Quay lại

Tỷ phú Shiv Nadar - Người tiên phong công nghệ thông tin Ấn Độ

Tác giả: Phương Anh Nguyễn

Được mệnh danh là Magus, có ý nghĩa là thầy phù thủy trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Tỷ phú Shiv Nadar được biết đến là người tiên phong, khai phá và phát triển công nghệ thông tin tại Ấn Độ. Với những đóng góp và sự thành công của mình, doanh nhân Shiv Nadar đã nhanh chóng đạt được vị trí thứ 3 trong số những người giàu nhất ở Ấn Độ hiện nay. Vậy chặng đường sự nghiệp của vị tỷ phú 76 tuổi này ra sao? Các bạn cùng khám phá ngay sau đây nhé!

Việc làm it phần mềm

1. Doanh nhân Shiv Nadar là ai?

Nói tới công nghệ thông tin, lại nói tới Ấn Độ thì có lẽ chắc hẳn nhiều người sẽ nghĩ tới ngay Sundar Pichai. Thế nhưng, trước khi vị CEO trẻ tuổi và tài năng này của Google xuất hiện trên thế giới thì đã có một người khai sáng và tạo tiền đề cho sự phát triển của công nghệ thông tin tại đất nước đang là nền kinh tế đứng thứ 5 trên thế giới này. Và người đó không ai khác chính là doanh nhân Shiv Nadar.

Doanh nhân Shiv Nadar

Tại Ấn Độ, Shiv Nadar được biết đến là người giàu thứ 3 của nước này và là nhà sáng lập đồng thời là chủ tịch của tập đoàn HCL Technologies Limited, một trong những doanh nghiệp hàng đầu về lĩnh vực công nghệ thông tin. Không dừng lại ở đó, ông cũng chính là người lập ra Quỹ Shiv Nadar - Shiv Nadar Foundation, một trong những quỹ tập trung và nỗ lực để đầu tư, phát triển giáo dục tại Ấn Độ.

Với những thành tựu và sự cống hiến của mình trong lĩnh vực công nghệ thông tin và giáo dục, doanh nhân Shiv Nadar đã được nhận giải thưởng Padma Bhushan - Giải thưởng dân sự cao quý thứ ba của Ấn Độ. Tính đến tháng 1 năm 2021, theo thống kê của tạp chí Forbes thì khối tài sản của vị tỷ phú này đã lên tới 26 tỷ USD và là người giàu thứ 3 của đất nước được coi là cường quốc về công nghệ thông tin này. 

Tháng 7 năm 2020, ông Shiv Nadar đã quyết định lui về và nhường lại chiếc ghế chủ tịch của tập đoàn HCL Technologies cho con gái của mình là Roshni Nadar Malhotra.

Xem thêm: Ngành công nghệ thông tin nước ta hiện đang thiếu nhân sự. Nhu cầu tuyển dụng lập trình viên của thị trường lao động là rất lớn. Đây là cơ hội tuyệt vời cho các bạn trẻ đam mê công nghệ có thể theo đuổi sự nghiệp mơ ước của mình. 

2. Quá trình phát triển của tỷ phú Shiv Nadar

Có được thành tích như ngày hôm nay thì đó thực sự không phải là điều đơn giản. Bởi nếu việc trở thành tỷ phú dễ dàng như vậy thì có lẽ Ấn Độ đã là một cường quốc với việc sở hữu số lượng các tỷ phú nhiều nhất trên thế giới.

Chặng đường phát triển

Vậy, chặng đường phát triển của doanh nhân Shiv Nadar ra sao? Điều gì đã đến với ông trên hành trình vươn tới những thành công như ngày hôm nay?

2.1. Hành trình đầu đời của doanh nhân Shiv Nadar

Ông Shiv Nadar sinh vào ngày 14 tháng 07 năm 1945 tại Moolaipozhi thuộc Tamil Nadu của Ấn Độ. Là con trai duy nhất nên Shiv Nadar được bố mẹ rất yêu thương và chăm sóc ngay từ khi mới sinh ra.

Cha của ông là Siva Subramaniya Nadar và mẹ là Vamasundari Devi, là em gái ruột của người sáng lập nên tờ báo Dina Thanthi lớn thứ 9 của Ấn Độ, SP Adithanar. Với điều kiện như vậy, có thể nói hoàn cảnh gia đình của ông Shiv Nadar thực sự không quá khắc khổ và ông được sống trong một môi trường giáo dục được coi là đầy đủ như những người bạn đồng trang lứa của mình.

Đến thời trung học, ông đã theo học tại trường Town Higher, một ngôi trường ở thị trấn Kumbakonam. Không bao lâu thì ông chuyển tới trường trung học cao cấp Elango Corporation thuộc thành phố Madurai. Việc chuyển tới học tại ngôi trường này xuất phát từ lý do là tháng 6 năm 1955, ông được nhận học dựa trên hình thức đầu tiên tức là tiêu chuẩn thứ sáu. Đến tháng 6 của năm 1957 thì ông dừng học tại ngôi trường này và quyết định gia nhập ngôi trường trung học ST Joseph Boys higher, Trichy - ngôi trường được điều hành và quản lý bởi Hiệp hội Chúa Jesu. Ông Shiv Nadar đã hoàn thành chương trình học trung học của mình tại ngôi trường này. 

Hành trình đầu đời

Nói về trường đại học thì doanh nhân Shiv Nadar đã được nhận bằng dự bị của trường Cao đẳng Hoa Kỳ (American college) ở thành phố Madurai của Ấn Độ. Cùng với đó chính là tấm bằng Đại học của trường đại học Công nghệ PSG thuộc thành phố Coimbatore với chuyên ngành Kỹ sư điện và điện tử.

Xem thêm: Doanh nhân, nhà lãnh đạo công nghệ gốc ấn độ Sundar Pichai - Tổng giám đốc của Google, Inc.

2.2. Hành trình tiên phong với công nghệ thông tin tại Ấn Độ

Năm 1967, ông Shiv Nadar đã bắt đầu bước đi đầu tiên của mình với Walchand Group của College of Engineering - trường cao đẳng trực thuộc trường Đại học Savitribai Phule Pune. Đây được xem là thời điểm mà ông bắt đầu nhen nhóm cho quá trình mạo hiểm của mình với những ý tưởng táo bạo và độc đáo hơn.

Và ông đã thể hiện được bản thân mình là một người có đầu óc kinh doanh rất nhạy bán.

Và để phát triển bản thân, ông quyết định đầu quân cho Delhi Cloth Mills (DCM) với mức lương được xem là rất cao ở thời điểm đó. Tuy nhiên, đến năm 1975 thì ông quyết định ra đi để tìm lối đi riêng cho chính bản thân mình. Và con đường này của doanh nhân Shiv Nadar đã có sự tham gia của 6 người bạn, người đồng nghiệp của ông tại DCM.

Những người đã đồng hành đầu tiên với ông trong hành trình đem đến niềm tin với bộ xử lý vi máy tính có khả năng thay đổi thế giới có thể kể đến như: ông Ajai Chowdhry (chủ tịch cũ của HCL), ông Arjun Malhotra (chủ tịch kiêm CEO của Headstrong), ông Subhash Arora, ông Yogesh Vaidya, ông S. Raman, ông Mahendra Pratap và ông DS Puri.

Sự nghiệp

Dấu ấn khởi nghiệp của những doanh nhân tương lai này chính là công ty Microcompm, được thành lập ngay tại một gara. Có thể nhận thấy rằng gara chính là sự hoàn hảo cho việc đặt nền móng của những công ty, tập đoàn về công nghệ. Bởi nếu như tìm hiểu kỹ thì các bạn sẽ thấy ngay cả Google hay Apple đều xuất phát từ những chiếc gara và trở nên lớn mạnh tầm cỡ thế giới như ngày hôm nay. Và Microcomp chính là tiền thân của tập đoàn HCL Technologies - tập đoàn lớn thứ 3 của Ấn Độ về công nghệ thông tin.

Với việc xây dựng nên Microcomp, ông Shiv Nadar đã cùng những người đồng nghiệp của mình đã quyết định kinh doanh với việc tập trung chính cho mảng bán các máy tính kỹ thuật số từ xa trên thị trường Ấn Độ. Họ đã nghiên cứu và tạo ra bộ vi xử lý máy tính nhằm có thể cung cấp các sản phẩm tốt nhất trên thị trường cho người tiêu dùng của mình. Với bộ óc tài năng và sự nhạy bén trong kinh doanh thì Shiv Nadar đã nhanh chóng thu về các khoản lợi nhuận cho công ty. Cùng với đó, biệt danh Magus của ông cũng ra đời dựa trên những kết quả mà ông đã tạo ra cho nền công nghệ thông tin tại Ấn Độ.

Không lâu sau thì ông đã nhận được giấy phép từ chính phủ để có thể mở một công ty máy tính. Và vào tháng 8 năm 1976, công ty Hindustan Computer Limited hay HCL chính thức được thành lập với số vốn là 187.000 RS.

Dưới bàn tay của phù thủy Shiv Nadar thì ông đã nhanh chóng đưa HCL trở nên lớn mạnh hơn. Không dừng lại với việc sản xuất phần cứng máy tính, HCL còn mở rộng ra với nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm cả phần mềm và trở thành nhà cung cấp phần mềm máy tính hàng đầu tại Ấn Độ. 

Khai phá CNTT

Năm 1980 đánh dấu sự xâm nhập của HCL vào thị trường quốc tế với việc cung cấp các sản phẩm về phẩm về phần cứng công nghệ thông tin. Và cùng với đó chính là sự xuất hiện của công ty Far East Computers được thành lập tại Singapore. Trong năm đầu tiên, công ty này đã đem về lợi nhuận là hơn 1 triệu RS và đã giải quyết rất nhiều vấn đề về công nghệ thông tin tại đất nước này. 

Năm 1981 ông Shiv Nadar đã quyết định cung cấp vốn để có thể thành lập NIIT, một công ty chuyên đào tạo về máy tính với chuỗi các viện được mở ra trên phạm vi toàn quốc.

Trong 20 năm hoạt động tính từ ngày thành lập, HCL technologies đã quyết định tham gia CLB doanh thu 10 nghìn RS crore. Trong suốt 4 thập kỷ trôi qua, doanh nhân tài năng Shiv Nadar đã định hướng biến HCL trở thành một gã khổng lồ của thị trường công nghệ thông tin với giá trị hàng tỷ đô la. Hiện tại, HCL Technologies đã có mặt ở 49 quốc gia trên thế giới và sử dụng hơn 150 nghìn nhân viên. Đây thực sự là những con số không hề tầm thường một chút nào. 

Một dấu ấn khẳng định tầm quan trọng của vị doanh nhân này chính là thương vụ HCL đã mua lại toàn bộ tài sản IP của IBM, một trong những tập đoàn hàng đầu về công nghệ thời điểm đó vào năm 2018. Thương vụ này trị giá là 1,8 tỷ USD. 

Người tiên phong

Có thể nhận thấy rằng, kể từ khi thành lập cho đến nay, HCL Technologies vẫn là công ty công nghệ hàng đầu tại Ấn Độ và là tập đoàn có sức ảnh hưởng khá mạnh trên thị trường quốc tế với sự vươn mình mạnh mẽ qua những chiến lược của phù thủy Shiv Nadar. Cho dù hiện tại ông vẫn là cổ đông lớn nhất, nhưng lại không hề nắm quyền kiểm soát với việc nhường lại chiếc ghế chủ tịch cho con gái. Thế nhưng, HCL vẫn sẽ là cái tên khiến nhiều đối thủ phải dè chừng nếu như muốn khẳng định tên tuổi của mình trong lĩnh vực công nghệ thông tin tại Ấn Độ.

Xem thêm: Steve Jobs - Cuộc đời sự nghiệp lẫy lừng của một huyền thoại 

2.3. Đầu tư cho lĩnh vực giáo dục

Là một doanh nhân tài năng và có sự nhạy bén cần thiết, thế nhưng, ông Shiv Nadar không bao giờ cho rằng mình có năng khiếu hay tố chất bẩm sinh. Thay vào đó, việc lý giải cho sự thành công của ông ngày hôm nay chính là nhờ quá trình giáo dục mà bản thân ông đã nhận được trong những năm tháng đầu đời của mình. Chính vì lý do này mà ông đã quyết định thành lập nên Shiv Nadar Foundation vào năm 1994. 

Với khả năng quản lý và tổ chức tập đoàn HCL của mình, ông Shiv Nadar đã nhanh chóng phát triển các cơ sở chuyển đổi giáo dục nhằm tạo ra sự ảnh hưởng cũng như nuôi dưỡng hàng ngàn thanh thiếu niên tại Ấn Độ với những khả năng của họ để giúp họ trở nên có ích hơn. Và để có thể thực hiện được điều này một cách lâu dài thì ông đã quyết định thành lập 6 tổ chức bao phủ toàn bộ lĩnh vực giáo dục để có thể nghiên cứu, giải quyết và khắc phục mọi vấn đề, hạn chế của lĩnh vực này.

Đầu tư cho giáo dục

Năm 2011, Shiv Nadar University (SNU) đã được thành lập dựa vào quý Shiv Nadar Foundation. Đây là một trường đại học tư thục được giảng dạy toàn bộ bằng tiếng Anh. Ngôi trường đã được xếp thứ 82 trong danh sách tổng thể tại Ấn Độ và thứ 56 trong danh sách các trường đại học năm 2020.

Nếu như tính đến năm 2020 thì doanh nhân Shiv Nadar đã quyên góp hơn 800 triệu USD thông qua quỹ của mình. Điều này đã giúp ông tạo được sự ảnh hưởng cũng như giúp đỡ được hơn 30 nghìn sinh viên của Ấn Độ. Những đóng góp tích cực của ông đã giúp cho hàng ngàn sinh viên của Ấn Độ có cơ hội vươn lên và thành công. Không chỉ giới hạn trong quốc gia mà sự tích cực này đã lan tỏa một cách mạnh mẽ tới cả những quốc gia khác nữa.

Việc làm lập trình front end

3. Cuộc sống gia đình của doanh nhân Shiv Nadar

Doanh nhân Shiv Nadar đã kết hôn với Kiran và họ có với nhau một cô con gái là Roshni Nadar Malhotra, hiện tại đang giữ chức chủ tịch của HCL Technologies thay cho bố của mình. 

Cuộc sống riêng

Trước khi trở thành vợ của doanh nhân tài năng Shiv Nadar thì Kiran Nadar được biết đến là một vận động viên cầu nổi tiếng với việc giành được huy chương tại Á vận hội. Không những vậy, bà còn là một trong những nhà sưu tầm nghệ thuật lớn ở Ấn Độ và thế giới. Không dừng lại ở đó, Kiran Nadar cũng đã thành lập được hai bảo tàng nghệ thuật tại Delhi - NCR. 

Tham khảo thêm: Việc làm Nhân viên công nghệ thông tin

4. Những thành tích đạt được của doanh nhân Shiv Nadar

Tài năng, thông minh và có những đóng góp thiết thực cho xã hội cũng như nền kinh tế của Ấn Độ. Doanh nhân Shiv Nadar đã nhận được những giải thưởng xứng đáng cho sự cống hiến của bản thân mình trong hàng chục năm qua.

- Năm 2008, ông nhận được giải thưởng Padma Bhushan từ chính phủ Ấn Độ. Đây là giải thưởng dân sự cao quý thứ 3 của đất nước này vì những đóng góp thiết thực của ông trong lĩnh vực công nghệ thông tin nước nhà.

- Năm 2007, ông cũng được công nhận là Doanh nhân E&Y của năm.

- Năm 2005, doanh nhân Shiv Nadar được trao giải thưởng Kinh doanh xuất sắc của CNBC.

Thành tích

- Năm 2011, tạp chí Forbes đã xếp ông ở vị trí thứ 48 trong Danh sách Anh hùng từ thiện của Châu á Thái Bình Dương.

- Tháng 4 năm 2017, tỷ phú Shiv Nadar đã được tạp chí India Today xếp hạng thứ 16 trong Danh sách 50 người quyền lực nhất tại Ấn Độ của năm 2017. Cũng trong năm đó, ông đã đưa ra cam kết với việc đóng góp 1 tỷ USD cho hoạt động từ thiện. 

Hiện tại, ông đang đứng thứ 11366 trên bảng xếp hạng nổi tiếng thế giới và vị trí thứ 104 trong danh sách các Doanh nhân nổi tiếng. 

Có thể nhận thấy, doanh nhân Shiv Nadar đích thị là một người hội tụ đầy đủ khá nhiều phẩm chất toàn diện để có được thành công như ngày hôm nay. Không chỉ đóng góp cho nền kinh tế mà hoạt động từ thiện của ông cũng thực sự đem lại những sự ảnh hưởng tới Ấn Độ.

Trên đây là những chia sẻ về doanh nhân, tỷ phú Shiv Nadar, người được mệnh danh là tiên phong trong lĩnh vực công nghệ thông tin ở Ấn Độ. Mong rằng bài viết này đã thực sự hữu ích và đem lại những thông tin chi tiết về phù thủy Shiv Nadar.

Nguyễn Ngọc Nhất Hạnh - Mỹ nữ triệu phú chuẩn con nhà người ta

Đứng vị trí thứ 253 trong top người giàu Việt Nam và vị trí 154 trong top 200 những người giàu nhất trên sàn chứng khoán của Việt Nam. Đạt điểm Ielts được cho là cao nhất Việt Nam khi thi được 8.5 ngay lần đầu tiên năm 18 tuổi. Đó là những điều mà người ta nghĩ đến ngay khi nhắc tới Nguyễn Ngọc Nhất Hạnh -  ái nữ của Chủ tịch Tập đoàn REE là bà Nguyễn Thị Thanh Mai. Cùng tìm hiểu và khám phá profile của mỹ nữ 9x nức tiếng chuẩn “con nhà người ta” ngay sau đây nhé!

Nguyễn Ngọc Nhất Hạnh

Đứng vị trí thứ 253 trong top người giàu Việt Nam và vị trí 154 trong top 200 những người giàu nhất trên sàn chứng khoán của Việt Nam. Đạt điểm Ielts được cho là cao nhất Việt Nam khi thi được 8.5 ngay lần đầu tiên năm 18 tuổi. Đó là những điều mà người ta nghĩ đến ngay khi nhắc tới Nguyễn Ngọc Nhất Hạnh -  ái nữ của Chủ tịch Tập đoàn REE là bà Nguyễn Thị Thanh Mai. Cùng tìm hiểu và khám phá profile của mỹ nữ 9x nức tiếng chuẩn “con nhà người ta” ngay sau đây nhé!

Nguyễn Ngọc Nhất Hạnh

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV- Tâm sự Nghề nghiệp- Cẩm Nang Tìm Việc- Kỹ Năng Tuyển Dụng- Cẩm nang khởi nghiệp- Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm- Kỹ năng ứng xử văn phòng- Quyền lợi người lao động- Bí quyết đào tạo nhân lực- Bí quyết lãnh đạo- Bí quyết làm việc hiệu quả- Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép- Bí quyết viết thư xin thôi việc- Cách viết đơn xin việc- Bí quyết thành công trong công việc- Bí quyết tăng lương- Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên- Kỹ năng đàm phán lương- Kỹ năng phỏng vấn- Kỹ năng quản trị doanh nghiệp- Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội- Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng- Mẹo viết hồ sơ xin việc- Mẹo viết thư xin việc- Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng- Định hướng nghề nghiệp- Top việc làm hấp dẫn- Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông- Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng- Tư vấn việc làm ngành Báo chí- Tư vấn tìm việc làm thêm- Tư vấn việc làm ngành Bất động sản- Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin- Tư vấn việc làm ngành Du lịch- Tư vấn việc làm ngành Kế toán- Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật- Tư vấn việc làm ngành Sư phạm- Tư vấn việc làm ngành Luật- Tư vấn việc làm thẩm định- Tư vấn việc làm vị trí Content- Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn- Tư vấn việc làm quản lý- Kỹ năng văn phòng- Nghề truyền thống- Các vấn đề về lương- Tư vấn tìm việc làm thời vụ- Cách viết Sơ yếu lý lịch- Cách gửi hồ sơ xin việc- Biểu mẫu phục vụ công việc- Tin tức tổng hợp- Ý tưởng kinh doanh- Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing- Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương- Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh- Mẹo viết Thư cảm ơn- Góc Công Sở- Câu chuyện nghề nghiệp- Hoạt động đoàn thể- Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch- Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự- Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics- Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng- Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng- Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật- Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe- Quản trị nhân lực - Quản trị sản xuất- Cẩm nang kinh doanh- Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất- Mô tả công việc ngành Kinh doanh- Mô tả công việc ngành Bán hàng- Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng- Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng- Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán- Mô tả công việc ngành Marketing - PR- Mô tả công việc ngành Nhân sự- Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin- Mô tả công việc ngành Sản xuất- Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải- Mô tả công việc Kho vận - Vật tư- Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics- Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn- Mô tả công việc ngành Hàng không- Mô tả công việc ngành Xây dựng- Mô tả công việc ngành Y tế - Dược- Mô tả công việc Lao động phổ thông- Mô tả công việc ngành Kỹ thuật- Mô tả công việc Nhà nghiên cứu- Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo- Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính- Mô tả công việc Biên - Phiên dịch- Mô tả công việc ngành Thiết kế- Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình- Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh- Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực- Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo- Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern- Mô tả công việc ngành Freelancer- Mô tả công việc Công chức - Viên chức- Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý- Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng - Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận- Hồ sơ doanh nhân- Việc làm theo phường- Danh sách các hoàng đế nổi tiếng- Tài liệu gia sư- Vĩ Nhân Thời Xưa- Chấm Công- Danh mục văn thư lưu trữ- Tài Sản Doanh Nghiệp- KPI Năng Lực- Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp- Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng- Quản Lý Công Việc Nhân Viên- Chuyển văn bản thành giọng nói- Giới Thiệu App Phiên Dịch- Quản Lý Kênh Phân Phối- Đánh giá nhân viên- Quản lý ngành xây dựng- Hóa đơn doanh nghiệp- Quản Lý Vận Tải- Kinh nghiệm Quản lý mua hàng- Danh thiếp cá nhân- Quản Lý Trường Học- Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng- Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính- Kinh nghiệm Quản lý kho hàng- Quản Lý Gara Ô Tô-