Câu hỏi tuyển dụng

236000 Tài liệu miễn phí

Bộ câu hỏi tuyển dụng cho vị trí Advertising Account Executive

Đăng bởi Timviec365.vn
Công việc của một Advertising Account Executive là dẫn dắt tình bày các ý tưởng mà vẫn đảm bảo sao cho các ý tưởng đó vẫn trung thành với bản kế hoạch tóm tắt và bản dự trù kinh phí. Nhiệm vụ quan trọng nhất của Advertising Account Executive là thiết kế và tóm tắt một đoạn quảng cáo ngắn bao gồm các mục tiêu cần hướng đến một cách tốt nhất để tạo ra một chiến dịch tuyệt vời.
Advertising Account Executive là người liên kết giữa khách hàng và toàn bộ nhóm đại lý. Cùng với nhóm của họ, Advertising Account Executive đóng vai trò là nhân viên bán hàng cho đại lý và là đại diện của khách hàng trong đại lý.
Công việc của một Advertising Account Executive là dẫn dắt tình bày các ý tưởng mà vẫn đảm bảo sao cho các ý tưởng đó vẫn trung thành với bản kế hoạch tóm tắt và bản dự trù kinh phí. Nhiệm vụ quan trọng nhất của Advertising Account Executive là thiết kế và tóm tắt một đoạn quảng cáo ngắn bao gồm các mục tiêu cần hướng đến một cách tốt nhất để tạo ra một chiến dịch tuyệt vời.

Bộ cau hỏi vị trí  vị trí Advertising Account Executive

BỘ CÂU HỎI ĐÁNH GIÁ CHUYÊN MÔN CHO VỊ TRÍ ADVERTISING ACCOUNT EXECUTIVE

Câu 1. Những thương hiệu nào là nguồn cảm hứng đối với anh (chị)? Theo anh (chị), tại sao những chiến dịch đó có hiệu quả cao?
Ở câu hỏi này, nhà tuyển dụng muốn kiểm tra bạn đã thu thập và học hỏi các thông tin từ các đối thủ như thế nào? Những thương hiệu đó đã ảnh hưởng đến những ý tưởng của bạn ra sao?
Dựa vào từng kinh nghiệm và vốn kiến thực tổng hợp mà bạn đã tìm hiểu về thương hiệu đó, bạn hãy chỉ ra thương hiệu mà bạn lưu ý nhất, và đưa ra nhận định của mình về những lý do mà bạn cho rằng chiến dịch đó có hiệu quả cao, điều này sẽ giúp bạn ghi điểm trước nhà tuyển dụng.
+ Gợi ý trả lời:
  • Theo tôi, yếu tố chung nhất  tạo ra những thương hiệu thành công đó là tính sáng tạo, uy tín và rõ ràng của một thương hiệu. Một thương hiệu thành công là thương hiệu mà thông điệp cuả nó hướng đến lợi ích cộng đồng, có tính sáng tạo, ngắn gọn, dễ hiểu. Một chiến lược đầu tư thương hiệu đúng đắn sẽ là chìa khóa để thương hiệu đó đi đến thành công.
Câu 2. Anh (chị) tìm hiểu và tận dụng các xu hướng hiện tại của ngành quảng cáo như thế nào?
+ Gợi ý trả lời: 
  • Tôi đã tìm hiểu và vận dụng các xu hướng hiện tại trong ngành quảng cáo thông qua những thông tin được cập nhật từ những cuốn tạp chí chuyên ngành, những tờ báo thường tập trung tất cả các vấn đề chuyên ngành đó, ngoài ra tôi còn tìm hiểu thông tin dựa trên các trang blogs về chuyên ngành quảng cáo, xem các buổi hội thảo về xu hướng hiện tại đối với ngành quảng cáo….
Câu 3. Anh (chị) muốn làm việc với khách hàng nào của chúng tôi? Tại sao?
Đối với một người cung cấp sản phẩm dịch vụ thì nhiệm vụ của họ là cung cấp và giải đáp để đáp ứng các nhu cầu của tất cả khách hàng, khách hàng được coi là vị trí trung tâm của mọi quyết định và hành động. Với tôi, được sự lưu tâm và tin tưởng của tất cả khách hàng là động lực để tôi tiếp tục công việc đó.
Câu 4. Điều gì tạo nên sự khác biệt cho thương hiệu của chúng tôi so với các đối thủ cạnh tranh?
Qua câu hỏi này, mục đích của nhà tuyển dụng muốn bạn đưa ra những nhận định của mình về những ý tưởng, chiến lược để tạo ra sự khác biệt đó, qua đó muốn kiểm tra về năng lực của bạn trong lĩnh lực quảng cáo. Bạn hãy vận dụng những kỹ năng và năng lực của mình để đưa ra câu trả lời phù hợp.
+ Câu trả lời mẫu:
  • Theo quan điểm của tôi, việc xác lập sự khác biệt trong suy nghĩ của khách hàng sẽ khiến thương hiệu  của một công ty có chỗ đứng vững trãi, khó thay thế bởi các thương hiệu của đối thủ, bởi vì đối với mỗi công ty, việc tạo ra khác biệt sẽ đem lại rất nhiều lợi nhuận với công ty, chẳng hạn như khi nhắc về một sản phẩm nào đó, người ta sẽ nghĩ ngay trong đầu về sản phẩm của công ty đó. Chiến lược khác biệt hóa thương hiệu phải được xây dựng trong một thời gian dài, từ năng lực cốt lõi của doanh nghiệp chứ không phải là một sự sáng tạo liên tục thay đổi.

Câu 5. Anh (chị) đang làm việc với khách hàng có loại hình giao dịch thương mại nào, giữa các doanh nghiệp (B2B) hay giữa doanh nghiệp với khách hàng (B2C)?

Câu 6. Trình bày về kinh nghiệm bán hàng của anh (chị), không nhất thiết phải là sản phẩm của một công ty.

Nhà tuyển dụng đặt ra câu hỏi này với mục đích nhằm kiểm tra về kinh nghiệm của bạn ở vị trí đang tuyển bằng một câu hỏi kiểm tra về kinh nghiệm bán hàng mà bạn đã từng tích luỹ được. Với vốn kinh nghiệm mà bạn có được, hãy trình bày cho nhà tuyển dụng biết về kinh nghiệm bán hàng của mình để họ có thể nhìn nhận được về năng lực bán hàng của bạn và bạn có phù hợp với vị trí mà họ đang tuyển.
Câu 7. Nói về thành phẩm sáng tạo nhất mà anh (chị) từng làm.
Câu hỏi này tương đương với câu hỏi ? bạn đã từng sáng tạo ra sản phẩm gì? Với câu hỏi này, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá được phần nào về kiến thức cũng như sự sáng tạo trong con người của bạn. Bạn hãy nhớ lại sản phẩm mà trước đây bạn đã từng phụ trách và đưa ra những lợi ích mà sản phẩm đó đã đem lại như thế nào
Câu 8. Anh (chị) ưu tiên sắp xếp công việc với nhiều khách hàng như thế nào?
Đối với một nhân viên bán hàng thì việc họ tiếp cận với nhiều khách hàng tại cùng một thời điểm là việc thường xuyên được diễn ra, việc ưu tiên sắp xếp công việc đối với nhiều khách hàng cũng là vấn đề mà nhiều nhân viên bán hàng phải lưu tâm và chú ý. 
+ Gợi ý trả lời:
  • Để sắp xếp công việc hợp lý, bạn phải nêu được thời gian biểu sao cho phù hợp với lượng khách hàng mà bạn đang cần xử lý, lên thứ tự ưu tiên cho các khách hàng, hoặc cũng có thể dựa vào công cụ nhắc lịch làm việc để thực hiện công việc một cách dễ dàng, nhanh chóng.
Câu 9. Anh (chị) xử lí như thế nào khi khách hàng không đồng ý với chiến lược marketing?
Qua câu hỏi này, nhà tuyển dụng muốn thấy được kỹ năng giải quyết khi gặp vấn đề của bạn đối với khách hàng như thế nào. Qua đó sẽ giúp nhà tuyển dụng có nhận định chính xác hơn về việc bạn có phù hợp với vị trí công việc đang tuyển.
+ Gợi ý trả lời:
  • Để giải quyết những vấn đề đối với khách hàng thì cách giải quyết tối ưu nhất là một cuộc nói chuyện cởi mở và thẳng, trong buổi nói chuyện này, tôi sẽ nêu lại quan điểm của mình và gợi mở mọi người đưa ra quan điểm của mình để cùng bàn về vấn đề mà mọi người chưa đồng tình với định hướng đó. Tôi dựa trên tinh thần góp ý và xây dựng để giải quyết những bất đồng mà mọi người đưa ra, sau đó sẽ cùng mọi người phân tích những ưu điểm và nhược điểm của định hướng mà tôi đưa ra nhằm tìm được tiếng nói chung trong giải quyết vấn đề.
Câu 10. Anh (chị) làm gì để quản lí các dự án không vượt quá dự trù kinh phí?
Với câu hỏi này, nhà tuyển dụng đang muốn tìm hiểu kinh nghiệm quản lý ngân sách của mình ra sao khi quản lý một dự án. 
+ Gợi ý trả lời:
  • Để một dự án thành công cần quan tâm rất nhiều đến việc  và phải kết hợp nhuần nhuyễn giữa nhiều yếu tố và phải quản lý làm sao để các dự án không vượt quá dự trù kinh phí. Dù dự án bạn quản lý là lớn hay nhỏ thì việc quản lý sao cho không vượt quá dự trù các kinh phí là điều rất cần thiết. Điều này thể hiện được năng lực lãnh đạo và quản lý chi tiêu của bạn. Để ghi điểm với nhà tuyển dụng, hãy dựa vào những kinh nghiệm đã có để có thể đưa ra câu trả lười hợp lý nhất. 
Câu 11. Anh (chị) đánh giá bản thân như thế nào trong việc đáp ứng deadlines?
Mục đích mà nhà tuyển dụng đưa ra khi hỏi câu hỏi này đối với ứng viên là sự nhìn nhận về năng lực, sự tự đánh giá khả năng tự nhìn nhận bản thân trước áp lực về thời gian cho công việc của mỗi ứng viên. Qua câu trả lời của bạn, nhà tuyển dụng sẽ dễ hình dung ra được điểm mạnh và điểm yếu trong con người bạn. Bởi vậy, trước khi trả lời câu hỏi này, bạn cần cân nhắc thật kỹ trước khi đưa ra những câu trả lời phù hợp, bạn cần trả lời một cách khách quan qua việc đánh giá bản thân khi trả lời câu hỏi dành cho  mình.
Câu 12. Team của anh (chị) xử lí các báo cáo, phân tích như thế nào?
 Với câu hỏi này, bạn nên đưa ra câu trả lời tậm trung vào những thành quả mà nhóm bạn đã đạt được, nêu ra sự nỗ lực của các thành viên để hoàn thành công việc đó, tránh sa lầy vào việc đánh giá điểm mạnh và điểm yếu của mỗi thành viên, bởi như vậy bạn sẽ dễ mắc phải  sai lầm nói xấu đồng nghiệp của mình đó.
Câu 13. Nói về một chiến dịch tích hợp anh (chị) từng làm. Anh (chị) đã sử dụng những kênh truyền thông nào và giải thích lí do.
Trong một chiến dịch tích hợp, chúng tôi đã sử dụng kênh truyền thông quảng cáo ( TV, báo đài…) và thông qua các trang mạng để nâng cao nhận thức của người dùng về các tính năng và giá trị mà sản phẩm của chúng tôi đem lại cho người dùng. Sau đó, chúng tôi đã củng cố thông điệp của mình cho khách hàng đã tin tưởng sử dụng sản phẩm của chúng tôi và thu hút lượng khách hàng mới. 
Nhằm tăng hiệu quả của chiến dịch tích hợp truyển thông sản phẩm đó, chúng tôi đã lựa chọn sử dụng hai kênh truyền thông chính đó là kênh thông đại chúng và kênh truyền thông xã hội. Kênh truyền thông đại chúng có sức lan truyền rộng rãi và có sự thu hút lớn từ người dùng thông qua các hình thức quảng cáo video, hình ảnh, âm thanh sẽ dễ gây sự chú ý và ấn tượng đối với đa số người dùng sức thuyết phục của nó đạt hiệu quả rất cao. Song song vơi đó, truyền thông xã hội cũng giúp truyền tải thông điệp tới người dùng một cách nhanh chóng, thông tin cần quảng bá sẽ được lan truyền một cách rộng rãi hơn khi được chính đối tượng khách hàng tiềm năng mà công ty hướng tới tương tác so với các kênh truyền thông khác. Đặc biệt, truyền thông mạng xã hội có nhiều công cụ giúp quảng bá tới đúng khách hàng mục tiêu của mình. Bởi những lý do trên mà chúng tôi đã lựa chọn hai kênh truyền thông đó để làm tăng hiệu quả quảng bá sản phẩm.
Câu 14. Anh (chị) có kinh nghiệm gì với các kênh truyền thông offline? Anh (chị) tích hợp với các kênh online như thế nào?
Bạn hãy đưa ra câu trả lời dựa trên những kinh nghiệm và kiến thức bạn đã tích luỹ được để trả lời cho câu hỏi, căn cứ vào những ưu nhược điểm của các kênh truyền thông để đưa ra câu trả lời phỏng vấn chính xác nhất tới nhà tuyển dụng.
Chia sẻ:
LưuShare in VK