Quay lại

Xà bần là gì? Xà bần có ý nghĩa và lợi ích thế nào trong xây dựng?

Tác giả: Hoàng Thúy Nga

Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu xây dựng nhà ở ngày càng tăng cao, từ đó kéo theo nhu cầu phá dỡ các công trình cũ tăng theo. Khi phá dỡ các công trình này, rác thải xả ra môi trường sẽ gồm rác thải xây dựng, xà bần hay các khối bê tông vỡ nát,... Vậy xà bần là gì? Xà bần sử dụng để làm gì? Xà bần còn có ý nghĩa nào khác hay không? Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để các thông tin về xà bần nhé!

1. Xà bần là gì? Xà bần có mấy loại?

1.1. Xà bần là gì?

Xà bần, trong tiếng Anh là Debris, là các chất thải được tạo ra trong quá trình phá hủy các công trình xây dựng, là các mảnh vụn nhỏ của xi măng, gạch đá tạo thành từ việc phá hủy đường xá, tòa nhà, cầu cống hay các công trình khác. Xà bần được tạo ra khi người ta phá bỏ một công trình cũ và chuẩn bị xây dựng một công trình mới.

Xà bần là gì

Tùy theo từng công trình xây dựng mà thành phần của xà bần sẽ khác nhau, tuy nhiên thông thường, thành phần thường gặp của xà bần là các mảnh vụn của gỗ, bê tông, gạch, nhựa đường, ngói, sắt thép, đất sét và vách ngăn thạch cao… Những chất thải xây dựng này có thể tái chế để sử dụng trong xây dựng.

1.2. Xà bần có mấy loại?

Tùy theo nguyên liệu cấu tạo thành hay giá trị của xà bần mà xà bần sẽ được phân thành nhiều loại khác nhau.

- Xà bần từ bê tông, xi măng, gạch vỡ: Đây là loại xà bần có thể tái sử dụng nên có giá trị cao trong các loại phế thải xây dựng.

- Xà bần từ gỗ mục, vụn xi măng, trần xốp: Loại xà bần này không thể tái sử dụng nên có giá trị rất thấp.

2. Lợi ích của xà bần

Sau khi đã tìm hiểu xà bần là gì, liệu bạn có thắc mắc xà bần sử dụng để làm gì hay không? Chúng ta thường thấy, sau khi trải qua quá trình phá dỡ các công trình cũ, lượng rác thải còn tồn đọng là khá lớn và cần phải dọn sạch sẽ xà bần khỏi mặt đất thì mới có thể tiến hành xây dựng. Bởi vậy, nhiều người đã nghiên cứu để tìm cách tái chế, xử lý đống rác thải còn tồn tại này một cách hiệu quả.

Lợi ích của xà bần trong ngành xây dựng

2.1. Bê tông tái chế làm từ xà bần

Tại nước Đức, khoảng 90% lượng xà bần đã được người ta tái chế từ các công trình cũ và các bê tông có sử dụng vật liệu tái chế từ xà bần đã được nước này công bố tiêu chuẩn chất lượng.

Quy trình để tái chế xà bần từ bê tông không quá phức tạp. Các xà bần sẽ được người ta phân loại, tiếp tục nghiền vụn các xà bần này thành vụn rồi phân loại, sàng lọc tùy theo kích thước xà bần. Đặc biệt, vụn bê tông sẽ được tái chế để tạo thành bê tông mới.

Ngoài cát tự nhiên trong thành phần của vụn bê tông, còn có xi măng, vì vậy mà tính chất của chúng khá đặc biệt so với cát thông thường trong tự nhiên. Bởi vậy, các quy định trong quá trình kiểm định và phối trộn các thành phần cần được tuân thủ.

Bê tông tái chế làm từ xà bần

Các vụn bê tông này cũng cần có độ sạch nhất định, không lẫn rác thải và tạp chất. Thành phần của các vật liệu tái chế trong bê tông sử dụng trong xây dựng sẽ giao động từ 35 tới 45%.

2.2. Sử dụng xà bần để san lấp mặt bằng

Nếu bạn sử dụng các loại vật liệu thông thường để san lấp mặt bằng như đất, đá, cát đen… thì sẽ có chi phí không nhỏ. Và tất nhiên, nếu bạn sử dụng xà bần để san lấp mặt bằng thì chi phí vô cùng rẻ.

Ví dụ, để đổ nền nhà lót gạch men, nếu bạn muốn bền thì cần đồ đá xanh và xi măng kết hợp vì đổ toàn xi măng sẽ dễ bong tróc. Chi phí để đổ xi măng và đá xanh cho toàn bộ phần nền này không hề rẻ. Vì vậy, xà bần chính là lựa chọn tối ưu của bạn khi sử dụng để san lấp mặt bằng, đảm bảo chất lượng công trình với chi phí rẻ.

Cụ thể, ưu điểm của việc sử dụng xà phần để san lấp mặt bằng như sau:

2.2.1. Bảo vệ môi trường

Hằng năm, Châu Âu có lượng xà bần phế thải vô cùng lớn, khoảng 380 triệu tấn. Và khi xà bần này không được xử lý đúng cách, nó sẽ khiến môi trường bị ô nhiễm và phá hủy. Tại Việt Nam, lượng xà bần thải ra mỗi năm cũng lên tới chục triệu tấn.

Bảo vệ môi trường nhờ sử dụng xà bần

Các rác thải từ xà bần khiến môi trường bị tác động xấu, ảnh hưởng tới mỹ quan. Vì vậy, để bảo vệ môi trường hữu hiệu, các đơn vị vận chuyển và thu mua xà bần đã được ra đời, thực hiện tập kết, thu mua các rác thời này, sau đó cung cấp tới những nơi cần san lấp mặt bằng bởi xà bần.

2.2.2. Tiết kiệm chi phí

Thay vì sử dụng đất, cát để làm nền công trình xây dựng, việc sử dụng xà bần để san lấp mặt bằng giúp bạn tiết kiệm tối đa các chi phí. Việc sử dụng xà bần để san lấp mặt bằng ngày càng được ưa chuộng và trở nên phổ biến vì chi phí rẻ, cũng như đảm bảo được chất lượng của công trình xây dựng.

2.2.3. Xà bần cung cấp nhiều lợi ích cho công trình

Khi bạn sử dụng xà bần để làm nền móng san lấp mặt bằng công trình, giúp nền nhà của bạn cứng cáp và vững chắc hơn. Sàn nhà tạo nên từ xà bần thường rất chắc chắn, tạo thành một khối cứng có gạch vỡ, bê tông, vụn bê tông giúp công trình có độ bền cao.

Xà bần cung cấp nhiều lợi ích cho công trình

3. Món xà bần là gì?

Ngoài khái niệm xà bần trong quá trình phá dỡ công trình, xà bần còn là một món ăn được tạo nên bởi người dân ở vùng miền Tây Nam Bộ. Đây là một món ăn vô cùng được ưa chuộng, trở thành một nỗi niềm nhớ thương có những người dân xa quê.

Tại miền Tây, đồ ăn thức uống ở đây vô cùng phong phú và đa dạng, vì vậy mà việc đãi khách cũng vô cùng hào phóng, thoải mái. Tuy nhiên, sau khi buổi tiệc kết thúc, thức ăn thừa còn lại sẽ được người dân nơi đây sử dụng làm món xà bần.

Tất cả thức ăn thừa sẽ được đổ thẳng vào nồi lớn, sau đó thêm các gia vị cần thiết, cuối cùng hầm lên để tạo thành một món xà bần hấp dẫn, thơm ngon. Tuy vậy, món ăn này cũng có công thức riêng, món ăn này sẽ được tạo nên từ những món ăn cùng loại như vịt kho, thịt kho, rau củ xào hay gà luộc vào nồi để hầm, tạo nên món ăn mang hương vị rất riêng. Tất nhiên, sẽ chẳng ai cho cá vào nồi thịt xà bần này vì nó không phù hợp.

Xà bần là món ăn thơm ngon tại miền Tây

Tùy thuộc vào thành phần và số lượng món ăn trong các bữa tiệc còn thừa, thành phần của món xà bần tại nơi đây không cố định. Bởi tính độc lạ của món ăn, người dân sẽ không bị ngán sau các bữa tiệc và tạo nên một nét hấp dẫn, độc đáo riêng tại miền Tây.

Khi ăn xà bần, người dân thường ăn kèm với bát cơm nóng hổi cùng với đĩa rau có lá me non và đọt keo, nước này chấm với xà bần thì phải gọi là “ngon hết nước chấm”. Cũng bởi vậy, xà bần trở thành món ăn khoái khẩu nơi đây, khiến những con người xa quê hương không thể quên được hương vị thân thuộc của món ăn này.

Bên cạnh đó, từ xà bần còn được người dân sử dụng gần giống với nghĩa trên, ví dụ như Xoong xà bần. Đây là loại nồi, xoong để chỉ những đồ ăn thừa nấu chung vào một nồi sau ngày lễ, ngày Tết. Tuy nó giống với món xà bần của người dân miền Tây nhưng nhiều nơi sẽ gọi nó là Nồi xà bần hay Xoong xà bần.

Như vậy, sau khi biết được xà bần là gì, có thể thấy, trong ngành xây dựng, xà bần là một loại phế liệu tưởng như bỏ đi và không đem lại hiệu quả gì. Tuy nhiên, xà bần ngày nay đã được tái chế thành xi măng tái chế hay sử dụng để san lấp mặt bằng, đem lại lợi ích vô cùng to lớn trong ngành xây dựng, giúp tiết kiệm chi phí, bảo vệ môi trường, hiệu quả về kinh tế và tiết kiệm công sức, thời gian. Ngoài ý nghĩa trong xây dựng, xà bần còn là một món ăn đặc trưng, thơm ngon của người dân miền Tây.

Cơm tấm là gì?

Cơm tấm, một món ăn vô cùng thơm ngon và giàu dinh dưỡng, nổi tiếng khắp Sài Thành. Vậy cơm tấm là gì? Click bài viết dưới đây để biết cơm tấm là gì và nguyên liệu tạo nên món cơm này nhé!

Cơm tấm là gì?

Cơm tấm, một món ăn vô cùng thơm ngon và giàu dinh dưỡng, nổi tiếng khắp Sài Thành. Vậy cơm tấm là gì? Click bài viết dưới đây để biết cơm tấm là gì và nguyên liệu tạo nên món cơm này nhé!

Cơm tấm là gì?

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV- Tâm sự Nghề nghiệp- Cẩm Nang Tìm Việc- Kỹ Năng Tuyển Dụng- Cẩm nang khởi nghiệp- Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm- Kỹ năng ứng xử văn phòng- Quyền lợi người lao động- Bí quyết đào tạo nhân lực- Bí quyết lãnh đạo- Bí quyết làm việc hiệu quả- Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép- Bí quyết viết thư xin thôi việc- Cách viết đơn xin việc- Bí quyết thành công trong công việc- Bí quyết tăng lương- Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên- Kỹ năng đàm phán lương- Kỹ năng phỏng vấn- Kỹ năng quản trị doanh nghiệp- Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội- Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng- Mẹo viết hồ sơ xin việc- Mẹo viết thư xin việc- Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng- Định hướng nghề nghiệp- Top việc làm hấp dẫn- Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông- Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng- Tư vấn việc làm ngành Báo chí- Tư vấn tìm việc làm thêm- Tư vấn việc làm ngành Bất động sản- Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin- Tư vấn việc làm ngành Du lịch- Tư vấn việc làm ngành Kế toán- Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật- Tư vấn việc làm ngành Sư phạm- Tư vấn việc làm ngành Luật- Tư vấn việc làm thẩm định- Tư vấn việc làm vị trí Content- Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn- Tư vấn việc làm quản lý- Kỹ năng văn phòng- Nghề truyền thống- Các vấn đề về lương- Tư vấn tìm việc làm thời vụ- Cách viết Sơ yếu lý lịch- Cách gửi hồ sơ xin việc- Biểu mẫu phục vụ công việc- Tin tức tổng hợp- Ý tưởng kinh doanh- Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing- Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương- Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh- Mẹo viết Thư cảm ơn- Góc Công Sở- Câu chuyện nghề nghiệp- Hoạt động đoàn thể- Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch- Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự- Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics- Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng- Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng- Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật- Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe- Quản trị nhân lực - Quản trị sản xuất- Cẩm nang kinh doanh- Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất- Mô tả công việc ngành Kinh doanh- Mô tả công việc ngành Bán hàng- Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng- Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng- Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán- Mô tả công việc ngành Marketing - PR- Mô tả công việc ngành Nhân sự- Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin- Mô tả công việc ngành Sản xuất- Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải- Mô tả công việc Kho vận - Vật tư- Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics- Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn- Mô tả công việc ngành Hàng không- Mô tả công việc ngành Xây dựng- Mô tả công việc ngành Y tế - Dược- Mô tả công việc Lao động phổ thông- Mô tả công việc ngành Kỹ thuật- Mô tả công việc Nhà nghiên cứu- Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo- Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính- Mô tả công việc Biên - Phiên dịch- Mô tả công việc ngành Thiết kế- Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình- Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh- Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực- Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo- Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern- Mô tả công việc ngành Freelancer- Mô tả công việc Công chức - Viên chức- Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý- Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng - Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận- Hồ sơ doanh nhân- Việc làm theo phường- Danh sách các hoàng đế nổi tiếng- Tài liệu gia sư- Vĩ Nhân Thời Xưa- Chấm Công- Danh mục văn thư lưu trữ- Tài Sản Doanh Nghiệp- KPI Năng Lực- Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp- Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng- Quản Lý Công Việc Nhân Viên- Chuyển văn bản thành giọng nói- Giới Thiệu App Phiên Dịch- Quản Lý Kênh Phân Phối- Đánh giá nhân viên- Quản lý ngành xây dựng- Hóa đơn doanh nghiệp- Quản Lý Vận Tải- Kinh nghiệm Quản lý mua hàng- Danh thiếp cá nhân- Quản Lý Trường Học- Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng- Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính- Kinh nghiệm Quản lý kho hàng- Quản Lý Gara Ô Tô-