Tác giả: Lại Trang
Lần cập nhật gần nhất: ngày 22 tháng 07 năm 2024
Kiến tạo nên những thành quả ngọt ngào trong kinh doanh hay sự thành công của những Startup, ngoài sự nỗ lực không mệt mỏi của các thành viên trong doanh nghiệp, chính sách đối nội, đối ngoại hợp lý, còn có vai trò cực kỳ to lớn của môi trường kinh doanh. Tuy vậy, không phải tín đồ kinh doanh nào cũng thấu hiểu rõ môi trường kinh doanh là gì? Tầm quan trọng của môi trường kinh doanh ra sao để vận dụng và phát triển doanh nghiệp của mình. Nếu bạn là một trong số đó, những kiến giải ngay sau đây của timviec365.vn sẽ thực sự là những thông tin cần thiết.
Nhắc đến nguyên nhân sụp đổ của khoảng 90% Startup trẻ Việt Nam ở thời điểm hiện tại, nhiều người hay thường đổ lỗi cho những yếu tố cạnh tranh, ngoại cảnh hay sự không gặp thời. Khi thấy một tập đoàn, doanh nghiệp lớn đi lên như “diều gặp gió”, người trong giới đến Fan của kinh doanh khẳng định vai trò của tầm nhìn chiến lược của người lãnh đạo, sản phẩm hợp gu với thị trường, chương trình Marketing, quảng cáo hợp lý. Nhiêu đó cũng chỉ là một số nguyên nhân được tất cả chúng ta nhìn ra bằng mắt thường.
Trên thực tế, thành tố tác động đến sự thành bại trong kinh doanh của tổ chức, doanh nghiệp còn nhiều hơn thế. Toàn bộ những yếu tố được chúng ta đặt tên và chưa được gọi đến đều được xếp trong một vòng tròn với tên gọi chung là “Môi trường kinh doanh”. Vậy Thuật ngữ môi trường kinh doanh được hiểu là gì?
Theo các chuyên gia, môi trường kinh doanh hay Business Environment mới đích thị là thành tố tác động lớn nhất đến kết quả của công việc kinh doanh. Bởi vì khái niệm bao chứa hàng trăm, đến hàng triệu những thành tố có thể tác động tốt, xấu đến công việc làm ăn của doanh nghiệp, cá nhân thậm chí đến tác động đến quyết định quản lý điều hành, phát triển của người đứng đầu. Đó được hiểu là toàn bộ những yếu tố luôn vận động, tương tác lẫn nhau, tác động trực tiếp, hoặc gián tiếp ở cách này hay cách khác đến hoạt động kinh doanh.
Từ đó, có thể suy rộng ra rằng, môi trường kinh doanh chính là không gian không giới hạn, nơi đó doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển. Dù ở quy mô nào, doanh nghiệp lớn hay nhỏ, để tồn tại được và gặt hái được những thành tựu từ những bước đi chập chững đầu tiên đến khi trở thành một thương hiệu có tiếng trên thị trường, mỗi doanh nghiệp phải vượt qua một môi trường kinh doanh đầy biến động.
Với sự tác động ở mặt tích cực hoặc tiêu cực của môi trường kinh doanh, đòi hỏi các chủ thể, các nhà quản trị bắt buộc phải theo dõi, nghiên cứu môi trường kinh doanh ở tất cả các cấp độ để có thể đưa ra những quyết định hợp lý.
Song song với việc tìm lý giải cặn kẽ về môi trường kinh doanh, lại có một câu hỏi khác đặt ra, là có bao nhiêu dạng môi trường kinh doanh các chủ thể kinh doanh nên nghiên cứu. Thật ra, để làm sáng tỏ trong hỏi này, trên các tài liệu về kinh tế đã có nhiều cách để phân loại môi trường kinh doanh dựa trên những tác động mà yếu tố này mang lại. Trong đó, dạng phân loại phổ biến nhất là dựa trên giới hạn “rào ngăn cách”, môi trường kinh doanh của doanh nghiệp được chia làm hai thành phần chính, dễ nhận biết nhất, bao gồm môi trường kinh doanh trong doanh nghiệp và môi trường kinh doanh ngoài doanh nghiệp.
Xem thêm: Mô hình kinh doanh sản phẩm quần áo, thời trang rất phát triển từ đó cơ hội việc làm kinh doanh thời trang rộng mở, ứng viên, bạn đọc quan tâm có thể ứng tuyển ngay trên timviec365.vn
Môi trường kinh doanh bên trong bao gồm toàn bộ những thành tố được sinh ra bên trong tổ chức doanh nghiệp có thể tác động tức thời hay lâu dài đến sự tồn tại của tổ chức, doanh nghiệp đó bao gồm: Văn hóa tổ chức, doanh nghiệp, giá trị cốt lõi, tầm nhìn...được chia sẻ và thực hiện bởi các thành viên. Yếu tố này phản ánh trong phong cách làm việc, sinh hoạt lẫn cách “đối nhân xử thế”, làm việc với với các khách hàng, đối tác kinh doanh giúp doanh nghiệp định vị được thương hiệu và khu biệt được với hàng loạt những đơn vị tổ chức khác. Rõ ràng, đây chính là thành tố đồng hành cùng với sự phát triển dài lâu của doanh nghiệp.
Môi trường trong doanh nghiệp thứ hai được xác định chính là cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp hay tổ chức đó. Cơ cấu tổ chức được phản ánh bởi sự mô hình quản lý được thiết lập theo chiều dọc với nhiều cấp độ, vị trí lãnh đạo phòng ban hay được thiết lập theo mặt phẳng với số lượng cấp bậc ít hơn. Thông qua cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp sẽ thấy được phong cách quản lý doanh nghiệp của người đứng đầu cũng như cách kiểm soát công việc của từng nhân viên trong tổ chức đó. Dĩ nhiên, chỉ khi nào, nhân viên thực sự sát sao, tự giác hoàn thành các nhiệm vụ, phân công, chủ động đề xuất các giải pháp nâng cao công việc...Doanh nghiệp đó mới có thể thành công.
Thứ ba, yếu tố môi trường bên trong doanh nghiệp nổi bật khác được gọi tên chính là cách thức quản lý doanh nghiệp hay còn gọi là cách thức quản lý. Theo Shawn Grimsley, có hai khía cạnh cần bàn đến trong cách thức quản lý doanh nghiệp bao gồm: Cách thức quản lý tập trung hay phân cấp. Cụ thể, trong mô hình quản lý tập trung, cấp lãnh đạo cao nhất luôn là người ban hành các quy định, chỉ thị và hướng dẫn để áp dụng rộng rãi cho toàn bộ công ty. Trong khi đó, hình thức quản lý phân cấp, chính là giao quyền cho lãnh đạo phòng ban đề xuất các quy định theo đặc trưng, tính chất công việc của từng phòng hoặc được ban hành rải rác tùy theo sự phát sinh của các vấn đề liên quan.
Các yếu tố quan trọng tạo thành bối cảnh bên ngoài của doanh nghiệp bao gồm: chính trị, xã hội, kinh tế vĩ mô, kinh tế vi mô và công nghệ.
Trong đó, yếu tố chính trị tác động đến doanh nghiệp dễ dàng nhận ra như thể chế nhà nước, những quy định chính sách kinh tế, cơ chế quản lý kinh tế, doanh nghiệp được ban hành, thuế quan, đôi khi đó có thể là tình trạng bất ổn về chính trị như chiến tranh, nội chiến hay các rào cản thương mại.
Yếu tố xã hội được xác định là yếu tố tác động tương đối sâu sắc đến kinh doanh bao gồm nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng, các phong trào về môi trường, các hoạt động quảng cáo, tiếp thị của các doanh nghiệp khác và sự biến động của thị trường...
Yếu tố về kinh tế vi mô tác động đến môi trường kinh doanh của doanh nghiệp dễ dàng có thể kể đến nhu cầu của khách hàng, các môi quan hệ với nhà cung cấp hay các chuỗi cung ứng, các nhà cung cấp nguyên liệu, sản phẩm nội địa và quốc tế…
Trong khi đó, các chuyên gia cho rằng yếu tố kinh tế vĩ mô, bao gồm lãi suất, tỷ lệ thất nghiệp, chênh lệch tỷ giá, có ít nhiều ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh cũng như quyết định phát triển của doanh nghiệp. khủng hoảng kinh tế hay suy thoái. Trong đó, cuộc khủng hoảng “thừa” tại nước Mỹ lan rộng ra toàn thế giới giữa những năm 1929 - 1933 là một minh chứng điển hình của tác động của kinh tế vĩ mô lên đời sống doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, không thể không kể đến yếu tố công nghệ. Trong thời buổi công nghệ lên ngôi, doanh nghiệp nào ứng dụng và nắm bắt được xu hướng công nghệ vào sản xuất, phân phối, tìm kiếm khách hàng của mình sẽ dành được phần thắng.
Xem thêm: Dù vận hành theo mô hình kinh doanh nào việc marketing cho sản phẩm là chắc chắn. Hiện nay, Marketing phát triển cực mạnh đặc biệt mà marketing online, có hàng ngành tìm tuyển dụng việc làm Marketing online trên timviec365.vn, bạn quan tâm hãy tạo cv marketing và ứng tuyển nha
Dù tác động tích cực hay tiêu cực đến quy mô doanh nghiệp nhỏ hay lớn, môi trường kinh doanh đều là thành tố quan trọng mang lại cho lãnh đạo doanh nghiệp những quyết định phát triển đúng đắn. Những lợi thế dễ, không khó để tất cả dân kinh doanh có thể nhận ra bao gồm:
Căn cứ vào những yếu tố bên trong và bên ngoài doanh nghiệp ở một thời điểm nhất định có thể giúp doanh nghiệp có thể định vị được vị thế của mình, xác định ra những yếu tố còn yếu kém, cần khắc phục và những điểm mạnh...đồng thời, phán đoán được tình hình thị trường trong tương lai gần, qua đó đề xuất được những kế hoạch phát triển cũng như các phương án khắc phục những lỗi một cách hiệu quả.
Khi nghiên cứu đủ đầy về môi trường kinh doanh, đặc biệt là những yếu tố bên ngoài sẽ giúp doanh nghiệp khai thác tốt hơn được những cơ hội kinh doanh như đón đầu làn sóng đối tác nước ngoài nhờ dỡ bỏ hàng rào thuế quan, tranh thủ sự viện trợ của nhà nước để phát triển doanh nghiệp...
Bên cạnh đó, cũng nắm được những mối nguy cơ rình rập doanh nghiệp như xu hướng bán hàng nhờ vào công nghệ để cải thiện chất lượng và phương thức marketing.
“Thời thế tạo anh hùng”, nhận xét này cũng đúng với với việc doanh nghiệp mới có thể đi lên nhờ thị hiếu của người dùng. Bởi khách hàng là thượng đế, chỉ cần theo dõi động thái, khai thác sự biến động của thị trường, đặc biệt là nắm được khách hàng cần gì và tạo ra những sản phẩm, phục vụ tốt nhu cầu của họ. Chắc chắn doanh nghiệp của bạn sẽ thành công.
Trên đây chính là toàn bộ những thông tin mà timviec365.vn đã kiến giải đầy đủ về chủ đề môi trường kinh doanh là gì, tầm quan trọng và những yếu tố tác động đến môi trường kinh doanh. Mong rằng, những thông tin này sẽ thực sự hữu ích với tất cả các bạn.
Việc làm ngành quản trị kinh doanh
Bên cạnh, những thông tin này, bạn cũng có thể tìm hiểu thêm về cơ hội việc làm ngành quản trị kinh doanh trong bài viết dưới đây nhé.
Về Timviec365
Dành cho ứng viên
Dành cho nhà tuyển dụng
Việc làm theo khu vực
Việc làm theo ngành nghề
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
App CV365
App JobChat365
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
Tải app để tìm việc siêu tốc Tạo CV đẹp với 365+ mẫu CV xin việc