Tác giả: Đào Thanh Hồng
Ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về vi phạm dân sự là gì, các ví dụ về vi phạm dân sự và những trách nhiệm do vi phạm nghĩa vụ dân sự là gì nhé!
Trong đời sống hiện đại ngày nay, chúng ta đang sống trong một xoay vần, có rất nhiều những kiến thức, thông tin trong cuộc sống mà bắt buộc chúng ta cần phải tự mình học hỏi, trau dồi kiến thức liên tục mỗi ngày.
Có rất nhiều điều mà chúng ta cần phải học, nhưng trên hết, đó chính là những điều cơ bản mà chúng ta cần phải nắm lòng như những kiến thức xã hội, kỹ năng sống, kỹ năng sinh tồn, và một thứ nữa cũng vô cùng quan trọng đó chính là “Luật”.
Luật chính là những kiến thức nền tảng cơ bản để chúng ta phát triển, thật khó có thể tin được cuộc sống của con người sẽ như thế nào mà không biết luật. Từ những luật định cơ bản như: Luật hình sự, luật hành chính, luật giao thông đường bộ, luật dân sự,.. Tất cả đều vô cùng quan trọng trong đời sống mỗi chúng ta.
Đây là những luật bạn không thể không biết dù chỉ là những kiến thức nhỏ nhặt nhất, vì chúng ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của bạn. Chúng ảnh hưởng lớn đến nơi bạn đang sống và làm việc rất nhiều nếu bạn thật sự không nắm được những quy định nơi mà bạn đang sinh sống.
Có một sự thật vô cùng đáng buồn rằng hiện nay, giới trẻ Việt Nam rất giỏi toán, văn, lý, hóa,.. những môn được xem là những môn chính để đi đại học. Thế nhưng, với những môn về luật pháp hay lịch sử, học sinh lại rất ít coi trọng dù tầm quan trọng của nó không phải thua kém gì với những môn chính bạn học.
Nếu đem ra bàn cân so sánh với những đất nước bên Châu Âu, các môn liên quan đến luật pháp hay lịch sử nước nhà lại rất đáng được xem trọng. Để có thể bổ sung kiến thức cho các độc giả về pháp luật Việt Nam. Hôm nay, như tiêu đề đã đề cập, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về vi phạm dân sự là gì, những hành vi, trách nhiệm do vi phạm nghĩa vụ dân sự là gì bạn nhé!
Vi phạm dân sự là sự xâm phạm đến các quan hệ nhân thân và tài sản đã được quy định chung trong Bộ luật Dân sự và quan hệ dân sự khác được Pháp luật bảo vệ, có thể lấy ví dụ như quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp,..
Chế tài dân sự là hậu quả pháp lý bất lợi ngoài mong muốn được áp dụng đối với các hành vi vi phạm trong quan hệ dân sự khi họ thực hiện, hoặc thực hiện không đúng những nghĩa vụ dân sự.
Đối với những chế tài dân sự, chúng được đặt ra để có thể bảo vệ được quyền và lợi ích mang tính tư giữa các chủ thể trong xã hội với nhau, đây chính là điều kiện cần thiết để có thể đảm bảo cho sự cam kết giữa các bên thực hiện.
Nếu chiếu theo quy định của pháp luật, các chế tài dân sự thường sẽ là bồi thường những thiệt hại, cải chính hay xin lỗi. Trách nhiệm dân sự là những trách nhiệm pháp lý mang tính tài sản. được áp dụng đối với những người vi phạm pháp luật dân sự nhằm để bù đắp những thiệt hại, tổn thất về mặt vật chất, tinh thần của những người bị hại.
Với những đối tượng là các cá nhân, tổ chức, thì hình thức xử lý trách nhiệm dân sự sẽ là bồi thường thiệt hại và các biện pháp để khắc phục. Căn cứ vào những phát sinh sau khi đã thỏa thuận thành công thì người có lỗi phải bồi thường thiệt hại cho người bị hại.
Nếu trong trường hợp không thể thỏa thuận được, thì có thể giải quyết với nhau tại tòa án dân sự, sau khi đã có quyết định của tòa án thì người có lỗi sẽ phải bồi thường thiệt hại và khắc phục những hậu quả. Mục đích của việc này là để răn đe đối với những đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật.
Những đối tượng này cần phải có sự trừng phạt nghiêm khắc của xã hội, cần phải bồi thường thiệt hại cho những người bị hại do những hành vi vi phạm gây ra để khắc phục những tổn thất họ gây ra đối với những nạn nhân.
Xem thêm: Việc làm luật - pháp lý
Dưới đây là một số ví dụ về vi phạm dân sự mà chúng ta thường hay bắt gặp về vi phạm dân sự, mời bạn cùng tham khảo:
Ví dụ 1: D là học sinh cấp 3 của trường THPT TS1, D đang chuẩn bị cắp vali lên Hà Nội để tìm nhà trọ sinh sống và học tập trong 4 năm Đại học. Sau 2 tuần đi tìm nhà ráo riết, D đã tìm thấy một căn nhà vừa ý với mình và quyết sẽ thuê căn nhà này là nơi để bản thân học tập và sinh sống. D đã đóng tiền cọc đầy đủ và hứa sẽ đến ở sớm nhất có thể. Cả hai bên đã có ký hợp đồng với nhau về thỏa thuận cho thuê và những nghĩa vụ đi kèm. Đến hẹn lại lên, D háo hức dọn đến nơi trọ mình đã kí hợp đồng. Tuy nhiên, ngày hôm sau, khi D đến thì người chủ trọ đã đem phòng đã ký cho D thuê cho một người khác khuê dù đã cầm tiền cọc của D mà không một lời giải thích. Trong trường hợp này, người chủ trọ đã vi phạm pháp luật dân sự, cụ thể là vi phạm hợp đồng với D. Với trường hợp trên D hoàn toàn có thể khởi kiện người chủ trọ ra tòa án tại nơi tạm trú để yêu cầu bồi thường thiệt hại về hành vi vi phạm pháp luật dân sự này.
Ví dụ 2: H ký hợp đồng xây dựng nhà ở với công ty A, một công ty chuyên xây dựng nhà ở, trong hợp đồng hai bên đã thỏa thuận một cách minh bạch và chặt chẽ rằng bạn muốn căn nhà hoàn thành sau 8 tháng và công ty xây dựng đó sẽ phải hoàn thành đúng tiến độ trong vòng 8 tháng để có thể giao nhà cho bạn. Tuy nhiên, do sự chủ quan của công ty xây dựng đó mà đã khiến cho người chủ nhà phải tiếp tục thuê trọ để ở thêm hai tháng nữa. Trong trường hợp này, công ty xây dựng đã vi phạm nghĩa vụ về thời hạn hoàn thành công việc. Vi phạm đó gây thiệt hại đến bạn, làm bạn phải mất tiền thuê nhà thêm 2 tháng nữa. Công ty xây dựng sẽ phải là người đền bù cho bạn số tiền phát sinh trong 2 tháng chậm trễ này. Đây cũng là một ví dụ điển hình về trách nhiệm dân sự.
Một số những hành vi vi phạm dân sự được quy định như sau:
- Vi phạm các nguyên tắc của bộ luật dân sự,
- Vi phạm đến các nghĩa vụ dân sự,
- Vi phạm các hoạt động dân sự,
- Vi phạm các điều cấm trong bộ luật dân sự,
- Vi phạm pháp luật dân sự ngoài hợp đồng,
- Một số vi phạm khác đối với các quyền, những lợi ích hợp pháp của mỗi cá nhân, pháp nhân dân sự.
Khi xảy ra những vi phạm về nghĩa vụ dân sự, thì những cá nhân, tổ chức cần phải chịu những trách nhiệm sau đây:
- Trách nhiệm phải tiếp tục thực hiện những nghĩa vụ: Khi bên có nghĩa vụ thực hiện trách nhiệm thì bên có quyền được yêu cầu bên thực hiện nghĩa vụ tiếp tục thực hiện những trách nhiệm, nghĩa vụ hai bên đã thỏa thuận.
- Trách nhiệm do không thực hiện nghĩa vụ giao vật: Bên bị vi phạm sẽ có quyền yêu cầu phía bên vi phạm giao lại đúng vật đó, nếu trong trường hợp vật bị hư hỏng cần phải giao vật cùng loại khác hoặc thanh toán giá trị của vật đó.
- Trách nhiệm do việc chậm tiếp nhận việc thực hiện nghĩa vụ: Các bên có nghĩa vụ nhận những nhiệm vụ được giao trong quá trình tiếp nhận thông tin và nhiệm vụ. Nếu làm phát sinh những thiệt hại cho bên giao nhiệm vụ thì phải bồi thường thiệt hại cho bên đó và chịu mọi rủi ro, chi phí phát sinh kể từ khi thời điểm tiếp nhận. Trừ những trường hợp theo quy định của pháp luật có quy định khác.
- Trách nhiệm không thực hiện hoặc không thể thực hiện được một công việc: Trong trường hợp này, các bên có nghĩa vụ thực hiện cần phải tiếp tục thực hiện nhiệm vụ hoặc trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện thì bên có quyền có thể tự thực hiện công việc hoặc có thể giao cho những người khác thực hiện công việc đó và yêu cầu bên có nghĩa vụ không thực hiện được phải bồi thường thiệt hại cho bên có quyền.
Một trường hợp khác đó là khi bên có nghĩa vụ không có trách nhiệm phải thực hiện công việc đó nhưng lại thực hiện công việc, trong trường hợp này. Bên còn lại có quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ phải chấm dứt những hành động đang thực hiện và bồi thường thiệt hại cho bên còn lại (nếu có).
- Trách nhiệm do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền: Bên có nghĩa vụ cần phải trả lãi cho bên có quyền, với số tiền chậm được trả tương ứng và thời gian chậm trả với bên còn lại.
- Lãi suất phát sinh khi chậm trả tiền: Tiền lãi được xác định theo thỏa thuận của các bên nhưng không được vượt quá 20%/ năm của khoản tiền đã vay, trừ những trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
- Trường hợp các bên đã có sự thỏa thuận về việc trả lãi nhưng không xác định rõ lãi suất là bao nhiêu và có những tranh chấp nảy sinh về mặt lãi suất thì được xác định bằng 10%/ năm của khoản tiền vay tại thời điểm trả nợ.
Như vậy, ngày hôm nay, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về vi phạm dân sự là gì, một số ví dụ về vi phạm dân sự, các hành vi vi phạm dân sự và trách nhiệm vi phạm nghĩa vụ dân sự, mong rằng bài viết sẽ có ích đến tất cả mọi người.
Chức năng của Nhà nước là gì
Dưới đây là bài viết về chức năng của Nhà nước là gì, mời bạn tham khảo phía bên dưới:
Bài viết liên quan
Từ khóa liên quan
Chuyên mục