng tiêu chí của doanh nghiệp để không mất quá nhiều thời gian chờ đợi của công nhân. Với các vị trí văn phòng hay chủ chốt, trước khi thông qua làm việc với ban giám đốc, những vị trí này sẽ “qua tay” trưởng phòng nhân sự ở khâu lọc chọn hồ sơ và hỏi đáp vòng phỏng vấn 1. Bên cạnh đó, họ cũng sẽ đứng đầu khâu đào tạo, giúp người mới hòa nhập về cả kỹ năng, tính cách để phù hợp với văn hóa của doanh nghiệp.
Quá trình đào tạo nguồn nhân lực do trưởng phòng nhân sự đảm nhiệm tập trung vào lực lượng nhân viên chủ chốt bao gồm 3 nhiệm vụ lớn gồm: Quan sát và đề xuất đào tạo, tổ chức đào tạo, hỗ trợ kiểm tra đầu vào và khảo sát sau khóa học, đồng thời quản lý giấy tờ liên quan đến đào tạo.
Trường phòng nhân sự ngành sản xuất sẽ trực tiếp lên khung chương trình và đứng ra tổ chức các lớp học về kỹ năng như sales, marketing...hay trao đổi và giao phó nhiệm vụ hướng dẫn cụ thể cho người chịu trách nhiệm phòng của nhân viên đó. Họ cũng vạch ra những địa điểm, hình thức người dạy lại...các lớp liên quan đến kỹ thuật vận hành máy móc trong sản xuất và theo dõi quá trình đánh giá tiến độ tiếp thu của người học và tổ chức thi cử trên sản phẩm, máy móc mà doanh nghiệp sử dụng.
Khâu này là cực kỳ quan trọng, bởi lẽ, hầu hết các doanh nghiệp sản xuất quy mô lớn đều rất quan tâm đến chất lượng nguồn lực của mình để đảm bảo tính đồng bộ chất lượng, thành phẩm theo dây chuyền. Mặt khác, hầu hết chi phí đào tạo lại và kiểm tra trình độ nếu có sẽ do công ty bỏ ra cho nên, nhân sự phải trực tiếp làm báo cáo để đảm bảo rằng, tiền của công ty được chi tiêu hợp lý.
Một khâu thứ ba, trong quản lý nhân sự. Trưởng phòng không chỉ đứng ra tuyển dụng trực tiếp mà còn theo dõi, giám sát việc thực hiện đúng nội quy, văn hóa công ty của nhân viên thông qua quản lý trực tiếp. Nếu chưa thực sự phù hợp, chính họ sẽ là người chịu trách nhiệm cắt giảm hoặc thuê mới dù là nhân viên đứng máy dưới xưởng hay nhân viên làm việc trong văn phòng.
Việc truyền bá và lan tỏa văn hóa doanh nghiệp của trưởng phòng nhân sự ngành sản xuất được thể hiện rất rõ trong khâu phỏng vấn nhân viên, chia sẻ trong buổi những buổi gặp gỡ và câu slogan ở địa điểm làm việc, quy định về thời gian đi làm như trao đổi...những chính sách, sự kiện, buổi đào tạo gắn liền với trách nhiệm và quyền lợi của công nhân viên.
Đối với lực lượng công nhân đông đúc, phần truyền bá này có thể được nhân sự lên kế hoạch và trao đổi với trưởng phòng sản xuất để làm sao lực lượng công nhân viên có thể hiểu rõ và thực thi nghiêm túc.
Đây là khâu quan trọng thứ hai trong nhiệm vụ của trưởng phòng nhân sự và dĩ nhiên, cũng là khâu vất vả nhất ngoài tuyển dụng bởi lẽ, quản lý, phân phối đảm bảo quyền lợi của số lượng công nhân viên ở nhiều trình độ. Trưởng phòng nhân sự sẽ lập biểu mẫu thông kế lương, tổ chức chấm công, chấm lương theo nhóm, hoạch định các chính sách lương, thưởng, số ngày nghỉ phép...của công nhân viên và phân quyền cho nhân viên nhân sự thực thi. Họ cũng là người lắng nghe và giải quyết trực tiếp các phản hồi của công nhân, nhân viên về mức thưởng nếu cần. Bên cạnh đó, trưởng phòng nhân sự sẽ cân nhắc kết quả kinh doanh để đưa ra những chính sách ngoại khóa, nghỉ dưỡng...nếu nằm trong khuôn khổ quy định.
Ngoài ra, như đã nhấn mạnh, trưởng phòng nhân sự ngành sản xuất cũng được ví là cánh tay đắc lực của lãnh đạo và khách hàng mong muốn hợp tác với doanh nghiệp sản xuất. Họ sẽ là người cung cấp đầy đủ những thông tin về sản phẩm, người phụ trách từng mảng sản xuất, vấn đề nhân sự, văn hóa công ty, báo cao và đánh giá chi tiết...để lãnh đạo và khách hàng lớn nắm rõ để hợp tác lâu dài.
Vậy để làm được những điều này, trưởng phòng nhân sự ngành sản xuất cần những phẩm chất hay kỹ năng gì?
Một quản lý nhân sự dù trong ngành sản xuất hay thương mại điện tử đến kinh doanh truyền thống khi bước lên cấp trưởng phòng - quản lý rồi đều là những gương mặt đại diện cho sự dung hòa giữa cảm xúc, lý trí, kiến thức, sự công minh, công tâm. Làm việc với con người lớn, quy mô lớn như ngành sản xuất đặc biệt cần đến những người có tư chất quản lý con người thực sự xuất sắc. Bạn cần đến những tố chất và khả năng sau đây bên cạnh kinh nghiệm và vốn hiểu biết về ngành sản xuất của doanh nghiệp
Bản thân một ai cho bất kỳ một ngành nào khi được cất nhắc lên vị trí trưởng phòng đều phải được xem xét tố chất lãnh đạo, nhưng đặc biệt cần thiết ở vị trưởng phòng nhân sự. Đây là phẩm chất quan trọng biểu hiện ở khả năng làm việc với con người cực kỳ khôn khéo, khả năng giao và phân việc tốt, khả năng thuyết phục và dẫn dắt định hướng tốt, đặc biệt...là người truyền cảm hứng làm việc và văn hóa doanh nghiệp.
Lại một đặc thù của của ngành nhân sự khi làm việc quản lý con người. Nguồn nhân lực cho khối ngành sản xuất ở đa dạng những trình độ, vị trí, làm việc ở những môi trường khác biệt nhau. Bạn sẽ không thể hoàn thành trách nhiệm “bảo mẫu” doanh nghiệp của mình nếu không thực sự quan tâm, thấu hiểu nhân viên. Trưởng phòng nhân sự là người đứng đầu khâu kết nối các phòng ban để đảm bảo tính thống nhất, cho nên thấu hiểu là phẩm chất quan trọng tiếp theo.
Giao tiếp thành công đóng vai trò quyết định đến 70% kết quả công việc và đặc biệt cần thiết với những nghề “nói nhiều” và đa nhiệm như trưởng phòng nhân sự ngành sản xuất. Ngoài khâu phỏng vấn, tuyển dụng, quản lý, trao đổi làm việc với các phòng ban trong công ty, khả năng giao tiếp tốt cho phép các trưởng phòng có thể nắm bắt được ý định của lãnh đạo và đưa ra ý kiến để dung hòa với nguyện vọng của công nhân viên.
Mong rằng, những thông tin trên đây xoay quanh mô tả công việc của trưởng phòng nhân sự ngành sản xuất sẽ thật sự hữu ích với bạn trong quá trình chọn lọc nhân viên nhân sự phù hợp cho doanh nghiệp mình lẫn ứng tuyển một vị trí mơ ước.
Bài viết liên quan
Từ khóa liên quan
Chuyên mục