Tác giả: Lại Trang
Sự lớn lên từng ngày của nền kinh tế là động lực mạnh mẽ nhất nâng cao vai trò của hoạt động mở rộng mô hình kinh doanh mới của cá nhân, tổ chức ra đời. Wholesaler là gì xuất hiện trong bối cảnh đó và ngày càng có vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Vậy Wholesaler là gì? Có những loại hình wholesaler nào nổi bật và những giải pháp nào hiệu quả để thúc đẩy để tạo nên sức bật của wholesaler tại Việt Nam hiện nay? Cùng Timviec365.vn tìm hiểu ngay trong bài viết sau nhé.
Nếu là nhân viên bán hàng, chắc chắn bạn sẽ chẳng xa lạ gì với bạn về hình ảnh những nhà buôn, những công ty “tích trữ” sản phẩm, hàng hóa và nhãn hàng hóa với số lượng lớn với giá rẻ, những địa chỉ thường xuyên bạn đến lấy hàng để phân phối khâu thứ hai đến tận tay người tiêu dùng? Trong tiếng Anh, hoạt động của những doanh nghiệp này gọi là wholesaling và những người chủ cửa hàng phân phối hàng hóa này cho bạn được gọi là Wholesaler. Vậy cụ thể Wholesaler là gì?
Theo Cambridge, wholesaler là gì được được định nghĩa bởi “someone who buys and sells goods in large amounts to shop and Businesses. Chúng ta có thể hiểu nôm na, đó là những người mua và bán sản phẩm, hàng hóa với số lượng lớn sau đó phân phối lại cho những doanh nghiệp, cá nhân nhỏ hơn nhằm phục vụ hoạt động thương mại. Trong tiếng Việt, Wholesaler được hiểu là những người bán buôn, cũng là khái niệm dùng để phân biệt với hoạt động bán lẻ mà chủ thể là những người bán lẻ (retailer). Retailer thường là những người kiểm soát hoạt động bán hàng hóa và dịch vụ trực tiếp đến người sử dụng cuối cùng. Trong khi đó, wholesaler là những công ty, doanh nghiệp mà hoạt động của họ chủ yếu liên quan đến hàng động bán buôn.
Những doanh nghiệp này lấy hàng trực tiếp từ những cơ sở sản xuất sau đó phân phối lại cho các cửa hàng nhỏ hàng hơn chứ hiếm khi họ cung ứng cho người tiêu dùng với số lượng nhỏ. Trong những gian hàng rộng lớn của họ, bạn có thể tìm được đủ mọi mặt hàng từ đồ sản xuất đến hàng tiêu dùng, đồ trang sức, trang thiết bị với giá rẻ hơn nhiều với giá ngoài thị trường bán lẻ đặc biệt là khi bạn mua với số lượng lớn. Thường thì wholesaler sẽ khuyến khích khách hàng của họ mua với số lượng lớn. Nhằm mục đích thương mại, những nhà buôn sẽ hướng đến những khách hàng ổn định và cung ứng sản phẩm cho họ như thường lệ. Với những đối tác chỉ mua hàng hóa với số lượng nhỏ để tiêu dùng, họ sẵn sàng nói lời từ chối.
Cùng với sự bùng nổ của nền kinh tế và những nguồn lợi nhuận khủng sinh ra trong quá trình kinh doanh với số lượng lớn, từ khóa wholesaler là gì được tìm kiếm và trở thành mục tiêu theo đuổi bởi nhiều người đam mê kinh doanh. Trong nền kinh tế hiện đại, có đa dạng hình thức kinh doanh, song các chuyên gia kinh tế đã chia làm 3 hình thức sau: Merchant wholesaler, Brokers và Agents) và Manufacturer's sales và branches và offices.
Đối với những nhà buôn đầu tiên Merchant wholesalers, họ là thường là những công ty sở hữu độc lập và có quyền sở hữu hàng hóa mà họ đã nhập về trước đó. Tại Mỹ, loại hình này chiếm khoảng 50% và chiếm vai trò quan trọng nhất trong nền kinh tế. Xếp vị trí thứ hai là nhà buôn đại diện bởi những nhà môi giới và đại lý. Đối với những Wholesalers là môi giới, họ không có quyền sở hữu hàng hóa nhưng họ là cái cây cầu nối để giúp “người mua và người bán tìm được nhau thông qua hoạt động đàm phán.
Việc làm bán hàng tại Hồ Chí Minh
Còn với mô hình đại lý, wholesaler đại diện cho người mua hoặc người bán (gọi là những người phân phối cấp cao), đến những cơ sở, cửa hàng cấp thấp nhưng không có quyền sở hữu hàng hóa.
Ở loại hình Manufacturer's sales và branches office, các wholesaler sẽ là những chi nhánh và văn phòng bán hàng của nhà sản xuất ra sản phẩm trực tiếp. Họ là người tự chủ hoạt động phân phối sản phẩm ra thị trường mà không thông qua bất kỳ một dịch vụ quảng cáo hay các nhà buôn khác, những ví dụ tiêu biểu trên thế giới cho những nhà buôn thứ ba này có thể kể đến những thương hiệu đình đám như: SuperValu - đế chế nhà buôn tự phân phối sản phẩm thông qua chuỗi những nhà hàng bán lẻ đứng thứ 11 của Hoa Kỳ hay Bigg’s hay Cub Foods…
Đến đây các bạn đã tìm cho mình cầu trả lời cho Wholesaler là gì và những loại hình nhà buôn phổ biến hiện nay rồi chứ.
Nhưng điều đó chưa đủ để bạn có thể vạch ra được định hướng thực hiện ước mơ kinh doanh của mình nhờ hình thức wholesaling đâu. Chúng ta cần biết thêm về thị trường bán buôn hiện này thế này và những quyết định Marketing có ý nghĩa sống còn với doanh nghiệp phân phối sản phẩm với số lượng lớn. Cùng theo dõi ngay sau đây nhé.
Không thể phủ nhận về tốc độ phát triển mạnh mẽ của wholesaler trong thời gian gần đây và những nguồn lợi nhuận lớn mà các Wholesaler thu về được. Số lượng nhiều cơ sở sản xuất mới ra đời cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng thúc đẩy thị trường bán buôn trở nên sôi động. Tuy nhiên, một thực tế, dễ thấy hiện nay đó là sự xâm nhập mạnh của hệ thống phân phối hàng hóa cả nước ngoài và nội địa, dưới cả hình thức offline lẫn trực tuyến. Tại Việt Nam. sự bành trướng của nhiều gian hàng nổi bật, các trang thương mại điện tử như Tiki, raonhanh365, Alibaba (Lazada)... làm không ít những nhà buôn theo phương thức truyền thống mất đi vị trí trọng yếu như trước.
Sự phát triển của các loại hình phân phối và nhiều dịch vụ tiện ích như ship tận nơi, giao hàng tận ngõ từ các trang bán lẻ, thanh toán dưới nhiều hình thức từ ngân hàng đến tiền mặt... nhanh chóng, tiện ích... là mối đe dọa cho các nhà buôn ở nhiêu hình thức với mong muốn mở rộng sản xuất kinh doanh.Trước những thách thức của nghề buôn bạn có cảm thấy nản lòng đang có ý định theo đuổi nghiệp kinh doanh bằng ý định trở thành Wholesaler đầu tiên? Trong bối cảnh đó, Wholesaler cần một số giải pháp marketing cần thiết để củng cố một vị trí quan trọng trên thị trường:
Việc làm chuyên viên marketing
Nếu vẫn duy trì hình thức cũ mà không tiến hành tìm kiếm những đối tác mới bởi những mục tiêu cụ thể là cách tồn tại tạm bợ của những hãng buôn có thiếu đầu óc thực tế. Để có thể nắm được nguồn hàng của mình có thể tìm kiếm được đối tác hay khách hàng hiệu quả nhất, trước hết, các doanh nghiệp là Wholesaler phải xác định rõ được thị trường mục tiêu của họ theo quy mô cụ thể và đối tượng khách hàng cụ thể. Họ cũng là người đi thăm dò thị trường và tiến hành các giải pháp điều tra định hướng, nhu cầu, thị hiếu của đối tác để để ra phương hướng cải thiện chất lượng dịch vụ.
Hiện tại đối với các hệ thống bán lẻ, một số dịch vụ như khuyến mại trong những tuần Black Friday hay chiến dịch vận chuyển giá rẻ. Các Wholesaler nên tận dụng những đặc điểm này để hỗ trợ khách hàng tốt nhất và đồng thời xây dựng được mối quan hệ tốt đẹp.
Thực ra đây là hình thức mở rộng mô hình kinh doanh từ bán buôn kết hợp bán lẻ và chủ động mở rộng kinh doanh đa sản phẩm. Nhu cầu mua sắm của người dùng hiện nay là vô cùng đa dạng và tại những đại lý cấp cơ sở cũng thế. Nếu chỉ nhất nhất theo đuổi mỗi một hình một mô hình khi một sản phẩm hay một doanh nghiệp đối tác “hết thời”. doanh nghiệp sẽ vô cùng khó khăn để tính đến giải pháp thay đổi vì lượng hàng tồn kho nhiều và không có cách để phân phối nhanh gọn nên sẽ cần phải có mẫu báo cáo tồn kho gửi lên cấp trên để có thể làm thủ tục thanh lý hàng tồn kho một cách tốt nhất
So với các doanh nghiệp bán lẻ nổi đình đám nhờ liên kết, hợp tác thương hiệu hay các chiến lược quảng cáo online, tiếp thị office và mô hình phân phối tuyến thì Wholesaler có vẻ như là người đứng sau và không được biết sự tồn tại của công chúng như SuperValu - hãng buôn thực phẩm hàng đầu tại Hoa kỳ đạt doanh số hằng năm lên đến 23 tỷ đô la nhưng không được biết đến mấy người tiêu dùng. Trong bối cảnh, Internet bùng nổ như hiện nay, để có thể tăng được độ phủ sóng của thương hiệu, các Wholesaler nên tận dụng sự phát triển mạnh mẽ của Internet để đăng bài quảng bá hình ảnh và xây dựng thương hiệu. Đối với những nhà buôn mới trình mặt thị trường, quảng cáo là giải pháp hàng đầu mà doanh nghiệp không thể quay lưng.
Hi vọng những thông tin trên đây của Timviec365.vn tìm câu trả lời cho wholesaler là gì và một số giải pháp Marketing hỗ trợ doanh nghiệp buôn đẩy lùi những khó khăn và tận dụng những điều kiện tốt nhất để phát triển sẽ thực sự hữu ích với bạn trong quá trình đưa ra quyết định lựa chọn nghề nghiệp hợp lý. Thân ái.
Bài viết liên quan
Từ khóa liên quan
Chuyên mục