Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Quản trị chất lượng là gì? Tuyệt chiêu quản trị chất lượng

Tác giả: Lại Trang

Lần cập nhật gần nhất: ngày 11 tháng 08 năm 2021

Theo dõi timviec365 tại google new

Bạn nghĩ để níu giữ niềm tin của khách hàng về sản phẩm thì nhà doanh nghiệp cần chú ý điều gì nhất? Tôi không dám chắc là tôi với bạn có cùng suy nghĩ hay không, nhưng với tôi, trước hết lý do để người mua thực sự có niềm tin và sản phẩm, có ưu tiên lựa chọn sản phẩm của công ty này mà không phải nơi khác phải bắt nguồn từ giá trị thực tế mà sản phẩm đấy mang lại. Bạn biết đấy, lực lượng Marketing của công ty có chuyên nghiệp đến đâu, dịch vụ quảng cáo làm cho độ phủ sóng của sản phẩm rộng lớn, nhưng chất lượng sản phẩm không như cam kết thì rõ ràng khách hàng không thể gắn bó lâu với doanh nghiệp được. Do vậy, có thể nói rằng, quản trị chất lượng, thiết lập giám sát các khâu liên quan đến hệ thống quản trị chất lượng sản phẩm, dịch vụ có vị trí đặc biệt quan trọng trong sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Vậy quản trị chất lượng là gì mà có vai trò quan trọng đến vậy?

1. Quản trị chất lượng là gì?

Quản trị chất lượng

Quản trị chất lượng được hiểu là tổng hợp các hoạt động quản trị nhằm xác định các chỉ tiêu, tiêu chuẩn, nội dung, phương pháp và trách nhiệm thực hiện các chỉ tiêu và tiêu chuẩn đã xác định bằng các phương tiện phù hợp nằm đảm bảo và cải tiến chất lượng theo khuôn khổ, mức chuẩn đã đề ra trước đó.

Quản trị được Mary Parker Foolett, chuyên gia quản lý về lĩnh vực quản lý và chính trị người Mỹ đã xác định hoạt động quản trị là sự kết hợp giữa nghệ thuật và khoa học. Chất lượng là nhân tố hàng đầu để đánh giá sự hiệu quả của hoạt động quản lý điều hành, tính hiệu quả của công việc trong một đơn vị tổ chức. Với nhiều lĩnh vực kinh doanh khác, quản trị chất lượng đóng vai trò quan trọng song song với quản lý nguồn nhân lực và sản phẩm nói chung. 

Chất lượng luôn được những nhà quản lý để đặt ra cao hơn, những hoạt động quản lý cũng được đa dạng hóa, khái niệm việc quản lý chất lượng ngày càng được hoàn thiện. Chính sách chất lượng là ý đồ và định hướng chung về chất lượng của một tổ chức do lãnh đạo cao cấp nhất của nhà nước đề ra.

Như vậy, cụ thể chúng ta có thể hiểu quản trị chất lượng với nghĩa đơn giản là xác định mục tiêu,nhiệm vụ con đường để đạt hiệu quả cao nhất.

Việc làm kiếm soát chất lượng

2. Mục tiêu của quản trị chất lượng sản phẩm, dịch vụ trong doanh nghiệp

quản lý chất lượng dich vụ, sản phẩm

Doanh nghiệp đặc biệt những doanh nghiệp lớn, khâu quản trị chất lượng dịch vụ cần được quan tâm một cách đặc biệt để đảm bảo được sự đồng bộ về kế hoạch chính sách phục vụ khách hàng giữa các phòng ban và thống nhất mục tiêu của doanh nghiệp đề ra. Mục tiêu của quản trị chất lượng dịch vụ trong doanh nghiệp là đảm bảo chất lượng phù hợp với những yêu cầu của khách hàng với chi phí thấp nhất. Do đó, khâu quản trị chất lượng dịch vụ phải được kết hợp bởi sự nâng cấp những điều kiện kinh tế - kỹ thuật của sản phẩm đồng thời tránh sự lãng phí và tích cực khai thác các tiềm năng để mở rộng thị trường. Việc cải tiến những dịch vụ đó đồng thời phải đi kèm quá trình gia tăng chất lượng sản phẩm chứ không đơn thuần ở việc gia tăng về số lượng.

 Một doanh nghiệp sản xuất ra được lượng sản phẩm lớn, nhưng có vấn đề về chất lượng thì cũng không thể giữ chân khách hàng được lâu và sớm bị cạnh tranh với những cơ sở có chất lượng đảm bảo hơn trên thị trường. Để có thể đảm bảo về cả số lượng và cải tiến được chất lượng sản phẩm thì các công ty, doanh nghiệp không thể bỏ qua được khâu quản trị chất lượng sản phẩm. Thực hiện tốt những thao tác của quản trị chất lượng chính là “ngọn đuốc chỉ đường” giúp doanh nghiệp phản ứng nhanh với nhu cầu của thị trường và hạn chế tối đa những chi phí trong sản xuất kinh doanh và đến gần hơn với người tiêu dùng. Một ví dụ điển hình trong trường hợp này, đó chính là sự sụp đổ niềm tin của khách hàng về chất lượng bánh trung thu của cơ sở Long Đình năm 2018 vì nguồn nguyên liệu có xuất xứ không rõ ràng dù trên truyền thông những sản phẩm Long Đình và chất lượng phục vụ của hãng này luôn lọt tốp những thương hiệu hot nhất. Vì thế quản lý chất lượng luôn là một vị trí quan trọng trong ngành sản xuất, đặc biệt là đối với thực phẩm, đó là lý do vì sao đây là một trong những việc làm ngành thực phẩm được tuyển dụng nhiều hiện nay.

Việc làm thẩm định - giám thẩm định - quản lý chất lượng tại Hồ Chí Minh

Thế nhưng, chúng ta không nên bó hẹp cách nghĩ quản trị chất lượng chỉ nhắc đến yếu tố chất lượng của sản phẩm, thực tế, trong phạm vi của quản lý chất lượng, chất lượng của nguồn nhân lực trong tổ chức được chú ý hơn cả. Bạn đi làm trong công ty phải tuân thủ những quy định về giờ giấc, những quy chế nội bộ để đảm bảo hiệu quả công việc đề ra. Đấy là giải pháp thường xuyên nhằm đảm bảo rằng chất lượng làm việc của nhân viên. Nên nhớ rằng, bạn bắt buộc phải thực hiện những chính sách của công ty như đi đúng, làm ra được nhiều sản phẩm. Song nó chưa đủ cơ sở để đánh giá rằng công việc quản trị thời gian của bạn thực sự hiệu quả hay không. Bởi vì, yếu tố này phụ thuộc vào cảm nhận của người dùng sản phẩm đó. Đặc biệt, đối với những ngành liên quan đến sự sáng tạo, được kiểm duyệt kỹ càng mặt nội dung, format như các ấn phẩm quảng cáo, các bài viết, kế hoạch truyền thông…mức độ hài lòng của khách hàng là tiêu chí đánh giá sự hiệu quả trong công tác quản trị của bạn.

Để tránh để lệch mục tiêu hay thực hiện công việc theo hướng “tự biên, tự diễn” các công ty đều không bao giờ thiếu kế hoạch vạch rõ những công việc cụ thể đồng cho nhân viên kết hợp những chế độ lương thưởng hợp lý để kích thích hiệu quả trong quản lý nhân sự.

Đối với sản phẩm, hoạt động quản trị chất lượng không chỉ chung quá trình vạch ra những mục tiêu, hoạch định những chính sách để nâng cao giá trị sản phẩm mà còn kiểm tra, kiểm soát từ các khâu triển khai đến khi ra đời sản phẩm, quá trình mua sắm nguyên liệu, vận chuyển đến các dịch vụ bán hàng. Những khâu này không trực tiếp tạo ra lợi nhuận, nhưng có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy việc hình thành lợi nhuận một cách hiệu quả.

Việc quản lý chất lượng cả sản phẩm đầu ra tốt sẽ giúp cho doanh nghiệp tạo được lòng tin trong khách hàng của mình. Chính vì vậy các doanh nghiệp tại Quảng Ngãi luôn chú trọng vào đội ngũ quản trị chất lượng điều này tạo cơ hội tìm việc làm Quảng Ngãi cho người dân tại đây tìm kiếm việc làm với mức lương hấp dẫn nhất.

3. Chức năng của quản trị chất lượng là gì?

Chức năng của quản trị chất lượng

Trong quản trị kinh doanh nói riêng và quản trị doanh nghiệp, hệ thống quản trị chất lượng như nhấn mạnh trên tất cả các khâu bao gồm các giai đoạn hình thành và lưu thông sản phẩm bao gồm: Từ nghiên cứu – thiết kế - chế tạo – bán hàng - Trong suốt quá trình đó, có thể xem quản trị chất lượng có những chức năng cơ bản sau : Hoạch định chất lượng, kiểm soát chất lượng và cải tiến, hoàn thiện chất lượng.

Thứ nhất, khâu đầu tiên trong top những chức năng quan trọng của quản trị là hoạch định chất lượng là hoạt động tập trung vào việc lập mục tiêu chất lượng và quy định các quá trình tác nghiệp cần thiết và các nguồn lực có liên quan để thực hiện các mục tiêu chất lượng. Một ví dụ cụ thể trong các cơ sở  việc thiết lập những quy chuẩn, quy định thực hiện ở phương án tối ưu tính chuyên nghiệp cho nhân viên như quy định thời gian làm việc, nghỉ ngơi và tiêu chuẩn của công việc cụ thể để áp theo như trong khi viết báo, các quy định về số lượng từ, cách đặt tít, phông chữ được quy định để đảm bảo nhân viên thực hiện đồng bộ.

Thứ hai, quản trị chất lượng là chúng ta quan tâm đến mức chuẩn để khẳng định được hiệu quả của công việc nhằm tạo ra văn hóa mới, độc đáo phù hợp những môi trường làm việc nhất định. Một ví dụ để minh chứng cho khâu này được thể hiện rõ trong ngành công nghiệp sản xuất các ấn phẩm như phục vụ cho các website. Nội dung bài viết đạt chất lượng tốt là không có lỗi chính tả, đảm bảo các tiêu chí về tit, cách đặt thẻ, tỷ lệ trùng lặp. Tuy nhiên, không điều gì có thể tối đa được 100%. Điều này, buộc các doanh nghiệp phải đặt ra những sai số có thể chấp nhận để nhân viên thực hiện. Trong quản trị chất lượng, gọi là hoạch định chất lượng cho phép.

Thứ ba, để khâu quản trị chất lượng được hiệu quả thì nhà quản lý không thể bỏ qua khâu kiểm tra chất lượng. Thực tế, đây là bước điều khiển các hoạt động tác nghiệp nhờ vào những công cụ kỹ thuật, phương tiện, phương pháp và hoạt động của nhân sự và sản phẩm nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm theo đúng những yêu cầu đặt ra. Bước cuối cùng để tung sản phẩm ra thị trường không phải là là khâu đóng gói mà là khâu so sánh các quy chuẩn mà công ty đề ra và sử dụng những công cụ để kiểm tra “độ chuẩn” của sản phẩm. Dù đã hoàn thành trong khâu sản xuất, nhưng một khi sản phẩm chưa đảm bảo được yêu cầu như quy định thì không thể được xuất ra thị trường.

Mặc dù khâu này được đánh giá là khâu vô cùng quan trọng, tuy nhiên không ít người, thậm chí doanh nghiệp không dành cho nó một vị trí đặc biệt. Quá trình tung sản phẩm của doanh nghiệp ra thị trường một cách vội vàng không qua kiểm tra hay chưa kiểm tra theo chuẩn công ty đã đề ra khiến nhiều doanh nghiệp phải trả giá đắt. Chất lượng kém vì nồng độ chì vượt quá cho phép của Bộ Y tế trong sản phẩm đồ uống trà xanh C2 đã khiến doanh nghiệp Tân Hiệp Phát phải trả giá vì mất đi sự tín nhiệm của người tiêu dùng. Hiện tại, dù C2 đã được kiểm tra và quay lại thị trường song chất lượng của sản phẩm trước kia vẫn “ám ảnh” người tiêu dùng và tạo ra “điểm đen” cho C2 bằng số lượng tiêu thụ bị sụt giảm trầm trọng.

Qua đây, thấy rõ vai trò của chất  lượng trong mắt người tiêu dùng, ta càng phải đánh giá cao vai trò của khâu kiểm tra chất lượng sản phẩm lẫn quản trị chất lượng dịch vụ có tính chiến lược trong doanh nghiệp.

Chức năng cơ bản thứ tư của quản trị chất lượng là liên tục cải tiến và hoàn thiện chất lượng. Những quy chuẩn đã được xác lập để đảm bảo tính hiệu quả trong quá trình doanh nghiệp hoạt động thì nếu chỉ chuẩn thôi thì chưa đủ. Hãy liên tưởng sự tiến tới, phát triển của doanh nghiệp như một con người để thấy rõ hơn điều này. Một đứa trẻ không thể trưởng thành nếu chỉ dựa theo những chuẩn mực của nhà trường hay gia đình. Không một ai có thể làm nó có bước phát triển trong suy nghĩ hơn là chính bản thân nó. Đó là quá trình học, học qua bước rút kinh nghiệm từ những lỗi của của mình và người khác, từ phản hồi của người khác. Doanh nghiệp cũng vậy, trong thời buổi kinh tế thị trường, để tồn tại và phát triển được, phải cạnh tranh với hàng nghìn đối thủ với những đặc trưng, ưu việt khác nhau. Nếu “sản phẩm” của doanh nghiệp chỉ “giậm chân tại chỗ” với những mẫu mã và sản phẩm ban đầu sẽ gây một sự nhàm chán “không hề nhẹ” cho người tiêu dùng. 

Chất lượng sản phẩm cũng phải được nâng cao để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Quá trình lấy ý kiến của nhân viên, từ người tiêu dùng để hoàn thiện sản phẩm hơn là gợi ý để làm cho quá trình quản trị chất lượng có hiệu quả đồng thời nâng cao vị thế của công ty, doanh nghiệp trên thị trường cũng như trong lòng người tiêu dùng.

Nhưng một quản trị viên chất lượng tốt không phải chỉ dừng lại ở khâu chất lượng sản phẩm thì chưa đủ. Nguồn nhân lực là yếu tố trọng yếu góp phần trọng yếu để tạo ra sản phẩm, do đó cải tiến, nâng cao hiệu quả chất lượng nguồn nhân lực là việc làm không thể không thiếu. Bên cạnh những quy tắc lập ra đảm bảo nhân viên thực hiện theo “khuôn mẫu”, nhà quản lý phải thực sự linh hoạt trong việc quan tâm đến những nguyện vọng, giá trị vật chất, tinh thần để khuyến khích nhân viên của mình làm việc có trách nhiệm, hết mình.

Hiện nay các nhà máy sản xuất tại Bạc Liêu rất quan tâm đến vấn đề quản lý chất lượng sản phẩm đầu ra. Điều này tạo ra nhiều cơ hội tim viec lam tai bac lieu cho người dân tại đây cũng như là những lao động có đến đây tìm kiếm việc làm.

Việc làm nhân viên quản lý chất lượng

4. Tuyệt chiêu để quản trị chất lượng dịch vụ hiệu quả

Thực tế, sự bùng nổ của khoa học kỹ thuật, sự đào tạo mạnh mẽ nguồn nhân lực cho ngành quản lý chất lượng cao trong nhiều trường đại học hiện tại đã tạo ra nhiều cơ hội để nền kinh tế thế giới có những bước nhảy vọt trên tất cả các lĩnh vực. Một trong những lĩnh vực đang cực kỳ thu hút nguồn lao động cũng như tạo ra những lợi nhuận “khủng”, đó là dịch vụ. 

Nhắc đến quản trị chất lượng và một số vấn đề liên quan, và xu hướng đẩy nhanh dịch vụ và các ấn phẩm liên quan đến dịch vụ trong chính sách của nhà nước và xu hướng mới đã thu hút người quan tâm. Những cách thức để đảm bảo khâu chất lượng dịch được nhiều nhà quản lý đánh giá cao hơn bao giờ hết.

 Quản trị chất lượng dịch vụ là công tác quản lý, kiểm soát quy trình cung cấp các dịch vụ để bảo đảm chuẩn chất lượng để ra và thỏa mãn được nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Điểm đáng chú ý là, đấy là yếu tố quan trọng đối với tất cả các doanh nghiệp kinh doanh ở nhiều lĩnh vực khác nhau chứ không phải chỉ dành riêng cho  những công ty doanh nghiệp chuyên về dịch vụ vì đối tượng hướng đến và khai thác của tất cả các công ty là khách hàng.

Lợi nhuận của công ty chỉ sinh ra được khi thu hút được khách hàng mua sản phẩm, tin dùng sản phẩm thậm chí kêu gọi những người khác mua sản phẩm thì công ty đó phải đảm bảo được các điều kiện về dịch vụ tốt, đáng tin cậy. Các dịch này được hiểu là quá trình doanh nghiệp tiếp cận khách hàng, chăm sóc những khách hàng tiềm năng, tạo ra những khuyến mãi và kích cầu để tăng sự hấp dẫn của sản phẩm cũng như uy tín của công ty. Để làm được điều đó, hiệu quả, doanh nghiệp có thể tham khảo một số tip sau đây để xây dựng được chiến lược quản trị chất lượng dịch vụ một cách hiệu quả.

4.1. Thứ nhất, xác định mong muốn, nguyện vọng của khách hàng

Rõ ràng rồi, để có thể quảng bá được sản phẩm, muốn cải tiến được sản phẩm theo hướng tối ưu hóa, doanh nghiệp phải biết được khách hàng đang cần gì trước đã. Một khi công ty tổ chức đã xác định được nhu cầu của người mua và cho họ được trải nghiệm được trải nghiệm những dịch vụ tốt nhất dĩ nhiên sẽ mang lại hiệu quả cao, đặc biệt trong các thị trường tiềm năng.

4.2. Thứ hai, thiết lập chuẩn chất lượng dịch vụ

Các doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp sau bước, điều tra về thị trường nên cân nhắc những mong đợi của khách hàng để lập ra những chuẩn chất lượng dịch vụ cho đơn vị mình. Tiêu chuẩn được thiết lập phải được so sánh với những doanh trong cùng lĩnh vực hoạt động và bước tối thiểu và phải đảm bảo được bằng hoặc cao hơn mong đợi của khách hàng cũng như các doanh nghiệp khác. Cụ thể hóa nhiệm vụ của từng vị trí trong công ty để cung cấp các dịch vụ mới ra thị trường. Trong kinh doanh nhà hàng- khách sạn, điều này cực kỳ quan trọng. Việc món ăn ngon nhưng phải đi kèm với các dịch vụ ở, không gian thoáng mát, đảm bảo vệ sinh, có view đẹp và thái độ phục vụ chuyên nghiệp. Kết hợp những yếu tố này mới có thể nâng cao của uy tín của nhà hàng với người mua được.

 4.3. Thứ ba, đảm bảo cung ứng dịch vụ đề ra

Tiêu chuẩn quản trị chất lượng dịch vụ được xác định một phần vào những tiêu chuẩn được doanh nghiệp đề ra từ trước và thực hiện. Tuy nhiên, những dịch vụ này phải đảm bảo lâu dài và thực hiện có hiệu quả ở mọi trường và điều kiện. Hãy vào vai một khách hàng lần đầu tiên đến công ty để tìm hiểu về sản phẩm và mua sản phẩm với khối lượng lớn thì nhận được sự tiếp đón hết sức nồng nhiệt hồ hởi. Còn lần thứ hai, đến để khiến nại về chất lượng sản phẩm thì lại bị hẹn lịch sai hoặc phải mất rất nhiều thời gian và thái độ của nhân viên tỏ ra khó chịu, khác hẳn với lần đầu tiên thì dĩ nhiên ấn tượng của bạn vào công ty đã thực sự bị giảm đi rất nhiều rồi.

4.4. Thứ tư, thực hiện quản trị các cam kết

 Lời cam kết của các công ty trên quảng cáo hoặc các sự kiện trong các chiến dịch truyền thông có ảnh hưởng đến dịch vụ và tâm lý đặc biệt lớn. Tuy nhiên, nếu các dịch vụ được cung ứng thực tế không như những gì cam kết sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình ảnh, uy tín của công ty và lợi nhuận trực tiếp được mang lại từ quá trình bán sản phẩm. Do đó, các doanh nghiệp cần đảm bảo độ chính xác trên các ấn phẩm truyền thông và cố gắng làm tốt nhất có thể trong vai trò là người bạn đồng hành cùng khách hàng: trung thực, uy tín.

4.5. Thứ năm, đánh giá sự hài lòng của khách hàng

Sự bão hòa các sản phẩm trên thị trường đã gây không ít cho những doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể cạnh tranh được với các doanh nghiệp lớn. Do đó, khâu quản trị chất lượng dịch vụ lại được đánh giá cao hơn bao giờ hết. Một xu hướng mới mà các công ty dịch vụ nói riêng và nhiều doanh nghiệp đang sử dụng là cho chính khách hàng đánh giá dịch vụ của doanh nghiệp thông qua hệ thống “đánh giá sao” để theo dõi được phản hồi và kịp thời đưa giải pháp để thúc đẩy kinh doanh phát triển.

Sau khi đọc những thông tin thú vị từ timviec365.vn trên đây, chắc bạn đã giải đáp được cho mình câu hỏi quản trị chất lượng là gì và những tuyệt chiêu để quản trị chất lượng chất lượng dịch vụ hiệu quả rồi chứ. Chúc bạn luôn thành công!

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết thành công trong công việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Câu chuyện nghề nghiệp-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Tài liệu gia sư-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Danh mục văn thư lưu trữ-Tài Sản Doanh Nghiệp-KPI Năng Lực-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Chuyển văn bản thành giọng nói-Giới Thiệu App Phiên Dịch-Quản Lý Kênh Phân Phối-Đánh giá nhân viên-Quản lý ngành xây dựng-Hóa đơn doanh nghiệp-Quản Lý Vận Tải-Kinh nghiệm Quản lý mua hàng-Danh thiếp cá nhân-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý