Tác giả: Nguyễn Nhung
Lần cập nhật gần nhất: ngày 03 tháng 06 năm 2024
“Lợi thế cạnh tranh là gì?” đây được xem là vũ khí của mỗi cá nhân hoặc tổ chức khi có bất kỳ cuộc đụng độ nào xảy ra. Tuy nhiên không phải ai cũng tự biết được lợi thế cạnh tranh của mình.
Lợi thế cạnh tranh là một cụm từ thường thấy trong các cuộc thi hoặc môi trường cạnh tranh nào đó. Chúng ta có thể bắt gặp từ này trong một trận bóng đá, một cuộc giao tranh, một cuộc thi, một buổi đàm phán, thậm chí là trong cả những cuộc chiến ngầm về doanh thu của các doanh nghiệp và đại lý. Đây là một trong những điều tiên quyết để quyết định xem bên nào mới là bên mạnh, nghĩa là lợi thế cạnh tranh càng nhiều, càng áp đảo đối thủ thì khả năng chiến thắng của phe đó sẽ cao hơn. Tuy nhiên trong vài trường hợp, lợi thế cạnh tranh lại không phải yếu tổ cuối cùng tạo lên cú lội ngược dòng của một phe yếu thế nào đó.
Có hai loại cạnh tranh là cạnh tranh lành mạnh và cạnh tranh không lành mạnh. Cạnh trành nhằm chiếm lĩnh thị phần xảy ra giữa các doanh nghiệp thương mại hay doanh nghiệp sản xuất cung cấp các sản phẩm, dịch vụ thay thế. Ví dụ, trong lĩnh vực TMĐT, các sàn thương mại điện tử đang chiếm lĩnh thị trường nhưu Lazda, Tiki, Shopee,... Ở ĩnh vực logistics vận tải giao nhận, đó là cuộc chiến giành thị trường giữa những doanh nghiệp lớn như Grab, Bee, Lalamove...
Khi tham gia bất kì một cuộc cạnh tranh nào, mỗi phe không thể tự tin để tham gia với mỗi bàn tay trắng. Lợi thế cạnh tranh giống như một thứ vũ khí duy nhất mà ở đó, lợi thế nào mạnh hơn sẽ tương tự một thứ vũ khí tối tân hơn. Chắc chắn trong một cuộc “chạm trán” thì không thể nào chỉ cần mỗi lợi thế để cạnh tranh, nhưng nó là một điều quan trọng mà không thể thiếu. Lấy ví dụ với 2 bên phe đối đầu, một bên không có lợi thế cạnh tranh, một bên lại có nhiều hơn một lợi thế. Trong đó, lực chiến và kinh nghiệm có mạnh mẽ cũng là một phần của trong thế mạnh, cho nên có thể nói bên A hoàn toàn không có một yếu tố để mang ra tham gia cạnh tranh. Điều duy nhất có thể tách rời ra khỏi lợi thế là yếu tố may mắn, thì điều này vốn rất khó khăn và mang tính chất hên xui! Dường như thất bại đã nằm sẵn trong số mệnh của bên A.
Có một thực tế là các bạn không nên nhầm lẫn lợi thế cạnh tranh và thế mạnh. Bởi thế mạnh là từ để nói về thứ mà bạn mạnh nhất, giỏi nhất, còn lợi thế cạnh tranh là thứ mà bạn hơn đối thủ. Chính vì vậy, bạn cần phải có quá trình để tìm ra lợi thế cạnh tranh cho mình, chứ không nên chỉ tự tin với những gì mình sẵn có.
Lợi thế cạnh tranh chỉ có khi mà bạn biết được đối thủ thực chất là ai, có điểm mạnh là gì, và điểm yếu là gì. Điểm yếu này thể hiện ở 2 khía cạnh: bản chất, tình hình hiện tại. Đối với bản chất, bạn phải nắm được thân thế cũng như xuất phát điểm của đối thủ. Còn với đối với tình hình hiện tại, chắc chắn bạn phải sử dụng nhiều hơn về phương pháp nghiên cứu và phân tích sâu. Nó có thể chính là sở hở của đối thủ, đôi khi nó được lộ thiên, đôi khi nó lại là bí mật mà đối thủ giấu đi, buộc bạn phải có chiến thuật để tìm và khám phá ra nó. Đôi khi bạn còn phải dự đoán cả điểm yếu đó, dựa trên những biểu hiện và thực trạng.
Khi phân tích điểm yếu của đối thủ, bạn cần đánh giá một cách khách quan nhất, hãy đứng từ phía khách hàng, hoặc người đánh giá để nhận xét. Tại sao tôi lại phải nhấn mạnh điều này? Bởi lẽ, khi bạn đứng từ góc độ của của chính mình, rõ ràng bạn sẽ bị ý nghĩ chủ quan của mình mà đánh giá mình tốt hơn. Không những thế, quan điểm của mỗi người là khác nhau, và người quyết định cuối cùng không phải là bạn.
Sau khi bạn đã tìm được những điểm yếu đó, thì tiếp tục đến bước đánh giá bản thân. Các cụ có câu “Biết địch biết ta bách chiến bách thắng”. Để đánh giá được lực chiến của mình các bạn hãy tự trả lời các câu hỏi sau:
Khi bạn trả lời được 2 câu hỏi này, đồng nghĩa với việc bạn cũng sẽ trả lời được “Lực chiến của mình có đủ để tham gia trận chiến với đối thủ hay không”. Nếu như điểm yếu của đối thủ là điểm mạnh của mình thì hiển nhiên nó là một lợi thế cạnh tranh. Thế nhưng nếu điểm yếu của đối thủ cũng là điểm yếu của mình, bắt buộc bạn phải tiếp tục làm các phép so sánh tiếp theo thì mới có thể chắc chắn rằng cuộc chiến này là cân sức. Lợi thể cạnh tranh chỉ thực sự được xác định chính xác khi bạn có một sự đánh giá trực quan về đối thủ lẫn chính mình. Bên cạnh đó đánh giá lực chiến của bản thân còn giúp bạn có thể tìm ra chiến lược dự phòng để khắc phục được khoảng cách chênh lệch với đối thủ ở một yếu tố nào đó.
Và bước cuối cùng đó ra dựa trên kết quả phân tích để định hướng ưu thế vượt trội của mình. Ưu thế vượt trội là thứ giúp bạn tự tin trước đối thủ và cũng có thể là con Át chủ bài trong trận chiến của bạn. Chính vì vậy hãy tiếp tục tìm ra thật nhiều ưu thế vượt trội càng tốt, tất cả những cái đó đều là lợi thế cạnh tranh hiệu quả cho phe của bạn. Ưu thế vượt trội dễ thấy nhất là điểm mạnh của bạn mà đối thủ không sở hữu hoặc yếu hơn, hoặc cũng có thể kết quả của 2 bước phân tích trên.
Ngoài ra ưu thế vượt trội cũng nghiêm nhiên là lợi thế cạnh tranh dựa vào một hoàn cảnh đột ngột nào đó trong một số trường hợp. Ví dụ, trong trận chung kết của giải bóng đá châu Á U23 năm 2024, lợi thế cạnh tranh của Uzbekistan đột ngột xuất hiện khi thời tiết đổ tuyết (vì đội tuyển bạn đã thích nghi hoạt động trong tiết trời này). Ở mỗi trận chiến, bạn sẽ phải tìm và khám phá những lợi thế cạnh tranh khác nhau. Và lợi thế cạnh tranh cũng có thể thay đổi theo thời gian đối với những cuộc đối đầu trường kỳ. Hãy nhớ rằng, mỗi một cá nhân hoặc tổ chức không bao giờ chỉ có một lợi thế.
Trong kinh doanh có khá nhiều những yếu tố mà có thể trở thành lợi thế cạnh tranh của bạn. Tuy nhiên tương tự như lợi thế cạnh tranh chung, lợi thế cạnh tranh kinh doanh cũng phải được khám phá theo quy trình trên, thậm chí là được đầu tư và nghiên cứu chuyên sâu ở các bước nhỏ hơn. Bởi lẽ một phân tích sai về lợi thế cạnh tranh có thể ảnh hưởng đến doanh thu và cả sự sống còn của một doanh nghiệp.
Lãnh đạo chi phí là khả năng của một doanh nghiệp để sản xuất một sản phẩm hoặc dịch vụ sẽ có chi phí thấp hơn so với các đối thủ khác. Nếu doanh nghiệp có thể sản xuất cùng một sản phẩm chất lượng nhưng bán với giá rẻ hơn, điều này mang lại cho họ lợi thế cạnh tranh so với các doanh nghiệp khác. Do đó, điều này cung cấp một giá trị giá cho khách hàng. Chi phí thấp hơn sẽ dẫn đến lợi nhuận cao hơn vì các doanh nghiệp vẫn đang kiếm được lợi nhuận hợp lý trên mỗi hàng hóa hoặc dịch vụ được bán. Nếu các doanh nghiệp không tạo ra lợi nhuận đủ lớn, bạn nên tìm một cơ sở có chi phí thấp hơn như lao động, vật liệu và phương tiện. Điều này mang lại cho doanh nghiệp chi phí sản xuất thấp hơn so với các đối thủ khác. Công ty có thể gia tăng giá trị cho khách hàng thông qua việc chuyển lợi ích chi phí cho họ.
Một lợi thế khác biệt có được khi sản phẩm hoặc dịch vụ của một doanh nghiệp khác với các đối thủ cạnh tranh. Trong cuốn sách của mình, Michael Porter đã khuyến nghị làm cho những hàng hóa hoặc dịch vụ đó trở nên hấp dẫn để nổi bật so với các đối thủ cạnh tranh. Doanh nghiệp sẽ cần nghiên cứu, phát triển và tư duy thiết kế mạnh mẽ để tạo ra những ý tưởng sáng tạo. Những cải tiến đối với hàng hóa hoặc dịch vụ có thể bao gồm việc cung cấp chất lượng cao cho khách hàng. Nếu khách hàng thấy một sản phẩm hoặc dịch vụ khác với các sản phẩm khác, người tiêu dùng sẵn sàng trả nhiều tiền hơn để nhận được những lợi ích này.
Chiến lược tập trung lý tưởng cố gắng khiến các doanh nghiệp nhắm vào một vài thị trường mục tiêu hơn là cố gắng nhắm mục tiêu tất cả mọi người. Chiến lược này thường được sử dụng cho các doanh nghiệp SME hơn vì họ có thể không có các nguồn lực hoặc khả năng phù hợp để nhắm mục tiêu tất cả mọi người. Các doanh nghiệp sử dụng phương pháp này thường tập trung vào nhu cầu của khách hàng và cách sản phẩm hoặc dịch vụ của họ có thể cải thiện cuộc sống hàng ngày. Trong phương pháp này, một số công ty thậm chí có thể cho phép người tiêu dùng cung cấp đầu vào cho sản phẩm hoặc dịch vụ của họ.
Chiến lược này cũng có thể được gọi là chiến lược phân khúc, bao gồm phân khúc địa lý, nhân khẩu học, hành vi và vật lý. Bằng cách thu hẹp thị trường xuống các phân khúc nhỏ hơn, doanh nghiệp có thể đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Porter tin rằng một khi các doanh nghiệp đã quyết định những nhóm nào họ sẽ nhắm mục tiêu, điều cần thiết là quyết định xem họ sẽ áp dụng phương pháp lãnh đạo chi phí hay phương pháp khác biệt hóa. Chiến lược tập trung sẽ không làm cho một doanh nghiệp thành công. Điều quan trọng là không sử dụng cả 3 chiến lược chung vì có khả năng cao các công ty sẽ không đạt được chiến lược nào thay vì đạt được thành công. Điều này có thể được gọi là "bị kẹt ở giữa" và doanh nghiệp sẽ không thể có lợi thế cạnh tranh.
Giảm chi phí là một trong những chiến lược mà các doanh nghiệp có thể theo đuổi để đạt được lợi thế cạnh tranh, hoặc để thêm vào lợi thế của họ. Hầu hết các thị trường đều có người tiêu dùng nhạy cảm về giá và có thể cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn với mức giá thấp hơn là một cách nhất định để tạo ra giá trị cho khách hàng của bạn. Walmart, ví dụ, có lợi thế cạnh tranh nhờ khả năng cung cấp giá thấp.
Trong thị trường cụ thể của bạn, dịch vụ có thể là một yếu tố quan trọng giúp phân biệt các đối thủ cạnh tranh. Nếu doanh nghiệp của bạn đã có thế mạnh về dịch vụ, hãy cân nhắc làm nhiều hơn để tập trung vào lĩnh vực kinh doanh này.
Thuê nhân viên tốt hơn, cải thiện tiêu chuẩn đào tạo, quản lý nhân viên gần hơn, cung cấp phần thưởng và ưu đãi cho dịch vụ mạnh mẽ và cung cấp giờ hoạt động thuận tiện hơn đều có thể giúp tạo ra lợi thế. Điều quan trọng là tạo ra một văn hóa dịch vụ tuyệt vời. Nếu lợi thế dịch vụ của bạn dựa trên một vài yếu tố đơn giản (như thời gian dài hơn), đối thủ của bạn có thể dễ dàng tái tạo nó.
Khách hàng thường sẽ trả nhiều tiền hơn hoặc đi nhiều thời gian hơn cho một sản phẩm đặc biệt. Trước tiên bạn sẽ cần xác định chính xác chất lượng có nghĩa là gì trong một thị trường cụ thể. Ví dụ, khách hàng muốn các sản phẩm không cần bảo trì, thiết kế tốt hơn hay tuổi thọ cao hơn? Chất lượng có ý nghĩa gì với khách hàng của bạn? Nhìn vào các sản phẩm bán chạy nhất trong thị trường của bạn. Những khía cạnh của các sản phẩm này làm cho họ mong muốn?
Tập trung vào việc lấy tài năng và nền tảng độc đáo của bạn và sử dụng những tài năng này. Ví dụ, nếu bạn đang kinh doanh nhà hàng và bạn đã dành ba năm ở nước ngoài để học ẩm thực, bạn có thể sử dụng kinh nghiệm và liên hệ của mình ở đó để thiết lập các công thức thực sự độc đáo. Tập trung vào việc thuê đúng người và sử dụng các nguồn cung cấp chất lượng cao hơn có thể nâng cao đáng kể chất lượng tổng thể của sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.
Hình thành một quan hệ đối tác hoặc liên minh với một công ty khác có thể là một cách tuyệt vời để có được lợi thế cạnh tranh. Ví dụ, giả sử bạn là một công ty cung cấp thiết bị địa phương. Bạn có thể tiếp cận một công ty vận tải địa phương và đề nghị giảm giá cho các sản phẩm để đổi lấy việc vận chuyển địa phương nhanh hơn hoặc ưu đãi hơn. Khi làm như vậy, bạn có thể cung cấp cho khách hàng các sản phẩm của họ trong khung thời gian ngắn hơn so với các đồng nghiệp, cung cấp cho bạn một lợi thế cạnh tranh.
Bài viết trên đây là những phân tích về lợi thế cạnh tranh, đặc biệt là lợi thế về cạnh tranh trong kinh doanh. Đây sẽ là những tiền đề quan trọng cho việc làm kinh doanh của bạn. Và nếu bạn đang muốn tìm một môi trường có thể bộc lộ được những hiểu biết đó của mình về lợi thế cạnh tranh, hãy truy cập vào website timviec365.vn.
Về Timviec365
Dành cho ứng viên
Dành cho nhà tuyển dụng
Việc làm theo khu vực
Việc làm theo ngành nghề
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
App CV365
App JobChat365
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
Tải app để tìm việc siêu tốc Tạo CV đẹp với 365+ mẫu CV xin việc