Tác giả: Hạ Linh
Nhân viên kinh doanh - một vị trí làm “điên đảo” thị trường việc làm hiện nay trên nhiều khía cạnh khác nhau, kể cả về nhu cầu tìm việc lẫn nhu cầu tìm người. Có nhiều ý kiến cho rằng yêu cầu đối với nhân viên kinh doanh không có đặc biệt, ai cũng có thể làm được. Trên thực tế, ý kiến này có chính xác hay không? Và yêu cầu cụ thể đối với nhân viên kinh doanh bao gồm những gì? Nếu đã chọn vị trí này để phát triển sự nghiệp, bài viết sau đây được sinh ra là dành cho bạn. Cùng tìm hiểu nhé!
Có thể, bạn đã từng đọc đâu đó về một thông tin tuyển dụng nhân viên kinh doanh: “Không yêu cầu bằng cấp”. Tuy nhiên, trên thực tế thương trường cạnh tranh khốc liệt như ngày nay làm các doanh nghiệp có xu hướng yêu cầu cao hơn về chuyên môn của các nhân viên kinh doanh.
Nói về chuyên môn, trước khi làm nhân viên kinh doanh, bạn cần chuẩn bị các bằng cấp, chứng chỉ liên quan đến hoạt động kinh tế hay thương mại. Hoặc đối với các công việc kinh doanh không chuyên về một sản phẩm cao cấp, cần sự am hiểu về mặt chuyên môn thì bằng cấp tối thiểu cho một nhân viên kinh doanh là bằng tốt nghiệp trung học phổ thông. Hiện nay, một số lĩnh vực hoạt động của nhân viên kinh doanh chỉ cần có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông có thể kể đến: nhân viên kinh doanh bất động sản thông thường, nhân viên kinh doanh các mặt hàng gia dụng, hàng tiêu dùng, lương thực thực phẩm,...
Bên cạnh đó, như đã nói ở trên, một số bằng cấp - chứng chỉ cần có, liên quan đến công việc kinh doanh như: bằng trung cấp - cao đẳng - đại học các chuyên ngành: kinh tế, quản trị kinh doanh, marketing, phát triển thị trường, tài chính, ngân hàng, chứng khoán,... Hầu hết, các sinh viên tốt nghiệp các chuyên ngành trên đều có cơ hội tham gia vào vị trí nhân viên kinh doanh với các lĩnh vực hoạt động cao cấp hơn. Những hoạt động này cần sự am hiểu không chỉ về sản phẩm mà còn về thị trường, các yếu tố cạnh tranh, phân tích chiến lược,....
Nhân viên kinh doanh thời hiện đại được ví như “dâu trăm họ”, công việc khá khó khăn và vất vả. Và nếu muốn tìm việc làm kinh doanh tại Hà Nội hay bất cứ đâu hiện nay, không chỉ có mỗi kiến thức cứng, mà ứng viên còn phải cần thiết trang bị những kiến thức mềm. Kiến thức đấy không tự dưng mà có, nó xuất hiện sự chủ động trong học tập, rèn luyện và đúc kết của mỗi cá nhân. Dưới đây là một số yêu cầu đối với nhân viên kinh doanh về mặt kỹ năng cho bạn tham khảo:
Các kỹ năng giao tiếp cần thiết cho công việc của một nhân viên kinh doanh, không chỉ đơn giản là trò chuyện với ai đó khi họ bước vào cửa hàng hoặc văn phòng của bạn. Kỹ năng giao tiếp cũng liên quan đến việc lắng nghe tích cực. Doanh nghiệp có thể thuê ngoài được nhiều thứ, những các cuộc hội thoại với khách hàng của mình là không thể. Thật khó để có thể tạo ra một cuộc trò chuyện mang tính đồng cảm, tạo ra niềm tin, khám phá được những nhu cầu và đưa ra một cam kết chắc nịch với người đối diện. Đó không chỉ là một cá nhân giao tiếp tốt, mà đó còn là về việc tạo ra một kết nối và đưa mối quan hệ đến một kết quả viên mãn nhất có thể.
Trong kinh doanh, cách bạn nói với khách hàng quan trọng hơn rất rất nhiều so với những gì bạn nói với khách hàng. Chỉ có 7% trong giao tiếp phụ thuộc vào những gì bạn nói, trong khi có đến 38% phụ thuộc vào các thuộc tính khác (Theo Sandler Sales Training). Các nhân viên kinh doanh nên cố gắng phản ánh một cách tinh tế giọng nói và phong cách nói chuyện của một khách hàng tiềm năng. Chẳng hạn như khách hàng của bạn trang trọng và lịch sự, bạn hãy giao tiếp tương tự như vậy. Điều này giúp khách hàng cảm thấy quen thuộc với bạn và tạo ra sự liên kết với bạn dễ dàng hơn.
Một phần quan trọng của việc lắng nghe tích cực là đối xử với người khác bằng sự tôn trọng và chú ý mà bạn muốn nhận được trong một cuộc trò chuyện, vì vậy họ cảm thấy các yêu cầu của họ được hiểu và sẽ được tuân thủ. Hầu hết các nhân viên kinh doanh đều cảm thấy thoải mái khi nói chuyện với khách hàng của mình, tuy nhiên lắng nghe lại là một câu chuyện khác.
Các doanh nghiệp hiện nay hiểu rất rõ điều này, nên yêu cầu đối với nhân viên kinh doanh sau năng lực giao tiếp chính là năng lực lắng nghe một cách tích cực. Thay vì chỉ nghĩ về những gì bạn sẽ nói tiếp theo, khách hàng của bạn có thể chủ động nói chuyện nếu bạn thực sự dừng lại và lắng nghe họ. Và hầu hết mọi người đánh giá cao một người có kỹ năng lắng nghe tốt. Kỹ năng lắng nghe tuyệt vời có thể giúp nhân viên kinh doanh đồng cảm với khách hàng tiềm năng để tìm hiểu thêm về công việc kinh doanh và những mong muốn của họ. Với kiến thức đó, họ có thể bán hàng hiệu quả hơn và đưa ra một giải pháp tối ưu hơn.
Tham khảo thêm: Việc làm Nhân viên kinh doanh nội thất
Ngay cả những nhân viên kinh doanh giỏi nhất cũng không thể ngăn chặn mọi phản hồi không tích cực, hoặc tình huống xấu bất ngờ có thể xảy ra. Vì vậy, quan trọng là nhân viên kinh doanh phải chuẩn bị xử lý những tình huống đó khi họ bắt gặp được, nghe thấy được. Để không làm quá trình bán hàng kết thúc đột ngột cũng như mất đi cơ hội trong một cuộc giao dịch với khách hàng, nhân viên kinh doanh cần nhiều nỗ lực trong việc tạo sự đồng cảm, biết cách xoa dịu và đưa ra những luận điểm cốt lõi về những mong muốn của khách hàng đang quan tâm.
Để đặt kỳ vọng lẫn nhau và làm cho khách hàng tiềm năng của bạn thoải mái hơn, các nhân viên kinh doanh nên tìm hiểu cách thương lượng, đàm phán và thuyết phục người mua. Hay theo cách hiểu đơn giản, điều này là một sự thỏa thuận về giao tiếp trong quá trình bán hàng và thực hiện sự phác thảo về kỳ vọng giữa hai bên. Thương lượng có thể sẽ rất cần thiết trong cả quá trình bán hàng trước và sau khi bạn đã bán sản phẩm cho khách hàng. Đàm phán và thuyết phục khách hàng tiềm năng hiểu về những gì bạn nói, những tính năng của sản phẩm, dịch vụ,...
Khả năng tạo các quy trình và cấu trúc hiệu quả để hướng dẫn việc sử dụng thời gian của bạn sẽ rất quan trọng. Từ việc vạch ra các kế hoạch chiến thuật hàng ngày đến việc tạo ra các chiến lược hàng quý, hàng năm. Điều quan trọng là mang những kỹ năng siêu việt đó vào các hoạt động quan trọng nhất định sẽ phát triển mạnh.
Các nhân viên kinh doanh làm việc hiệu quả nhất có thể tận dụng tối đa thời gian của họ, với nhiều mặt số hơn và nhiều kết nối hơn các nhân viên kinh doanh khác. Quản lý thời gian hiệu quả là một chiếc chìa khóa để nhân viên kinh doanh có năng suất cao hơn trong công việc. Nhân viên kinh doanh sẽ được doanh nghiệp yêu cầu ngừng ngay sự lãng phí thời gian vàng bạc cho những cuộc thỏa thuận không có hồi kết và không đi đến đâu. Bạn có thể sử dụng phân tích để xác định ngành, quy mô kinh doanh và các đặc điểm khác của khách hàng tiềm năng lý tưởng và chia sẻ thông tin với nhóm của bạn. Điều quan trọng là tận dụng tối đa số giờ trong ngày để mang lại nhiều ưu đãi hơn cho mỗi nhân viên kinh doanh.
Khi đã thuyết phục được khách hàng tiềm năng rằng họ cần sản phẩm của bạn, đã đến lúc phải chốt giao dịch. Các doanh nghiệp luôn yêu cầu nhân viên kinh doanh về kỹ thuật này, nhằm ký được một hợp đồng hay một giao dịch một cách nhanh chóng nhất. Rất nhiều khách hàng sẽ cố gắng kéo dài khoảng thời gian này để tham khảo thêm một số địa điểm cung cấp sản phẩm khác họ cần. Vì vậy, nhân viên kinh doanh phải biết cách lập một dòng thời gian và thúc đẩy khách hàng ký kết bằng cách sử dụng một sự kiện hấp dẫn.
Một nhân viên kinh doanh không hoàn toàn hiểu sản phẩm họ đang bán là một nhân viên kinh doanh hoàn toàn không làm việc mang lại hiệu quả. Đào tạo kiến thức về sản phẩm là một trong những điều đầu tiên doanh nghiệp có thể dạy cho một nhân viên kinh doanh mới nhận việc. Nhân viên kinh doanh cần biết được mọi khía cạnh liên quan đến một sản phẩm, bao gồm: cách thức nó hoạt động, giá trị kinh doanh, lý do và đặc trưng của sản phẩm có thể hấp dẫn được khách hàng,...
Và cũng chính sự am hiểu sẽ hỗ trợ nhân viên kinh doanh trong việc làm bật lên những công dụng và tính năng mạnh nhất của từng sản phẩm, hướng đến những phương thức có thể tạo ra năng suất bán hàng có hiệu quả.
Tham khảo ngay: Việc làm Nhân viên kinh doanh thị trường
Sau những kỹ năng tuyệt vời, bạn có nghĩ kinh nghiệm là một yêu cầu đối với nhân viên kinh doanh? Tất nhiên, chúng ta đã thường nghe rằng, nhân viên kinh doanh là một vị trí không cần có kinh nghiệm và sẽ được đào tạo lại từ đầu. Mặc dù vậy, nó chỉ đúng với một số doanh nghiệp đang thực sự “thiếu khát” về nhân sự, họ tuyển dụng một cách đại trà và sau đó sẽ tiến hành sàng lọc nhân viên hàng tháng.
Vì vậy, kinh nghiệm vẫn luôn là một yếu tố hàng đầu đối với nhân viên kinh doanh. Kinh nghiệm ít hay nhiều còn tùy thuộc vào yêu cầu của từng doanh nghiệp đối với vị trí nhân viên kinh doanh. Tuy nhiên, hầu hết đối với vị trí nhân viên, họ sẽ cần tối đa một năm hoạt động trong lĩnh vực liên quan, bất kể đó là công việc nào, chỉ cần liên quan trực tiếp đến việc bán hàng là được. Yêu cầu đối với nhân viên kinh doanh có kinh nghiệm cũng không có gì quá khó hiểu, khi doanh nghiệp không muốn mất quá nhiều thời gian để đào tạo lại khi họ nhận việc.
Trình độ không quyết định tất cả, thái độ mới quyết định tất cả. Vậy nhân viên kinh doanh được doanh nghiệp tuyển dụng yêu cầu thái độ làm việc như thế nào?
Thứ nhất là sự tự tin. Tự tin vào những gì bạn đang bán, những gì bạn đang quảng cáo về sản phẩm và những gì bạn đang cam kết với khách hàng. Có niềm tin vào doanh nghiệp cũng như sản phẩm của bạn sẽ giúp bạn làm dịch vụ với khách hàng hiệu quả hơn rất nhiều. Kiến thức đầy đủ về sản phẩm có thể giúp phát triển sự tự tin với doanh số, tuy nhiên đó cũng là một đặc điểm tính cách mà bạn tự trau dồi. Nếu sự tự tin của bạn còn thiếu, hãy học hỏi và tìm cách rèn luyện nó mỗi ngày.
Thứ hai là sự suy nghĩ tích cực. Suy nghĩ tích cực là một thái độ có thể ảnh hưởng đến việc thiết lập mục tiêu, thái độ hướng ngoại của bạn đối với công việc và sản phẩm hay dịch vụ bạn đang cung cấp và chống lại cảm giác bị đánh bại nếu bạn không đạt được mục tiêu của mình ngay lập tức, hoặc thậm chí là không. Suy nghĩ tích cực cũng dẫn đến sức khỏe về thể chất và tâm lý tốt hơn. Ngoài việc quan trọng để đạt được và vượt các mục tiêu bán hàng, sự nghiệp bán hàng có tốc độ nhanh và thường khá khó khăn. Vì vậy, khả năng suy nghĩ tích cực cũng là một động thái hướng tới việc tự chăm sóc bản thân trong bối cách của một công việc nhân viên kinh doanh.
Cuối cùng là đạo đức nghề nghiệp. Mặc dù có một đạo đức nghề nghiệp vững chắc là điều cần thiết cho bất kỳ nghề nghiệp nào, nhưng nó đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp có tốc độ nhanh và đầy thách thức như một nghề kinh doanh. Nó đặc biệt quan trọng ở giai đoạn đầu và một khi đạt được vị trí cấp điều hành. Có một đạo đức nghề nghiệp vững chắc cũng phụ thuộc vào giá trị bạn đặt vào những gì bạn làm và nếu bạn nhận được sự hài lòng từ nó. Nếu công việc kinh doanh của bạn mang lại cho bạn sự hài lòng và thậm chí là niềm vui, trau dồi đạo đức nghề nghiệp sẽ là một nhiệm vụ khá đơn giản.
Tại sao nói sức bền là một trong những yêu cầu đối với nhân viên kinh doanh? Bền bỉ và kiên nhẫn theo đuổi mục tiêu chính là chìa khóa thành công của một nhân viên kinh doanh. Công việc có phần khốc liệt này yêu cầu bạn phải có năng lực chịu được áp lực công việc, không chỉ là áp lực từ chỉ tiêu doanh thu, doanh số và còn áp lực từ chính những khách hàng mà bạn đang theo đuổi. Người ở lại cuối cùng luôn là người thắng cuộc. Chính vì vậy, doanh nghiệp không muốn tuyển dụng nhân viên kinh doanh không có sức bền, bởi họ thừa hiểu công việc này nếu không kiên trì, kiên nhẫn thì thất bại chỉ tính bằng ngày.
Mặc dù hiện nay có khá nhiều ngộ nhận về vị trí nhân viên kinh doanh. Nhưng đối với riêng tôi, đây là một vị trí tuyệt vời và hoàn hảo nhất để chúng ta - những người trẻ vừa mới ra trường, tập tành va chạm với xã hội có thể khám phá những điều thú vị, mở ra nhiều bài học và kinh nghiệm trong cuộc sống.
Trên đây là những thông tin đầy đủ về yêu cầu đối với nhân viên kinh doanh. Bạn hoàn toàn có thể bắt đầu công việc này khi truy cập tìm kiếm việc làm nhân viên kinh doanh tại Hồ Chí Minh và nhiều tỉnh thành khác tại timviec365.vn! Chúc các salesman trong tương lai có thể nắm vững dây cương trong sự nghiệp của chính mình nhé!
Bài viết liên quan
Từ khóa liên quan
Chuyên mục