Quay lại

Xe nâng tiếng Anh là gì? Tên một số loại xe nâng trong tiếng anh

Tác giả: Hồng Nguyễn

Xe nâng – một loại phương tiện đang được sử dụng khá phổ biến hiện nay, phục vụ cho nhu cầu của công việc, đặc biệt là trong lĩnh vực vận chuyển hàng hóa. Vậy bạn đã biết xe nâng tiếng Anh là gì chưa? Nếu chưa thì hãy cùng theo dõi thông tin được phân tích trong bài viết dưới đây của timviec365.vn để hiểu rõ hơn về xe nâng nhé!

Việc làm Vận tải - Lái xe

1. Bạn đã biết xe nâng tiếng Anh là gì chưa?

Xe nâng trong tiếng Anh được gọi chung là Forklift – đây là một loại xe công nghiệp loại nhỏ, được thiết kế có lắp nĩa nâng đính kèm nhằm thực hiện công việc nâng lên hay hạ xuống các khối hàng hóa ở phía trước của xe. Không chỉ vậy, các loại xe nâng còn được lồng thêm các khung nâng để giúp cho người sử dụng có thể dễ dàng thay đổi về chiều cao của xe, đáp ứng tốt nhất các yêu cầu về nâng đỡ các khối hàng.

Bạn đã biết xe nâng tiếng Anh là gì chưa?

Hiện nay, xe nâng đang được áp dụng khá phổ biến trong các hoạt động sản xuất, ngành công nghiệp, lĩnh vực xuất nhập khẩu, vận tải, giao thông vận tải... để vận chuyển cũng như lưu trữ các khối hàng hóa có trọng lượng lớn và được vận hành bởi các nhân viên hiện trường. Vậy cụ thể có những loại xe nâng nào? Công dụng của các loại xe ra sao? Câu trả lời sẽ có ngay trong phần dưới đây!

>> Xem thêm: SCM là gì

2. Một số thuật ngữ chuyên ngành lái xe nâng trong tiếng Anh

2.1. Tên gọi của các loại xe nâng

Với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của công nghệ hiện đại cùng với nhu cầu sử dụng ngày càng cao của con người trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh thì hiện nay đã có rất nhiều các loại xe nâng được ra đời. Vậy thì hãy cùng tìm hiểu và phân tích cụ thể về tên gọi của các loại xe nâng trong tiếng Anh hiện nay là gì để có thể dễ dàng phân biệt được chúng khi cần thiết nhé!

Xe nâng tay

Xe nâng tay có tên gọi trong tiếng Anh là “Hand Pallet Truck” – đây là loại xe nâng sử dụng theo phương pháp thủ công để có thể di chuyển và nâng đỡ hàng hóa như là nâng tay lên, đẩy tay hay vừa nâng và vừa di chuyển. Tải trọng nâng cũng như chiều cao nâng lên có thể của loại xe này đề khá nhẹ, khoảng từ 500 – 3000kg đối với các loại vừa di chuyển mà vừa có thể nâng lên hoặc cũng có thể lên đến hơn 3000kg đối với những loại chỉ di chuyển mà không nâng lên cao.

Hiện nay, xe nâng tay đang được sử dụng phổ biến với 2 loại là nâng tay cao và nâng tay thấp.

- Các loại xe nâng tay thấp được thiết kế với chiều cao tối đa chỉ khoảng 200mm và chủ yếu sẽ chỉ sử dụng để nâng các loại hàng hóa có khối lượng nhẹ, từ 2 – 5 tấn.

- Các loại xe nâng tay cao thì có thêm hệ thống bơm thủy lực rất mạnh, có thể sử dụng khá lâu dài và khung nâng khá chắc chắn. Theo đó, các loại xe này có thể sử dụng để nâng hạ các loại hàng hóa với khối lượng nặng hơn, từ trên 3 tấn và chiều cao tối đa lên đến 3m.

Tên gọi của các loại xe nâng

Xe nâng động cơ

Xe nâng động cơ hay còn được gọi là “Internal Combustion Forklifts” – một loại xe được sử dụng cho việc di chuyển và nâng hạ hàng hóa bằng động cơ đốt trong. Loại xe này thường được sử dụng để nâng đỡ cũng như di chuyển các loại hàng có khối lượng lớn chẳng hạn như cont và với tần suất hoạt động liên tục.

Xe nâng động cơ chủ yếu chạy bằng xăng, dầu diesel hoặc là gas. Tải trọng của loại xe này có thể lên đến hàng chục tấn. Và hầu hết các loại xe nâng động cơ sử dụng trong các nhà máy, xí nghiệp sẽ chỉ nâng và vận chuyển từ 5 tấn hàng hóa trở xuống. Còn với các khu vực cảng biển thì khối lượng hàng hóa sẽ nặng lớn, khoảng trên 10 tấn.

Xe nâng điện

Xe nâng điện trong tiếng Anh có tên gọi là “Electric Forklift Truck” – một loại xe được hoạt động dựa trên các ắc quy, dây điện. Theo đó, con người sẽ không cần sử dụng sức để nâng đỡ hay di chuyển hàng hóa. Loại xe này sử dụng 2 mô tơ là mô tơ di chuyển và mô tơ nâng hạ. Trong trường hợp chỉ sử dụng 1 loại mô tơ thì sẽ gọi đây là xe nâng bán tự động.

Đối với xe nâng điện thì có trọng tải nâng cùng chiều cao lớn hơn xe nâng tay một chút, cụ thể nó có thể nâng được khoảng ơn 2500kg, chiều cao tối đa sẽ là 6m. Thêm vào đó, các loại xe nâng điện này thì thường được sử dụng với hệ thống có giá kệ trong quá trình hoạt động.

Xe nâng điện hiện nay bao gồm có 4 loại được sử dụng thường xuyên và phổ biến đó là:

- Xe nâng điện thấp – Electric Pallet Truck

- Xe nâng điện cao – Reach Truck hoặc là Reach Forklift Truck

- Xe nâng điện đứng lái – Electric Reach Forklift

- Xe nâng điện bán tự động – Semi Electric Stacker

Hiện nay có rất nhiều loại xe nâng khác nhau

Xe nâng mặt bàn

Một trong số các loại xe nâng được sử dụng khá nhiều hiện nay đó chính là xe nâng mặt bàn. Trong tiếng Anh, xe này có tên gọi là “Lift Table hay Table Truck”. Loại xe này được thiết kế hoạt động chủ yếu với hệ thống bơm thủy lực cùng chất lượng rất tốt. Xe được vận hàng với kích chân, sử dụng vặn hay bóp xả bằng tay.

Xe nâng mặt bàn hiện được lắp đặt với hệ thống bánh xe lõi thép rất chất lượng, có khả năng chịu lực tốt, nâng chuyển hàng hóa một cách nhẹ nhàng, tiết kiệm được khá nhiều thời gian và cũng mang lại hiệu quả tốt hơn rất nhiều so với một số loại xe khác.

Một số loại xe nâng khác

Bên cạnh những loại phổ biến trên thì vẫn còn rất nhiều loại xe nâng khác như sau:

- Xe nâng người – Manlift/Scissor Lift Table/Boom Lift

- Xe gắp container – Reach stackers

- Xe nâng lấy hàng – Order picker

- Xe nâng động cơ đốt trong – Internal combustion forklifts

- Xe nâng thùng container rỗng – Empty container handlers

- Xe xếp hàng trên giá kệ - Platform stacker

- Xe nâng tải trọng lớn – High capacity forklift

- ...

Việc làm lái xe nâng

2.2. Các bộ phận của xe nâng

Xe nâng có rất nhiều các bộ phận khác nhau, đối với từng loại xe mà sẽ có những quy định về hệ thống bộ phận riêng biệt. Cụ thể một số bộ phận chủ yếu mà loại xe nào cũng cần phải có như sau:

- Càng/nĩa/lưỡi nâng của xe – Fork

- Khung nâng Forklift – Mast

- Bánh tải – Drive wheel

- Bánh lái – Steering/rear wheel

- Lốp di chuyển – Tire

- Động cơ – Engine

- Xích nâng – Lifting chain

- Giá nâng – Carriage

Các bộ phận của xe nâng

- Hộp số - Transmission

- Cầu di chuyển ở phía trước – Drive axle

- Hệ thống thủy lực – Hydraulic system

- Mui xe nâng – Overhead guard

- Bộ phận lọc gió – Air cleaner

- Cánh quạt – Fant

- Ghế lái của xe – Seat

- Xilanh để nâng – Lifting cylinder

- Xilanh để nghiêng – Tilt cylinder

- Két nước – Radiator

- Hệ thống lọc nhiên liệu – Fuel filter

-...

Việc làm Vận tải - Lái xe tại Hồ Chí Minh

2.3. Những thông số kỹ thuật cơ bản trên xe nâng

Các thông số kỹ thuật cũng là một yếu tố có vai trò rất quan trọng đối với xe nâng cũng như nhận được rất nhiều sự quan tâm khi tìm hiểu về xe nâng cùng cách thức hoạt động của nó. Cụ thể, đối với một chiếc xe nâng nói chung thì bao gồm các thông số cơ bản như sau:

- Kiểu động cơ của xe nâng – Power type

- Tải trọng nâng tối đa của xe – Rated capacity

- Tâm tải trọng của xe – Load centre

- Chiều cao nâng của xe – Lift height

Những thông số kỹ thuật cơ bản trên xe nâng

- Kích thước của càng nâng – Fork Size

- Mức độ gật gù của càng nâng – Mast Tilt Angle

- Kích thước tổng thể của xe – Overall dimension

- Bán kính đầu quay của xe – Turning radius

- Tốc độ di chuyển của xe – Speed

- Kích thước của bánh xe – Tire

- Tư trọng của xe nâng – Netweight

Việc làm Vận tải - Lái xe tại Hà Nội

3. Những ưu điểm của xe nâng Forklift

Việc sử dụng xe nâng hiện nay mang đến rất nhiều lợi ích cho quá trình sản xuất, kinh doanh các mặt hàng, đặc biệt là trong lĩnh vực vận chuyển hàng hóa xuất – nhập khẩu cho các doanh nghiệp với trọng tải lớn. Cụ thể, ưu điểm của xe nâng đối với các loại xe khác đó là:

- Sử dụng xe nâng sẽ giúp con người có thể tiết kiệm được khá nhiều công sức trong quá trình làm việc. Bởi thực tế họ sẽ không cần phải bốc vác hàng hóa lên xe, di chuyển hàng hóa ở khoảng cách xa như trước kia mà hiện nay đã có sự hỗ trợ từ các loại xe nâng với các chức năng khác nhau. Do đó, con người hoàn toàn có thể điều khiển các loại xe này thực hiện công việc vận chuyển, nâng hàng hóa trong công việc.

Những ưu điểm của xe nâng Forklift

- Xe nâng hoạt động với các động cơ và cơ chế tự động, hiện đại, do đó các hoạt động về nâng đỡ hay vận chuyển hàng hóa theo sự điều phối của các dispatcher sẽ được diễn ra liên tục và nhanh chóng. Điều đó đồng nghĩa với việc sẽ tiết kiệm rất nhiều thời gian trong hoạt động sản xuất, kinh doanh hiện nay.

- Việc sử dụng các loại xe nâng hiện nay với ưu điểm là nhanh và tiện lợi, giúp giảm bớt nguồn nhân lực cho các hoạt động nâng đỡ, bốc vác này. Điều đó sẽ giúp các doanh nghiệp tiết kiệm được khá nhiều khoản chi phí thuê công nhân làm việc. Do đó, việc đầu tư cho một chiếc máy đắt tiền nhưng sử dụng lâu dài thực tế sẽ có lợi hơn rất nhiều so với việc thuê nhiều công nhận làm việc.

- Xe nâng với thiết kế tiện lợi và chạy tự động dựa vào các động cơ công nghệ hiện đại giúp quá trình làm việc được nhanh và nâng đỡ cũng như vận chuyển được khối lượng hàng hóa lớn hơn rất nhiều so với sức người thông thường. Do đó, sử dụng các loại xe nâng này sẽ mang lại hiệu quả công việc tốt hơn rất nhiều cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp hiện nay.

Xe nâng được sử dụng phổ biến với nhiều tiện ích lớn

- Xe nâng có độ bền rất tốt và có thể làm việc liên tục ngay cả khi điều kiện thời tiết hay môi trường khắc nghiệt (mưa, nắng, gió,...).

- Các loại xe nâng hiện nay được thiết kế với rất nhiều loại khác nhau, phù hợp cho từng mục đích cũng như các địa hình vận di chuyển như đường gồ ghề, đường trơn, sóc,...

- Sử dụng xe nâng, bạn có thể vận chuyển được mọi loại hàng hóa khác nhau với khối lượng lớn nhỏ theo nhu cầu của mình.

Tìm việc làm

Như vậy, với những thiết kế tiện lợi cùng các ưu điểm vượt trội thì sử dụng xe nâng trong các hoạt động vận chuyển, nâng đỡ hàng hóa chính là một sự lựa chọn vô cùng tuyệt vời. Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp bạn đọc hiểu được về xe nâng tiếng Anh là gì cùng các thuật ngữ chuyên ngành liên quan đến xe nâng hiện nay. Từ đó có thể lựa chọn cũng như sử dụng loại xe phù hợp nhất phục vụ cho mục đích và nhu cầu vận chuyển hàng hóa của mình nhé!

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV- Tâm sự Nghề nghiệp- Cẩm Nang Tìm Việc- Kỹ Năng Tuyển Dụng- Cẩm nang khởi nghiệp- Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm- Kỹ năng ứng xử văn phòng- Quyền lợi người lao động- Bí quyết đào tạo nhân lực- Bí quyết lãnh đạo- Bí quyết làm việc hiệu quả- Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép- Bí quyết viết thư xin thôi việc- Cách viết đơn xin việc- Bí quyết thành công trong công việc- Bí quyết tăng lương- Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên- Kỹ năng đàm phán lương- Kỹ năng phỏng vấn- Kỹ năng quản trị doanh nghiệp- Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội- Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng- Mẹo viết hồ sơ xin việc- Mẹo viết thư xin việc- Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng- Định hướng nghề nghiệp- Top việc làm hấp dẫn- Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông- Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng- Tư vấn việc làm ngành Báo chí- Tư vấn tìm việc làm thêm- Tư vấn việc làm ngành Bất động sản- Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin- Tư vấn việc làm ngành Du lịch- Tư vấn việc làm ngành Kế toán- Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật- Tư vấn việc làm ngành Sư phạm- Tư vấn việc làm ngành Luật- Tư vấn việc làm thẩm định- Tư vấn việc làm vị trí Content- Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn- Tư vấn việc làm quản lý- Kỹ năng văn phòng- Nghề truyền thống- Các vấn đề về lương- Tư vấn tìm việc làm thời vụ- Cách viết Sơ yếu lý lịch- Cách gửi hồ sơ xin việc- Biểu mẫu phục vụ công việc- Tin tức tổng hợp- Ý tưởng kinh doanh- Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing- Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương- Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh- Mẹo viết Thư cảm ơn- Góc Công Sở- Câu chuyện nghề nghiệp- Hoạt động đoàn thể- Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch- Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự- Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics- Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng- Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng- Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật- Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe- Quản trị nhân lực - Quản trị sản xuất- Cẩm nang kinh doanh- Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất- Mô tả công việc ngành Kinh doanh- Mô tả công việc ngành Bán hàng- Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng- Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng- Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán- Mô tả công việc ngành Marketing - PR- Mô tả công việc ngành Nhân sự- Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin- Mô tả công việc ngành Sản xuất- Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải- Mô tả công việc Kho vận - Vật tư- Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics- Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn- Mô tả công việc ngành Hàng không- Mô tả công việc ngành Xây dựng- Mô tả công việc ngành Y tế - Dược- Mô tả công việc Lao động phổ thông- Mô tả công việc ngành Kỹ thuật- Mô tả công việc Nhà nghiên cứu- Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo- Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính- Mô tả công việc Biên - Phiên dịch- Mô tả công việc ngành Thiết kế- Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình- Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh- Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực- Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo- Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern- Mô tả công việc ngành Freelancer- Mô tả công việc Công chức - Viên chức- Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý- Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng - Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận- Hồ sơ doanh nhân- Việc làm theo phường- Danh sách các hoàng đế nổi tiếng- Tài liệu gia sư- Vĩ Nhân Thời Xưa- Chấm Công- Danh mục văn thư lưu trữ- Tài Sản Doanh Nghiệp- KPI Năng Lực- Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp- Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng- Quản Lý Công Việc Nhân Viên- Chuyển văn bản thành giọng nói- Giới Thiệu App Phiên Dịch- Quản Lý Kênh Phân Phối- Đánh giá nhân viên- Quản lý ngành xây dựng- Hóa đơn doanh nghiệp- Quản Lý Vận Tải- Kinh nghiệm Quản lý mua hàng- Danh thiếp cá nhân- Quản Lý Trường Học- Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng- Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính- Kinh nghiệm Quản lý kho hàng- Quản Lý Gara Ô Tô-