Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Business Model là gì? Thông tin từ A - Z về mô hình kinh doanh!

Tác giả: Hạ Linh

Lần cập nhật gần nhất: ngày 21 tháng 08 năm 2021

Theo dõi timviec365 tại google new

Hiểu được vấn đề bạn đang giải quyết cho khách hàng chắc chắn là thách thức lớn nhất bạn sẽ gặp phải khi bắt đầu kinh doanh. Khách hàng cần những gì, muốn những gì, và sản phẩm mà bạn đang bán có giải quyết được nhu cầu của các khách hàng hay không? Tuy nhiên, việc đảm bảo rằng sản phẩm của bạn phù hợp với thị hiếu của thị trường chỉ là một phần của việc kinh doanh bắt đầu thành công. Điều quan trọng khác chính là cách mà bạn có thể kiếm tiền và thu về lợi nhuận từ sản phẩm bán. Đó chính là tất cả những gì cần thiết cho một Business Model - Mô hình kinh doanh. Vậy Business Model là gì? Cùng Hạ Linh đi sâu tìm hiểu nhé!

1. Business Model - Mô hình kinh doanh

Business Model là gì? Một thuật ngữ chuyên ngành kinh tế khá trừu tượng đang được sử dụng rộng rãi hiện nay. Là một cụm từ trong tiếng Anh, dịch nghĩa đầy đủ là mô hình kinh doanh.

Business Model là gì
Business Model - Mô hình kinh doanh

1.1. Khái niệm Business Model là gì?

Business Model hay được hiểu là mô hình kinh doanh, chính là một mô tả về cách doanh nghiệp của bạn kiếm tiền. Đó là một lời giải thích về cách mà bạn cung cấp giá trị cho khách hàng của bạn với một chi phí phù hợp. Nói cách khác, mô hình kinh doanh là kế hoạch của công ty lập ra để kiếm lợi nhuận. Nó xác định các sản phẩm dịch vụ mà doanh nghiệp sẽ bán, thị trường mục tiêu mà doanh nghiệp sẽ hướng tới, và xác định các chi phí được dự đoán.

Nhiều nghiên cứu cho rằng, Business Model là một thuật ngữ được sử dụng rộng rãi với sự ra đời của máy tính cá nhân và bàng tính. Những công cụ này cho phép các doanh nhân thử nghiệm liên tục các mô hình theo các cách khác nhau mà họ có thể cấu trúc chi phí và dòng doanh thu của họ. Bảng tính cho phép các doanh nhân thực hiện các thay đổi nhanh chóng, giả thuyết cho mô hình kinh doanh của họ và ngay lập tức xem xét sự thay đổi có thể làm ảnh hưởng đến doanh nghiệp của họ trong hiện tại và cả ở tương lai.

Trong các hình thức đơn giản nhất, các Business Model nói chung có thể được chia thành ba phần:

1. Tất cả mọi thứ cần thiết để sản xuất ra một sản phẩm: thiết kế, nguyên liệu thô, dây chuyền sản xuất, lao động,...

2. Tất cả mọi thứ cần có để bán sản phẩm: tiếp thị, kênh phân phối, cung cấp dịch vụ và xử lý vấn đề bán hàng,...

3. Tất cả mọi thứ cần thiết để có được khách hàng: chiến lược về giá thành, phương thức thanh toán, thời gian thanh toán, khuyến mãi, chương trình ưu đãi,...

Như bạn có thể thấy, Business Model là gì? Nó đơn giản là một cuộc thăm dò về những chi phí để bạn có thể định lượng giá thành áp dụng cho sản phẩm hay dịch vụ của mình tốt nhất để tạo ra doanh thu cho doanh nghiệp. Một Business Model thành công chỉ cần thu thập nhiều tiền từ khách hàng hơn chi phí để tạo ra sản phẩm. Đây chính là cách tính lợi nhuận đơn giản nhất.

Các Business Model mới có thể điều chỉnh và cải thiện bất kỳ thành phần nào trong ba thành phần trên. Có lẽ, bạn có thể giảm chi phí trong quá trình thiết kế và sản xuất. Hoặc, có lẽ bạn có thể tìm thấy các phương pháp tiếp thị và bán hàng hiệu quả hơn. Hoặc, có thể bạn có thể tìm ra một cách sáng tạo để khách hàng thanh toán. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng bạn không cần phải đưa ra một mô hình kinh doanh mới để có một chiến lược hiệu quả. Thay vào đó, bạn có thể lấy một mô hình kinh doanh hiện có và cung cấp nó cho các khách hàng khác nhau.

Một doanh nghiệp mới trong quá trình phát triển phải có một Business Model cho riêng mình. Nếu Business Model đấy chỉ để nhằm mục đích đầu tư, hãy giúp nó tuyển dụng nhân viên kinh doanh và những nhân tài, thúc đẩy quá trình quản lý nhân viên. Ngược lại, các doanh nghiệp đã hoạt động lâu nằm, nên xem xét lại và cập nhật Business Model của mình thường xuyên, bởi họ sẽ không lường trước được các xu hướng cùng những thách thức đang chờ đợi ở phía trước. Đối với các nhà đầu tư, họ cần kiểm tra và đánh giá các Business Model của những công ty mà họ đang rót vốn.

1.2. Business Model hoạt động như thế nào?

Cơ chế hoạt động của Business Model là gì? Một Business Model là một kế hoạch cấp cao để vận hành có lợi nhuận cho một doanh nghiệp cụ thể ở một thị trường cụ thể. Một thành phần chính của mô hình kinh doanh là Tuyên bố giá trị (value proposition). Đây là một mô tả về hàng hóa hay dịch vụ mà một công ty cung cấp, và lý do tại sao họ mong muốn khách hàng của mình sử dụng sản phẩm, dịch vụ bằng cách đưa ra những cách phân biết hay đối chiếu sản phẩm, dịch vụ với các đối thủ cạnh tranh.

Một Business Model cho một doanh nghiệp mới cũng sẽ bao gồm chi phí khởi nghiệp và nguồn tài chính dự kiến, cơ sở khách hàng mục tiêu cho doanh nghiệp, chiến lược tiếp thị, đánh giá về cạnh tranh, dự báo doanh thu và chi phí. Một sai lầm phổ biến trong việc tạo ra một Business Model là gì? Đó chính là việc đánh giá thấp chi phí tài trợ cho doanh nghiệp đến khi nó mang lại lợi nhuận. Đếm chi phí cho việc giới thiệu sản phẩm là không đủ. Một công ty phải duy trì hoạt động kinh doanh cho đến khi doanh thu vượt quá chi phí đã sử dụng.

Một Business Model cũng có thể xác định các cơ hội hợp tác với các doanh nghiệp được thành lập khác. Một ví dụ điển hình như: một công ty quảng cáo sẽ có thể được hưởng lợi từ sự sắp xếp cho các lượt giới thiệu đến từ một công ty in ấn.

2. Phân tích các yếu tố cấu thành nên Business Model 

Các yếu tố cấu thành nên một Business Model là gì? Business Model được cho là cầu nối trong mối quan hệ giữa đầu vào kỹ thuật và đầu ra kinh tế. Để thực hiện được vai trò này, Business Model cần sự tổng hợp của 4 yếu tố chính bao gồm: cơ sở hạ tầng, sản phẩm, khách hàng và tài chính. Sau đây, hãy cùng Hạ Linh phân tích cụ thể những yếu tố này nhé!

Business Model là gì và các yếu tố
Các yếu tố cấu thành nên Business Model 

2.1. Khu vực hoạt động

Khu vực hoạt động tương ứng với yếu tố cơ sở hạ tầng, nó bao gồm 3 nhân tố như sau:

- Các nguồn lực chính: nôm na là năng lực cung cấp sản phẩm, dịch vụ của các công ty. Hầu hết ở mọi lĩnh vực hoạt động, để thành công thì các doanh nghiệp phải có một số năng lực cung cấp sản phẩm. Nó cũng là nhân tố đóng vai trò trở thành một lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp trên thị trường.

- Mạng lưới đối tác kinh doanh: chính là những doanh nghiệp khác có mối quan hệ hợp tác với doanh nghiệp. Tại sao trong kinh doanh cần có sự hợp tác? Chính là để hỗ trợ, cung cấp và chia sẻ nguồn lực hay các nguồn tài nguyên cho nhau, nhẳm hình thành nên các lợi thế cạnh tranh mới.

- Các hoạt động chính: doanh nghiệp cần thực hiện các hoạt động mang tính chủ chốt trong khi thực hiện Business Model. Các hoạt động này có thể được thực hiện bởi chính doanh nghiệp hay thông qua các kênh đối tác khác.

2.2. Khu vực sản phẩm và dịch vụ

Như đã nói ở ngay từ đầu, Business Model có một thành phần đặc biệt cấu thành đó chính là tuyên bố giá trị (value proposition). Khẳng định về những gì tốt đẹp nhất mà khách hàng có thể nhận được từ doanh nghiệp. Bằng những cách thức khôn ngoan, doanh nghiệp sẽ khiến khách hàng phải chịu chi để sử dụng các sản phẩm cũng như các dịch vụ. Tuyên bố giá trị này sẽ mô tả ra những gói sản phẩm rõ ràng và cụ thể cho từng nhóm đối tượng khách hàng.

2.3. Khu vực khách hàng

Khu vực khách hàng là một yếu tố cấu thành quan trọng của Business Model. Nó bao gồm các nhân tố sau đây:

- Phân khúc khách hàng mục tiêu: chính là nhóm đối tượng khách hàng tiềm năng nhất mà doanh nghiệp luôn chú trọng. Nhóm khách hàng này được xem là nguồn sống còn của doanh nghiệp. Business Model cần có kế hoạch cụ thể để thể hiện rõ sự quan tâm, chăm sóc và thấu hiểu của doanh nghiệp với phân khúc khách hàng này.

- Kênh phân phối: là một trung gian quan trọng mà thông qua trung gian đó, doanh nghiệp có thể giá tăng thêm doanh số cũng như lợi nhuận cho mình. Kênh phân phối cũng chính là sợi dây liên kết giữa doanh nghiệp, những tuyên bố giá trị của doanh nghiệp với khách hàng của nó. Chính chức năng và vai trò của kênh phân phối, nó trở thành một nhân tố quan trọng trong mỗi mô hình kinh doanh. Và cũng trở thành một thế mạnh về cạnh tranh cho doanh nghiệp nếu như sở hữu một kênh phân phối hiệu quả.

- Quan hệ khách hàng: trong kinh doanh, mọi mối quan hệ đều quan trọng, và quan hệ khách hàng là một trong số đó. Business Model cần chỉ rõ những chiến lược và phương thức điều hòa tốt nhất các mối quan hệ giữa doanh nghiệp với khách hàng, mục đích thỏa mãn nhu cầu của họ bất kể khách hàng đó ở phân khúc tầm trung hay phân khúc cao cấp.

Việc làm chuyên viên kinh doanh

2.4. Khu vực tài chính

Yếu tố cấu thành nên Business Model là gì? Đó chính là yếu tố tài chính, bao hàm 2 nhân tố bên trong, đó là:

- Cấu trúc chi phí: toàn bộ chi phí cần thiết để vận hành một Business Model hiệu quả mà doanh nghiệp cần chi ra. Đây cũng chính là thành phẩm từ các thành phần khác nhau của một Business Model, hay có thể nói mỗi loại chi phí có thể truy ngược lại từ các thành phần khác nhau trong Business Model.

- Doanh thu: đơn giản đó là lợi nhuận, là khoản tài chính mà doanh nghiệp khi trừ đi chi phí sản xuất, đã nhận được từ các khách hàng của mình.

3. Các loại Business Model

các loại Business Model là gì
Các loại Business Model

Trên thực tế có rất nhiều hình thức kinh doanh, vì vậy tất nhiên cũng bao gồm Business Model - mô hình kinh doanh đa dạng. Bán hàng trực tiếp, nhượng quyền thương mại, dựa trên quảng cáo hay các cửa hàng truyền thống chính là tất cả các ví dụ điển hình nhất về mô hình kinh doanh. Đôi khi, những Business Model cũng có thể kết hợp giữa bán lẻ trên các phương tiện internet và các chuỗi cửa hàng truyền thống. Trên thực tế, không phải bạn là người cần phát minh ra một mô hình kinh doanh khi bắt đầu kinh doanh. Mà đại đa số doanh nghiệp sử dụng các mô hình kinh doanh hiện có và tinh chỉnh chúng để tìm ra lợi thế cạnh tranh. Dưới đây là danh sách các mô hình kinh doanh bạn có thể sử dụng để bắt đầu kinh doanh. (Tại đây chúng tôi đề cập những mô hình phổ biến nhất):

- Business Model quảng cáo: Trong mô hình kinh doanh quảng cáo, bạn phải đáp ứng hai nhóm khách hàng: độc giả hoặc người xem và nhà quảng cáo của bạn. Độc giả của bạn có thể hoặc không thể trả tiền cho bạn, nhưng nhà quảng cáo của bạn chắc chắn là có. Một mô hình kinh doanh quảng cáo đôi khi được kết hợp với mô hình cung cấp dịch vụ cộng đồng nơi bạn nhận được nội dung của mình miễn phí từ người dùng thay vì trả tiền cho người tạo nội dung để phát triển nội dung.

- Business Model môi giới: Các doanh nghiệp môi giới kết nối người mua và người bán, giúp tạo điều kiện cho một giao dịch được thực hiện. Họ tính phí cho mỗi giao dịch cho người mua hoặc người bán và đôi khi cả hai.

- Business Model nhượng quyền: Nhượng quyền là Business Model phổ biến nhất trong ngành công nghiệp nhà hàng. Trong mô hình kinh doanh nhượng quyền, bạn đang bán công thức để bắt đầu và điều hành một doanh nghiệp thành công cho người khác. Bạn cũng thường bán quyền truy cập vào một thương hiệu quốc gia và các dịch vụ hỗ trợ giúp chủ sở hữu nhượng quyền mới bắt đầu và vận hành. Thực tế, bạn đang bán quyền truy cập vào một mô hình kinh doanh thành công mà bạn đã phát triển.

- Business Model thị trường: Mô hình này cho phép người bán liệt kê các mặt hàng để bán và cung cấp cho khách hàng các công cụ để dễ dàng kết nối với người bán. Mô hình kinh doanh thị trường có thể tạo doanh thu từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm phí cho người mua hoặc người bán để giao dịch thành công, các dịch vụ bổ sung để giúp quảng cáo sản phẩm của người bán và bảo hiểm để người mua yên tâm. Mô hình thị trường đã được sử dụng cho cả sản phẩm và dịch vụ.

Việc làm giám đốc kinh doanh

Đây hoàn toàn không phải là một danh sách đầy đủ tất cả các mô hình kinh doanh tồn tại, nhưng hy vọng, nó sẽ khiến bạn suy nghĩ về cách bạn có thể cấu trúc hóa cho doanh nghiệp của mình. Điều quan trọng cần nhớ là bạn không cần phải phát minh ra một mô hình kinh doanh mới khi bạn bắt đầu kinh doanh. Sử dụng các mô hình hiện tại có thể giúp bạn thành công vì mô hình đã được chứng minh là có hiệu quả. Bạn sẽ đổi mới theo những cách nhỏ hơn trong mô hình kinh doanh hiện tại để phát triển doanh nghiệp của bạn.

4. Ưu điểm và nhược điểm của Business Model   

ưu nhược điểm Business Model là gì
Ưu điểm và nhược điểm của Business Model   

4.1. Ưu điểm của Business Model là gì?

Các doanh nghiệp thành công đã áp dụng các Business Model cho phép họ đáp ứng được nhu cầu của các khách hàng với mức giá cạnh tranh và chi phí mang tính bền vững. Theo thời gian, nhiều doanh nghiệp sửa đổi mô hình kinh doanh của họ để phản ánh sự biến động của môi trường kinh doanh, xu hướng kinh doanh và nhu cầu của thị trường.

Các nhà phân tích và nhà đầu tư đánh giá sự thành công của một Business Model bằng cách nhìn vào lợi nhuận gộp của công ty. Lợi nhuận gộp chính là tổng doanh thu của một công ty trừ đi giá vốn hàng bán. So sánh lợi nhuận gộp của một công ty với đối thủ cạnh tranh chính nhằm làm sáng tỏ tính hiệu quả của mô hình kinh doanh đó. Tuy nhiên, lợi nhuận gộp có thể gây hiểu nhầm. Các nhà phân tích cũng muốn xem dòng tiền hay thu nhập ròng của một công ty. Đó là lợi nhuận gộp trừ đi chi phí hoạt động và là một dấu hiệu cho thấy doanh nghiệp thực sự tạo ra được bao nhiêu lợi nhuận.

Hai đòn bẩy chính của mô hình kinh doanh của một công ty là giá cả và chi phí. Một công ty có thể tăng giá, và nó có thể tìm thấy hàng tồn kho với chi phí giảm. Cả hai hành động đều tăng lợi nhuận gộp. Tuy nhiên, nhiều nhà phân tích coi lợi nhuận gộp là quan trọng hơn trong việc đánh giá một kế hoạch kinh doanh. Một lợi nhuận gộp tốt cho thấy một kế hoạch kinh doanh đúng đắn.

Người tìm việc

4.2. Nhược điểm của Business Model là gì?

Khi một mô hình kinh doanh không hoạt động, có nghĩa là những con số không mang lại lợi nhuận nữa. Ngành công nghiệp hàng không là một minh chứng cho việc các mô hình kinh doanh đã không còn có ý nghĩa. Nó bao gồm nhiều công ty bị chịu tổn thất nặng nề và thậm chí là phá sản. Ở nước Mỹ, các hãng hàng không lớn như American Airlines, Delta và Continental đã xây dựng các doanh nghiệp của họ xung quanh một cấu trúc tổ chức “Hub-and-spoke”. Trong đó tất cả các chuyến bay được chuyển qua một số sân bay lớn. Bằng cách đảm bảo rằng những hàng ghế sẽ được lấp đầy hầu hết các chuyến bay, mô hình kinh doanh này đã tạo ra lợi nhuận lớn.

Nhưng một mô hình kinh doanh cạnh tranh nảy sinh khiến sức mạnh của các hãng lớn trở thành gánh nặng. Các hãng vận tải tầm trung buộc phải đưa máy bay tới những sân bay nhỏ hơn với chi phí được hạ xuống thấp hơn. Họ đã tránh được một số sự thiếu hiệu quả trong hoạt động của mô hình “Hub-and-spoke” trong khi buộc chi phí lao động giảm xuống. Điều đó cho phép họ giảm giá, tăng nhu cầu cho các chuyến bay ngắn giữa các thành phố. Khi các đối thủ cạnh tranh mới hơn này đã thu hút được nhiều khách hàng hơn, các nhà mạng cũ buộc phải rời đi để hỗ trợ các nhà mạng lớn. Để lấp đầy các chỗ ngồi, các hãng hàng không buộc phải giảm giá nhiều hơn. Business Model nói chung lúc này đã không còn ý nghĩa.

Điều này có ý nghĩa gì với một nhà đầu tư? Khi đánh giá một công ty là một khoản đầu tư có thể, nhà đầu tư nên tìm hiểu chính xác cách thức họ kiếm tiền. Phải thừa nhận rằng mô hình kinh doanh không cho bạn biết mọi thứ về triển vọng của một công ty. Nhưng nhà đầu tư hiểu mô hình kinh doanh có thể hiểu rõ hơn về các dữ liệu tài chính.

Hy vọng những kiến thức hữu ích về Business Model là gì đã giúp bạn hiểu rõ hơn trước khi bắt đầu sự nghiệp kinh doanh của mình. Chúc bạn đọc thành công!

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết thành công trong công việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Câu chuyện nghề nghiệp-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Tài liệu gia sư-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Danh mục văn thư lưu trữ-Tài Sản Doanh Nghiệp-KPI Năng Lực-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Chuyển văn bản thành giọng nói-Giới Thiệu App Phiên Dịch-Quản Lý Kênh Phân Phối-Đánh giá nhân viên-Quản lý ngành xây dựng-Hóa đơn doanh nghiệp-Quản Lý Vận Tải-Kinh nghiệm Quản lý mua hàng-Danh thiếp cá nhân-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý