Quay lại

Tư duy chiến lược là gì? Xây dựng tư duy chiến lược thành công!

Tác giả: Lại Trang

Tư duy chiến lược là gì? Tầm quan trọng của tư duy chiến lược như thế nào? Và làm sao để phát huy tư duy chiến lược hiệu quả nhất? Hãy tìm hiểu ngay trong bài viết sau nhé. 

Khi bạn nhìn cả thế giới từ trên cao, tầm nhìn của bạn về tự nhiên, con người chắc chắn sẽ bao quát hơn, rộng lớn hơn rất nhiều so với việc bạn chỉ tập trung và nhìn vạn vật từ điểm nhìn dưới mặt đất. Trong quá trình chèo lái cho con thuyền doanh nghiệp cũng thế. Để con thuyền đó đi đúng hướng và thu về nhiều thành tựu tốt lành, tầm nhìn của nhà lãnh đạo cũng phải đảm bảo đủ lớn, đủ sâu rộng. Trong nghệ thuật quản trị doanh nghiệp, tầm nhìn sâu rộng đó được gọi là tư duy chiến lược. Vậy tư duy chiến lược là gì? Tư duy chiến lược có vai trò như thế nào? và làm sao để xây dựng tư duy chiến lược thành công. Hãy cùng tham khảo ngay trong bài viết sau nhé. 

Việc làm Quản trị kinh doanh

1. Bạn định nghĩa tư duy chiến lược là gì?

Tư duy chiến lược là gì

Trong thực tế cuộc sống đến các chương trình về chính trị, kinh doanh trên sóng truyền hình chắc không ít lần bạn, bạn đã nghe qua thuật ngữ chiến lược đến tư duy chiến lược. Cụm từ này hay đi kèm cùng với chiến thuật. Do vậy, không ít trường hợp nhầm lẫn giữa hai định nghĩa này. Trước khi đi giải thích đầy đủ, cụ thể về “tư duy chiến lược là gì” hãy cùng điểm qua vài nét về khái niệm chiến lược nhé.

“chiến lược” thực chất ra đời trong từ điển Hy Lạp với “phạm vi hoạt động” trong lĩnh vực quân sự mang ý nghĩa là những cách thức, mục tiêu, con đường đạt được những mục tiêu. Từ một lĩnh vực khô khan, chiến lược chính thức được sử dụng cho nhiều lĩnh vực khác nhau đặc biệt trong kinh doanh và trở thành một trong những thành tố quan trong tạo lập nên sự thành công trong một tổ chức. Một khi môi trường hoạt động ngày càng phức tạp, khó để dự đoán trước, kế hoạch đề án khó và vượt ngoài tầm kiểm soát việc tổ chức, doanh nghiệp phải đề ra chiến lược lược định hướng là điều bắt buộc. Khi làm việc với các nước phát triển như Nhật Bản hay Mỹ, thậm chí, cho giành đến 70% thời gian cho khâu chuẩn bị và lên kế hoạch, xác định những chiến lược phát triển. Để có thể xây dựng dẫn dắt hướng dẫn tổ chức, chèo lái con thuyền doanh nghiệp cập bến thành công, những người trong tổ chức cần biết tư duy chiến lược. Vậy chúng ta hiểu tư duy chiến lược là gì?

Việc làm quản lý kinh doanh

Tư duy chiến lược để thành công

Heracleous mô tả mục đích của tư duy chiến lược là “ tìm ra một mục đích mới lạ, giàu trí tưởng tượng để hình dung ra tương lai  tiềm năng khác so với hiện tại. Nó cũng được xác định là nghệ thuật vượt trên đối thủ trong lý thuyết trò chơi. Những giải thích đậm mùi triết học có thể phần nào đó, gây khó hiểu cho những không ít người, đặc biệt là khi họ không quá rành về quân sự. Hậu thế đã kết đúc quan điểm của Heracleous và ứng dụng cụ thể của nó để làm từng bước khai mở khái niệm này. Tư duy chiến lược thực chất được hiểu là cách thức, quy trình, năng lực tư duy, để định danh những chiến lược phát triển, các lợi thế, cơ hội, các điểm mạnh, yếu của tổ chức doanh nghiệp. Tư duy chiến lược cũng liên tục kiểm tra rà soát và khắc phục những mối nguy hại ngoài môi trường cho tổ chức...từ đây để làm sáng tỏ con đường và giải pháp đúng đắn dẫn lối doanh nghiệp đó đi đến thành công. 

Bạn định nghĩa tư duy chiến lược là gì 

Sự khác biệt giữa tư duy chiến lược với những sự định hướng hay suy nghĩ thông thường thông thường ở sự kết hợp giữa lối suy nghĩ có chiều sâu và tầm nhìn rộng và độ dài hạn. Trong đó, biểu hiện rõ nhất ở cách nhìn nhân toàn diện và có hệ thống về môi trường để thấy được sự biến đổi của môi trường bên ngoài và sự phân tích một cách sâu sắc về cơ hội, thách thức và những mục tiêu phía trước, nhận thức dự xu hướng thay đổi và làm cho tổ chức thích nghi với môi trường và đạt được những mục tiêu để ra. 

Tựu chung lại, chúng ta có thể khẳng định, tư duy chiến lược là một quá trình sáng tạo thể hiện tầm nhìn của một nhà lãnh đạo trong doanh nghiệp tổ chức. Quá trình bắt buộc những người lãnh đạo biết xác định những mục tiêu, chiến lược cho tổ chức và gắn chặt những mục tiêu này vào các hoạt động hằng ngày. Quá trình này mang tính trí tuệ vào và nhằm vào mục đích đổi mới tổ chức để có thể thích nghi tốt với sự biến động của môi trường, khó khăn, thách thức bên ngoài. Vậy tư duy chiến lược cho vai trò quan trọng như thế nào, vì sao nhà quản trị cần có tư duy chiến lược.  

2. Vì sao lãnh đạo cần có tư duy chiến lược?

Vì sao lãnh đạo cần có tư duy chiến lược?

Với tư cách “con chim đầu đàn” của doanh nghiệp, các lãnh đạo có yêu cầu cơ bản đó là nhìn thấy tương lai của tổ chức, doanh nghiệp của mình phát triển như thế nào? Bức tranh tương lai gần doanh nghiệp muốn hướng đến ra sao và cần làm gì để biến những mục tiêu, những chiến lược để ra đó trở thành sự thật. Khả năng hình dung ra tương lai cũng như vạch ra một con đường rõ ràng để định hướng lối đi của tổ chức đó là biểu hiện sự tư duy chiến lược ở người lãnh đạo. Nhiều chuyên gia về lãnh đạo, quản lý điều hành, những người ngồi ở vị trí này lâu năm đều khẳng định rằng, kỹ năng tư duy chiến lược là một trong những phẩm chất năng lực không thể thiếu ở người lãnh đạo.

Trên thực tế, trong tổ chức, một người lãnh đạo sở hữu tư duy chiến lược mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp:

2.1. Giúp doanh nghiệp nhìn thấy mình trong tương lai

Thật vậy, những chiến lược kinh doanh được để ra trước khi tiến hành đều đảm bảo được tính chuẩn xác, chắc chắn cho những đường đi nước bước của tổ chức bởi việc phân tích, dự báo môi trường. Thiếu vắng đi những chiếc lược, việc doanh nghiệp có thể ứng phó nhất thời với những khó khăn và phát triển đúng hướng là cực kỳ khó khăn. Từ đây, việc hoàn thành những mục tiêu và nâng cao vị thế của doanh nghiệp trên thị trường chung cũng khó lòng diễn ra suôn sẻ. 

Việc làm trưởng phòng kinh doanh

 2.2. Tạo cơ sở cho doanh nghiệp chủ động phát triển

Tư duy chiến lược tạo cơ sở cho doanh nghiệp chủ động phát triển

Tư duy chiến lược đề ra những chiếc lược có sẵn giúp doanh nghiệp có thể nắm phần chủ động trong việc tận dụng được những cơ hội để tránh được những rủi ro phát sinh khi kinh doanh. Nó giống như việc bạn đọc sách và chuẩn bị bài trước ở nhà. Ở tư thế chủ động, việc nắm bắt được những cơ hội cũng như nhìn nhận được sử đầy đủ, tthừa thiếu, thế mạnh, yếu của các nguồn lực như cơ sở vật chất, nguồn nhân lực để có thể khai thác và sử dụng hợp lý nhất. Từ đây để tạo cơ sở cho việc nghiên cứu triển khai, đầu tư, đào tạo nguồn nhân lực.

2.3. Tạo ra tính thống nhất,liên kết trong tổ chức

Khi định hình ra một quỹ đạo chung cho doanh nghiệp, các phòng ban sẽ cụ thể hóa những chiến lược này thành những mục đích, đường lối cụ thể nhưng trên một tinh thần chung đồng nhất những lợi ích cá nhân với lợi ích doanh nghiệp để cùng phát triển. Giống như những quy định hay văn hóa chung của công ty, nó trở thành mối liên kết giữa những thành viên trong công ty với nhau, giữa cấp bậc lãnh đạo, nhà quản lý với nhân viên. 

Người tìm việc

3. Những phương pháp xây dựng tư duy chiến lược tốt nhất

Những bước xây dựng tư duy chiến lược tốt nhất

Dẫn những nghiên cứu do Rich Howard, CEO của viện Tư duy chiến lược Mỹ đã chỉ ra rằng, có đến 96% người quản lý cảm thấy bị thiếu hụt thời gian cho tư duy chiến lược vì họ quá bận rộn để đi giải quyết các tình huống “chữa cháy” cho doanh nghiệp. Để có thể giúp các vị lãnh đạo, quản lý dễ dàng hơn trong việc đề xuất những phương án chiếc lược hợp lý:

3.1. Xác định những yêu cầu mang tính chiến lược

Xác định chiến lược là sự định vị còn đường đi, những phương án chúng và đưa vào tiến hành chứ không phải là sự kỳ vọng và trông đợi.chứ không phải là kỳ vọng. Để có thể biến những quan điểm, nguyên tắc để ra được triển khai thành những ý tưởng chiến dịch thì người lãnh đạo phải tự xác định được vai trò của mình như thế nào, những nhiệm vụ mà mình cần phải hoàn thành ở vị trí lãnh đạo để hướng đến những mục tiêu. Những nhiệm vụ phải làm đó chính là các yêu cầu mang tính chiến lược khi ngồi vào vị trí lãnh đạo. Song tuy nhiên, nhiều lãnh đạo hay cấp quản lý khi được “trải nghiệm” vị trí này đều nghĩ, đó là vị trí để hưởng thụ và “sai bảo” nhiều hơn.

3.2. Xác định mô hình kinh doanh cho việc phân bổ nguồn lực hợp lý

Xác định mô hình kinh doanh cho việc phân bổ nguồn lực hợp lý

Sau khi đã xác định được nhiệm vụ của mình hay sự đóng góp lâu dài của một nhà quản lý, họ phải tiến hành ngay bước khảo sát nguồn lực của công ty như thế nào, đã đủ yêu cầu để hoàn thành những ý tưởng chiến lược mà họ phác thảo chưa, đã đủ yêu cầu về trình độ chuyên môn chưa. Nếu khảo sát và chưa thể đáp ứng được, các nhà lãnh đạo phải đề xuất các định hướng để bên nhân sự có kế hoạch tuyển dụng hay phòng ban có nguồn lực không đảm bảo có kế hoạch bổ sung và đào tạo cho kịp thời. Nhưng trước hết, người lãnh đạo phải biết sử dụng dữ liệu để khai thác thị trường, từ đó vạch ra những định hướng cho phòng ban điều chỉnh các nguồn lực. 

3.3. Làm rõ ý tưởng chiến lược và sự tranh thủ sự cam kết ở nhân viên

Thường thì các lãnh đạo hay quản lý mới vẫn mắc sai lầm ở chỗ, khi phác thảo ra những chiến lược tự cho mình mình “quyền kiểm soát”. Có nghĩa là chỉ trình bày dưa trên Powerpoint theo kiểu thông báo một chiều đến nhân viên mà không chia sẻ, thảo luận, đưa ra những dữ liệu thực tế để nhân viên hiểu rõ bản chất của vấn đề. Nên nhớ rằng, các chiến lược được xem là một con đường dài của doanh nghiệp, cần có sự đồng thuận của cả tổ chức, không phải một cá nhân. Nhân viên cần có sự hiểu biết đầy đủ nhất về những chiếc lược này để cụ thể hóa những bằng hành động, nhiệm vụ thực tế và tốt nhất. 

Mong rằng, những thông tin trên đây xoay quanh tư duy chiến lược là gì, sẽ thật sự hữu ích với bạn trong quá trình định hướng phương pháp lãnh đạo quản lý đúng đắn cho doanh nghiệp của mình.

Việc làm online

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV- Tâm sự Nghề nghiệp- Cẩm Nang Tìm Việc- Kỹ Năng Tuyển Dụng- Cẩm nang khởi nghiệp- Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm- Kỹ năng ứng xử văn phòng- Quyền lợi người lao động- Bí quyết đào tạo nhân lực- Bí quyết lãnh đạo- Bí quyết làm việc hiệu quả- Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép- Bí quyết viết thư xin thôi việc- Cách viết đơn xin việc- Bí quyết thành công trong công việc- Bí quyết tăng lương- Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên- Kỹ năng đàm phán lương- Kỹ năng phỏng vấn- Kỹ năng quản trị doanh nghiệp- Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội- Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng- Mẹo viết hồ sơ xin việc- Mẹo viết thư xin việc- Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng- Định hướng nghề nghiệp- Top việc làm hấp dẫn- Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông- Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng- Tư vấn việc làm ngành Báo chí- Tư vấn tìm việc làm thêm- Tư vấn việc làm ngành Bất động sản- Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin- Tư vấn việc làm ngành Du lịch- Tư vấn việc làm ngành Kế toán- Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật- Tư vấn việc làm ngành Sư phạm- Tư vấn việc làm ngành Luật- Tư vấn việc làm thẩm định- Tư vấn việc làm vị trí Content- Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn- Tư vấn việc làm quản lý- Kỹ năng văn phòng- Nghề truyền thống- Các vấn đề về lương- Tư vấn tìm việc làm thời vụ- Cách viết Sơ yếu lý lịch- Cách gửi hồ sơ xin việc- Biểu mẫu phục vụ công việc- Tin tức tổng hợp- Ý tưởng kinh doanh- Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing- Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương- Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh- Mẹo viết Thư cảm ơn- Góc Công Sở- Câu chuyện nghề nghiệp- Hoạt động đoàn thể- Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch- Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự- Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics- Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng- Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng- Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật- Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe- Quản trị nhân lực - Quản trị sản xuất- Cẩm nang kinh doanh- Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất- Mô tả công việc ngành Kinh doanh- Mô tả công việc ngành Bán hàng- Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng- Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng- Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán- Mô tả công việc ngành Marketing - PR- Mô tả công việc ngành Nhân sự- Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin- Mô tả công việc ngành Sản xuất- Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải- Mô tả công việc Kho vận - Vật tư- Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics- Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn- Mô tả công việc ngành Hàng không- Mô tả công việc ngành Xây dựng- Mô tả công việc ngành Y tế - Dược- Mô tả công việc Lao động phổ thông- Mô tả công việc ngành Kỹ thuật- Mô tả công việc Nhà nghiên cứu- Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo- Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính- Mô tả công việc Biên - Phiên dịch- Mô tả công việc ngành Thiết kế- Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình- Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh- Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực- Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo- Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern- Mô tả công việc ngành Freelancer- Mô tả công việc Công chức - Viên chức- Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý- Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng - Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận- Hồ sơ doanh nhân- Việc làm theo phường- Danh sách các hoàng đế nổi tiếng- Tài liệu gia sư- Vĩ Nhân Thời Xưa- Chấm Công- Danh mục văn thư lưu trữ- Tài Sản Doanh Nghiệp- KPI Năng Lực- Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp- Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng- Quản Lý Công Việc Nhân Viên- Chuyển văn bản thành giọng nói- Giới Thiệu App Phiên Dịch- Quản Lý Kênh Phân Phối- Đánh giá nhân viên- Quản lý ngành xây dựng- Hóa đơn doanh nghiệp- Quản Lý Vận Tải- Kinh nghiệm Quản lý mua hàng- Danh thiếp cá nhân- Quản Lý Trường Học- Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng- Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính- Kinh nghiệm Quản lý kho hàng- Quản Lý Gara Ô Tô-