Câu hỏi tuyển dụng

236000 Tài liệu miễn phí

Bộ câu hỏi tuyển dụng cho vị trí Quản lý thương hiệu 2023

Đăng bởi Timviec365.vn
Quản lý thương hiệu là một trong những chức năng của marketing mà trong đó có sử dụng kỹ thuật để gia tăng giá trị của mỗi một sản phẩm hay thương hiệu nào đó theo thời gian. Việc quản lý thương hiệu hiệu quả sẽ giúp gia tăng được giá thành của sản phẩm và thu hút được những khách hàng trung thành thông qua các hình hảnh của một thương hiệu.
Quản lý thương hiệu là người chịu trách nhiệm xây dựng hình ảnh thương hiệu. Quản lý thương hiệu có vai trò phân tích được các nhu cầu của khách hàng và sử dụng chúng để thiết kế chiến lược branding hiệu quả. Yêu cầu cho vị trí quản lý thương hiệu thường yêu cầu ứng viên tốt nghiệp chuyên ngành hoặc có bằng thạc sĩ Marketing với kĩ năng viết, giao tiếp và phân tích số liệu tốt. Những người Quản lý Thương hiệu ưu tú nhất sẽ biết cách vận dụng khéo léo các thước đo và chỉ số chuyên ngành để trình bày thành tích của họ.

Bộ câu hỏi quản lý thương hiệu

BỘ CÂU HỎI ĐÁNH GIÁ CHUYÊN MÔN CHO VỊ TRÍ QUẢN LÝ THƯƠNG HIỆU

Câu 1. Anh (chị) hãy giải thích tầm quan trọng của việc quản trị thương hiệu.
+ Gợi ý trả lời:
  • Việc xây dựng một thương hiệu đòi hỏi rất nhiều công sức và cần nhiều thời gian. Vì vậy, vai trò quản trị thương hiệu là vô cùng quan trọng quyết định mức độ thành công và vị trí của mỗi doanh nghiệp. Thương hiệu rất quan trọng và ý ngĩa đối với mỗi công ty, việc tạo dựng thương hiệu không chỉ là việc quảng bá cái tên, mà bạn cần có một chiến lược thông minh, tinh tế, kết hợp văn hóa từ cộng đồng để xây dựng một thương hiệu bền vững.
  • Để tạo được vị thế trong thị trường hiện nay, mỗi doanh nghiệp cần tạo cho mình một thương hiệu uy tín cho khách hàng. Một thương hiệu bền vững sẽ là thương hiệu được người tiêu dùng tin cậy, từ đó doanh thu cho sản phẩm có thương hiệu đó đại diện sẽ tăng cao. Việc xây dựng và quản trị thương hiệu là bước đầu hình thành sự thành công cho quá trình kinh doanh của mỗi doanh nghiệp.
Câu 2. Anh (chị) đánh giá thương hiệu cá nhân của mình như thế nào?
+ Gợi ý trả lời:
  • Cũng giống như thương hiệu hàng hoá, thương hiệu cá nhân là giá trị của một cá nhân sẽ giúp khẳng định giá riêng biệt của người này với người khác. Thương hiệu cá nhân không chỉ đơn thuần là xây dựng hình ảnh của mình ra thế giới bên ngoài, mà nó còn là sự tự nhận thức của mỗi cá nhân về những điểm mạnh, điểm yếu, kỹ năng, cảm xúc vốn có, việc hiểu bản thân hơn sẽ giúp gia tăng sự tự tin ở mỗi người, từ đó khẳng định bản thân với mọi người xung quanh. Việc xây dựng một thương hiệu cá nhân thành công sẽ là bước đà để bạn có công cụ hữu ích để kiểm soát bản thân mình, phân biệt bản thân với đồng nghiệp và các đối thủ cạnh tranh.
  • Khi bạn đã có một thương hiệu nổi tiếng, đương nhiên bạn sẽ có nhiều cơ hội hơn trong công việc của mình.
Câu 3. Trình bày chi tiết nhất có thể về một sản phẩm được quảng bá hiệu quả. Đâu là yếu tố thành công trong việc quảng bá sản phẩm đó?
+ Gợi ý trả lời: 
  • Nhà tuyển dụng muốn thông qua câu hỏi này nhằm đánh giá về kiến thức chuyên môn của bạn trong việc đánh giá việc quảng bá sản phẩm đó.
  • Để trả lời cho câu hỏi này, bạn cần bình tĩnh nhớ lại sản phẩm đã từng được quảng bá hiệu quả. Dựa vào từng kinh nghiệm và vốn kiến thực tổng hợp mà bạn đã tích luỹ được, bạh hãy đưa ra quan điểm của bạn về yếu tố tạo nên sự thành công đó. Lưu ý, khi đưa ra quan điểm của mình, bạn nên đi vào vấn đề chính, đưa ra các quan điểm của bạn thật ngắn gọn ra rõ ràng.
Câu 4. Kể tên một vài chiến dịch marketing mà anh (chị) ấn tượng.
Với câu hỏi này, mục đích của nhà tuyển dụng muốn tìm hiểu xem mức độ bạn quan tâm đến thông tin xung quanh công việc của mình như thế nào.Về phần bạn, hãy đưa ra những chiến dịch marketing mà bạn cho là ấn tượng, hãy đưa ra quan điểm của mình về lý do mà bạn nghĩ đó là chiến dịch ấn tượng.
Câu 5. Anh (chị) cập nhật các công cụ, xu hướng mới trong ngành như thế nào?
+ Câu trả lời mẫu: 
  • Tôi đã cập nhật các công cụ, xu hướng mới trong ngành thông qua các blogs liên quan đến marketing, theo quan điểm của tôi thông tin tốt luôn là những thông tin được cập nhật từ các vấn đề cụ thể trong ngành của của mình từ những tờ báo chuyên ngành, những tờ báo mà thực sự tập trung để nói về các vấn đề chuyên ngành đó.
Câu 6. Anh (chị) sẽ làm gì để tìm hiểu về một thương hiệu mới trong tuần đầu tiên làm việc?
+ Câu trả lời mẫu: 
  • Khi được phân công tìm hiểu về một thương hiệu mới, điều đầu tiên tôi bắt tay vào dựa vào những tư liệu mà tôi tìm hiểu được thông qua các tài liệu đã được cung cấp các đồng nghiệp cung cấp và dựa trên những kiến thức mà tôi có được về thương hiệu đó xem lich jsuwr hình thành nên thương hiệu đó, để thương hiệu đó đứng vững trên thị trường thì doanh nghiệp đó đã có những chiến lược như thế nào, số lượng người quan tâm đến thương hiệu đó ra sao. Sau đó lập ra một bản báo cáo chi tiết về những gì tôi đã tìm hiểu được trong đó nói lên quan điểm và định hướng của tôi và gửi lên quản lý để họ có xem xét và góp ý cho kế hoạch đó.
Câu 7. Anh (chị) hãy miêu tả đối tượng khách hàng của sản phẩm.
Miêu tả đối tượng khách hàng của sản phẩm sẽ giúp hiểu rõ về nhu cầu, mục đích quan tâm, mong muốn thực sự của khách hàng là gì? Từ đó sẽ có có phương hướng marketing hiệu quả, Việc miêu tả và xác định đối tượng khách hàng của sản phẩm giúp doanh nghiệp có những phương hương marketing hiệu quả, bên cạnh đó còn giúp phân loại khách hàng: đối tượng khách hàng trung thành, đối tượng khách hàng mua  ngẫu nhiên, chỉ mua khi có giảm giá để có hướng chăm sóc khách hàng tối ưu nhất
Câu 8. Anh (chị) sẽ làm gì để thu hút một phân khúc khách hàng mới?
Để thu hút khách hàng cần có một chiến lược hoàn hảo và độc đáo. Để thu hút khách hàng hiệu quả theo đúng cách bạn muốn, trước tiên, xác định các chiến lược bả bá sản phẩm của công ty, sau đó đưa ra những nhận định về các vấn đề làm sao để thu hút khách hàng băng cách trả lời các câu hỏi: Cần gây ấn tượng gì và những hoạt động cần có để củng cố cho chiến lược bán hàng mà bạn mong muốn? Những chiến lược đó liệu có đủ sức để thu hút được phần đa khách hàng thuộc phân khúc đó? Nếu chưa thì cần phải làm những gì để có thể tạo ra được sự khác biệt nhằm thu hút được những khách hàng đó.
+Gợi ý trả lời:
  • Để thu hút được khách hàng, điều đầu tiên là tạo ra sự khác biệt về sản phẩm, tăng cường chiến dịch quảng cáo, tiếp thị, đưa ra hình thức giảm giá phù hợp, thái độ phục vụ của nhân viên, tương tác thường xuyên với khách hàng thân thiết.

Chuyên viên quảng cáo

Câu 9. Trình bày cụ thể một chiến lược go-to-market mà anh (chị) đã làm gần đây.
Câu 10. Nếu một chiến lược branding không đem lại hiệu quả, anh (chị) sẽ xử lí như thế nào?
Khi được hỏi câu hỏi này, hãy thành thật và đi vào trọng tâm của câu hỏi về việc thực hiện một chiến lược branding không đem lại hiệu quả mà bạn đã gặp phải, hãy qun tâm nhiều hơn về phương hướng xử lý của bạn và những kinh nghiệm mà bạn đã rút ra được từ những lần trải nghiệm đó, bạn có thể trả lời rằng bạn đã dành thời gian để tìm ra nguyên nhân và tìm phương án khắc phục như thế nào, mục tiêu của bạn thay đổi ra sao trong.
+ Câu trả lời mẫu: 
  • Đối với mỗi nhân viên phát triển khách hàng, điều mà không mong muốn nhất đó là sự thất bại trong  việc cán mốc chỉ tiêu bán hàng, đã là nhân viên bán hàng thì ai cũng từng ít nhất một lần bị như vậy và tôi cũng không là trường hợp ngoại lệ, qua lần thất bại đó, tôi đã cố thoát khỏi những suy nghĩ tiêu cực để tìm nguyên nhân tại sao lại dẫn đến kết cục đó và đưa ra những phương hướng, kế hoạch thật chi tiết, cụ thê, thận trọng cho từng bước đi đê tránh bước tiếp vào những thất bại đó.
Câu 11. Làm thế nào để anh (chị) xác định thời điểm thay đổi giá thành sản phẩm?
Để xác định thời điểm thích hợp để thay đổi giá thành sản phẩm thì cần thực hiện thu thập dữ liệu từ các  đối thủ cạnh tranh, nghiên cứu thị trường thông qua các đợt khảo sát người dùng về sản phẩm, bạn cũng có thể thu thập được ý kiến của người tiêu dùng thông qua nghiên cứu các trao đổi trên mạng xã hội... sau khi tổng hợp và phân tích các yếu tố tác động đó, bạn sẽ có thể đưa ra quyết định chính xác nhất trong việc quyết đinh thời điểm thay đổi giá thành sản phẩm.
Câu 12. Là một Brand Manager, anh (chị) thấy những thông số nào quan trọng? Anh (chị) xử lí và hoàn thành việc báo cáo như thế nào trong một team?
Nhà tuyển dụng muốn đánh giá xem bạn có phải là người có kỹ năng nắm bắt được những điều quan trọng trong đối với việc phân tích và đưa ra những chỉ số nào là quan trọng trong Marketing, và kiểm tra kiến thức của bạn với kĩ năng viết, giao tiếp và phân tích số liệu thông qua việc hoàn thành kỹ năng báo cáo của bạn.
Khi trả lời câu hỏi này, bạn cần kết hợp một cách tổng thể các phương pháp nghiên cứu nhằm đánh giá sát vấn đề để đưa ra những thông số mà bạn cho là quan trọng nêu cụ thể các thông số mà bạn cho là quan trọng nhất kèm theo sự giải thích tại sao bạn cho rằng các thông số ấy là quan trọng nhất.
Câu 13. Giới thiệu cấu trúc của team hiện tại/team trước đây của anh (chị). Nhiệm vụ trong team được phân chia như thế nào?
Cấu trúc của team là kế hoạch triển khai dự án, tùy vào tính chất các dự án sẽ có cấu trúc khác nhau. Trước khi đưa tra câu trả lời này, bạn cần lấy ví dụ để thể hiện đc cấu trúc trước đây phù hợp với mô hình dự án trước đây, cấu trúc hiện tại phù hợp với dự án hiện tại.
Câu 14. Anh (chị) làm gì để giữ vững, nâng cao tinh thần cho team trong tình trạng deadlines sát sao?
Mục đích của câu hỏi này là cách mà bạn sẽ tạo động lực làm việc cho các thành viên của mình ra sao trong việc nâng cao tinh thần cho các thành viên thuộc team mình, điều này ảnh hưởng đến hiệu suất công việc mà team bạn sẽ tạo ra trước áp lực về thời gian để hoàn thành công việc.
Câu 15. Chia sẻ một lần anh (chị) đưa ra một lời chỉ trích có tính xây dựng với đồng nghiệp.
Câu 16. Anh (chị) sẽ giải quyết như thế nào khi team không đồng ý với định hướng anh (chị) đưa ra.
Qua câu hỏi này, nhà tuyển dụng muốn biết được bạn sử dụng kỹ năng giải quyết vấn đề bất đồng quan điểm đối với team như thế nào. 
+ Gợi ý trả lời:
  • Để giải quyết những bất đồng quan điểm thì cách giải quyết tối ưu nhất là một cuộc nói chuyện cởi mở và thẳng, trong buổi nói chuyện này, tôi sẽ nêu lại quan điểm của mình và gợi mở mọi người đưa ra quan điểm của mình để cùng bàn về vấn đề mà mọi người chưa đồng tình với định hướng đó. Tôi dựa trên tinh thần góp ý và xây dựng để giải quyết những bất đồng mà mọi người đưa ra, sau đó sẽ cùng mọi người phân tích những ưu điểm và nhược điểm của định hướng mà tôi đưa ra nhằm tìm được tiếng nói chung trong giải quyết vấn đề.
Câu 17. Chia sẻ về kinh nghiệm làm việc với các client mà anh (chị) từng làm việc?
Để trả lời cho câu hỏi  phỏng vấn dạng này, bạn hayc nhớ lại những kinh nghiệm mà bạn rút ra được trong khi làm việc với các khách hàng của mình và đưa ra một số lưu ý của bạn trong khi làm việc với khách hàng để đạt hiệu quà công việc.
Câu 18. Anh (chị) sẽ làm gì nếu một khách hàng rất quan trọng không chấp nhận sản phẩm của anh (chị)?
+Câu trả lời mẫu:
  • Khi bị khách hàng quan trọng không chấp nhận sản phẩm của mình, nếu im lặng và không có sự giải thích hay đưa ra bất kỳ quan điểm nào nghĩa là bạn đã đánh mất cơ hội để có thể giới thiệu giá trị và những lợi ích mà sản phẩm này đem lại tới khách hàng. Khi mà bạn gặp khách hàng từ chối sản phẩm của bạn, thì hãy làm điều mà khách hàng chưa bao giờ nghĩ tới, hãy đồng tình với ý kiến mà khách hàng đưa ra để từ chối sản phẩm của bạn. Điều này có nghĩa là bạn đã và đang làm cho cuộc đối thoại ngày càng ít căng thẳng hơn. Sau khi xoa dịu được khách hàng, hãy tìm ra lý do mà khách hàng từ chối đối với sản phẩm của bạn, từ đó đưa ra những giải đáp còn vướng mắc khiến khách hàng từ chối sản phẩm của bạn, điều bạn nên làm là xin lỗi khách hàng vì chưa thể giải thích rõ hơn về giá trị của bạn mang lại với khách hàng như nào? Nhằm dẫn dắt khách hàng tìm đến điểm chung mà cả bạn và khách hàng cùng hướng đến.
Chia sẻ:
LưuShare in VK