Câu hỏi tuyển dụng

236000 Tài liệu miễn phí

Kinh nghiệm phỏng vấn hiệu quả khi đi tìm việc làm

Đăng bởi Timviec365.vn
Đối với những bạn sinh viên vừa mới ra trường, phỏng vấn xin việc là một thử thách rất lớn bởi kinh nghiệm đi phỏng vấn và kỹ năng phỏng vấn chưa có. Khiến các bạn khi đứng trước hàng tá các câu hỏi của nhà tuyển dụng bị bỡ ngỡ và thiếu tự tin. Vậy làm sao để giúp các bạn sinh viên tự tin hơn?

Đối với những bạn mới tốt nghiệp, việc phỏng vấn xin việc đương nhiên là một thách thức lớn vì chưa có kinh nghiệm và kỹ năng phỏng vấn. Khiến các bạn khi đứng trước hàng tá các câu hỏi phỏng vấn của nhà tuyển dụng bị bỡ ngỡ và thiếu tự tin. Vậy làm sao để giúp các bạn sinh viên tự tin hơn?

Một buổi phỏng vấn được coi là thành công khi giao hòa được từ hình thức và nội dung trả lời phỏng vấn. Nhiều ứng viên khi đi tìm việc làm đã trải qua rất nhiều buổi phỏng vấn mà vẫn không nhận được mail mời làm việc của các công ty, và vẫn thường đặt ra câu hỏi: Tại sao mình lại không được nhận vào làm? Hãy cùng tham khảo những mẹo khi đi phỏng vấn mà chúng tôi chia sẻ ngay sau đây.

Một số lưu ý khi đi phỏng vấn

Để buổi phỏng vấn đạt kết quả tốt, các bạn ứng viên cần chuẩn bị trước cho mình những kinh nghiệm phỏng vấn xin việc:

Nghiên cứu thật kỹ thông tin về công ty bạn sắp đến phỏng vấn

Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin giống như hiện nay thì việc tìm kiếm thông tin của một công ty là điều rất dễ dàng. Chỉ cần một click chuột là bạn có thể tìm thấy rất nhiều thông tin liên quan về công ty đó. Hãy tìm hiểu thật kỹ định hướng phát triển trong tương lai của công ty đó là gì để trả lời tốt những câu hỏi của nhà tuyển dụng. Đồng thời quá trình tìm kiếm thông tin sẽ giúp bạn biết được những đánh giá của các đồng nghiệp từng làm việc ở công ty đó về: môi trường làm việc, chế độ đãi ngộ, lương thưởng...rồi đi đến quyết định có nên làm việc ở công ty đó nếu trúng tuyển hay không.

kinh nghiệm phỏng vấn

Trang phục khi đi phỏng vấn xin việc

Trang phục là một kỹ năng phỏng vấn xin việc có thể nói là quan trọng nhất khi đi tìm việc làm. Trang phục phù hợp sẽ thể hiện được sự nghiêm túc, tôn trọng nhà tuyển dụng và có am hiểu về văn hóa của công sở của công ty đó. Hình thức luôn là cái nhìn tạo ấn tượng đầu tiên với nhà tuyển dụng. Các bạn không cần phải quá cầu kỳ trong cách lựa chọn trang phục, trang điểm để làm nổi bật ngoại hình của mình. Chỉ cần một bộ trang phục chỉnh tề và sự tự tin vốn có thì chắc chắn các bạn sẽ vượt qua buổi phỏng vấn xin việc một cách dễ dàng và đạt kết quả tốt.

Giờ giấc khi đi phỏng vấn

Nhà tuyển dụng cảm thấy rất phản cảm với những bạn ứng viên đến trễ giờ phỏng vấn như đã thông báo trước.  Theo như kinh nghiệm phỏng vấn của các chuyên gia tuyển dụng tại vieclam88.vn chia sẻ, các bạn ứng viên lên đến sớm hơn 10 phút so với thời gian mà chuyên viên HR đã hẹn. Bởi khi đến sớm bạn sẽ có thời gian chỉnh chu lại trang phục của mình, giải tỏa tâm lý lo lắng, đồng thời kiểm tra lại một số câu hỏi đã chuẩn bị trước ở nhà liên quan đến vị trí ứng tuyển. Khi đi phỏng vấn xin việc làm nếu đến trễ các bạn sẽ không có bất cứ một cơ hội nào được phỏng vấn và nếu có thì cũng chỉ là những câu hỏi về: Họ tên, học trường gì, khóa học thêm chuyên môn sau đó nhà tuyển dụng sẽ chấm dứt buổi phỏng vấn ngay lập tức.

Kinh nghiệm và kỹ năng trả lời phỏng vấn xin việc làm

Sau khi đã chuẩn bị tốt tất cả các khâu trên thì chắc chắn những kinh nghiệm khi đi phỏng vấn sau đây sẽ giúp các bạn sinh viên tự tin hơn rất nhiều khi đi xin việc làm.

Câu hỏi tuyển dụng

Không nên trả lời các câu hỏi bằng "Em không biết"

Trong một buổi phỏng vấn không phải câu hỏi nào của nhà tuyển dụng các bạn cũng có thể trả lời được. Chính vì vậy, nếu gặp những câu hỏi mà bạn chưa từng biết đến thì không nên vội vã trả lời ngay rằng "Em không biết" vì 100% nhà tuyển dụng sẽ đánh giá bạn là một ứng viên kém hiểu biết, không chịu suy nghĩ, năng lực làm việc không có. Cách giải quyết tốt nhất trong tình huống này đó chính là trả lời: Em sẽ tìm hiểu vấn đề mà anh chị vừa mới đưa ra", chắc chắn nhà tuyển dụng sẽ cảm thấy bạn là một người thực sự ham học hỏi và có ý thức tốt, nghiêm túc với công việc đang ứng tuyển. Đây là một cách trả lời phỏng vấn xin việc hiệu quả nhất mà nhiều ứng viên chưa biết đến khi đi tìm việc làm.

Không nên nói xấu công ty hoặc đồng nghiệp cũ

kinh nghiệm phỏng vấn

Đối với những ứng viên đã có kinh nghiệm làm việc ở công ty cũ thì nhà tuyển dụng luôn đặt câu hỏi: Tại sao emm lại nghỉ việc ở công ty cũ? Với câu hỏi này các bạn không nên quá thật thà khi nói ra lý do nghỉ việc của mình là: bất đồng quan điểm với sếp, không phù hợp với môi trường làm việc của công ty, bất đồng với cộng sự trong công ty...với những câu trả lời tiêu cực như vậy chắc chắn bạn sẽ bị nhà tuyển dụng gạch tên ngay trong danh sách trúng tuyển. Vì nhà tuyển dụng rất kỵ những ứng viên khi đi tìm việc làm nói xấu công ty hoặc đồng nghiệp cũ. Thay vì như vậy, các bạn có thể trả lời là: Muốn tìm một công việc theo đúng đam mê của bản thân, công ty đóng cửa, công ty rời địa điểm hoạt động vào nam...sẽ tốt hơn rất nhiều.
Hãy nhớ rằng, những người đang phỏng vấn có thể sau này sẽ trở thành sếp và đồng nghiệp của bạn, chính vì vậy cần thận trọng trước câu trả lời của mình.

Chủ động đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng

Khi đi phỏng vấn xin việc làm, không phải chỉ nhà tuyển dụng mới được phép đặt ra câu hỏi. Nếu suốt một buổi phỏng vấn bạn chỉ ngồi nghe nhà tuyển dụng hỏi thì thật là nhàm chán, hãy biết cách thay đổi không khí của buổi trao đổi bằng những câu hỏi liên quan đến vị trí ứng tuyển, chế độ đãi ngộ, thời gian làm việc...Hãy đặt những câu hỏi thể hiện sự thông minh của bạn, chứng tỏ được năng lực làm việc, đồng thời thể hiện được sự hiểu biết của mình về công ty. Nhà tuyển dụng luôn muốn tìm kiếm những ứng viên không chỉ có năng lực giỏi mà phải có kỹ năng giải quyết vấn đề tốt. Với những thông tin mà chúng tôi vừa mới chia sẻ, chắc chắn các bạn sinh viên đã trang bị được cho mình những bí kíp khi đi phỏng vấn xin việc làm rồi đúng không? Chúc các bạn đạt được thành công trong các buổi phỏng vấn xin việc sắp tới.

Chia sẻ:
LưuShare in VK