Tác giả: Timviec365.vn
Đa số nhà tuyển dụng nào “đại kỵ” những ứng viên hay nhảy việc. Họ thích nhận những bản CV của những ứng viên giàu kinh nghiệm, giàu năng lực và có thể gắn bó lâu dài với công ty và công vi
Trong môi trường lao động và tuyển dụng hiện nay, hiện tượng nhảy việc diễn ra “như cơm bữa”. Nếu bạn coi đó là cơ hội để bản thân có thêm nhiều kinh nghiệm đưa vào trong các mẫu CV online đẹp để chinh phục nhà tuyển dụng thì đây chính là cách nghĩ sai lầm đấy nhé. Có khi chính bản thân bạn cũng chưa từng dừng lại một chút để suy nghĩ về vấn đề này mà cứ chuyển việc theo hứng thú cá nhân mà thôi.
Nhảy việc là gì?
Vậy nên trước hết, chúng ta cần phải định nghĩa lại khái niệm nhảy việc để từ đó ý thức rõ hơn về những hành vi chuyển việc của mình. Nhảy việc là sự chuyển đổi công việc, nhưng đó không phải sự sự chuyển đổi thông thường mà là sự thay đổi nhanh chóng, bất thường. Có nghĩa là trong một thời gian ngắn, bạn có thể thay đổi rất nhiều công việc khác nhau và không có ý ổn định, gắn bó với bất cứ công việc nào cả.
>> Xem thêm: Thông tin cá nhân trong CV
Nhìn từ một phương diện nhỏ, bản thân việc nhảy việc sẽ không gây ra hậu quả tiêu cực nào. Nhưng, nếu đó là khi nhà tuyển dụng mới của bạn không hề biết về “lịch sử nhảy việc hào hùng” của bạn. Còn nếu như bạn ghi thẳng thắn vào CV xin việc mà bạn tự thiết kế CV hay tải mẫu CV xin việc từ trên mạng về rằng trong 1 năm qua bạn đã làm việc cho 5-6 công ty rồi, tức là bạn có tần suất nhảy việc khá nhiều thì khi đó, bạn sẽ bị đánh giá không tốt và cơ hội có việc làm của bạn sẽ thấp đến mức không thể giúp bạn có được một công việc tốt.
Nhìn vào một bản CV không có gì ngoài “thành tích” nhảy việc quá nhiều, bạn sẽ bị cho là:
Một người “đứng núi này trông núi nọ”.
Không biết trong quá trình làm việc và tim viec các bạn có biết điều này: hầu hết các nhà tuyển dụng đều rất kỵ tuyển dụng những ứng viên thường xuyên nhảy việc, nhất là những người chỉ trong vòng 1 năm mà nhảy việc tới 4 – 5 công ty vậy. Bởi vì những người nhảy việc nhiều chính là những người hay thay đổi.
Tác hại của nhảy việc đối với bản CV xin việc
Họ dễ chấp nhận một công việc và đồng thời cũng dễ từ bỏ chính công việc đó nếu như có một cơ hội khác tốt hơn, thậm chí là chỉ cần công việc mang đến cho bạn một chút thử thách thôi cũng đủ khiến cho họ từ bỏ ngay công việc.
Đối với các doanh nghiệp, công ty, những người nhân viên hay nhảy việc chính là những người không trung thành. Việc tìm kiếm và tuyển dụng một nhân viên mất rất nhiều thời gian và công sức từ phía nhà tuyển dụng. Tuy nhiên, nếu người được tuyển thường xuyên nghỉ việc, thì những nỗ lực về thời gian và công sức đã bỏ ra cho quá trình tuyển dụng sẽ trở nên vô nghĩa.
Người nhảy việc là người “có vấn đề” gì đó về tính cách hoặc trình độ chuyên môn
Bạn sẽ nhận ngay được những dấu chấm hỏi lớn nếu bạn đưa vào CV xin việc thành tích nhảy việc của mình. Khi đó, nhà tuyển dụng sẽ thắc mắc: Liệu bạn có khả năng làm tốt công việc hay không? Nghiệp vụ của bạn có vấn đề gì không mà khiến cho công ty cũ không chấp nhận bạn? Hay là bạn có tính cách trong CV nào đó khiến sếp cũ không thể chấp nhận nổi buộc phải cho bạn thôi việc?...
Toàn bộ những thắc mắc đó đều chĩa mũi nhọn về bạn. Nhà tuyển dụng nghi ngờ nhiều về những sự bất thường trong tính cách và khả năng của bạn. Và vì thế, cơ hội được nhận vào làm việc tại công ty là rất thấp nếu như không muốn nói là hoàn toàn không có vì nhà tuyển dụng còn rất nhiều sự lựa chọn tuyệt vời hơn họ.
Bạn là một người không hòa đồng
Đương nhiên, khi phải chuyển việc quá nhiều thì điều đó cũng có thể nói lên rằng, bạn khó thích nghi, bạn không hòa đồng với môi trường và đồng nghiệp quanh bạn. Chỉ cần không hợp với bất cứ ai trong công ty là bạn ngay lập tức sẽ nghỉ ngang chừng.
Và chắc chắn rằng nhà tuyển dụng sẽ không nghĩ họ có thể “chiều” được bạn khoản đó vì công ty của họ không thể dung nạp được những người khó hòa đồng như vậy.
>> Xem thêm: Lý do nghỉ việc trong CV
Nếu như bạn đã có một quá khứ thường xuyên nhảy việc rõ ràng như vậy thì bạn cần phải thể hiện như thế nào trong bản CV của mình? Có nên “thật thà” khai báo toàn bộ thông tin đó ra khi tạo CV xin việc online hay không? Để trả lời những thắc mắc đó, bạn hãy đọc tiếp nội dung ngay sau đây.
Một trong những yếu tố khiến cho một người hay nhảy việc bị mất điểm thậm tệ trong mắt nhà tuyển dụng đó là bản thân bạn nghi ngờ về chính đam mê công việc của mình. Nếu như bạn có thói quen nhảy việc, tốt nhất, hãy thể hiện được rõ rằng: nhảy việc chính là một yếu tố cần thiết đối với sự phát triển năng lực cũng như sự nghiệp của bạn.
Cách tốt nhất giúp bạn thực hiện điều này dễ dàng chính là việc bạn ghi ra mục tiêu nghề nghiệp trong CV xin việc hay trình bày kế hoạch phát triển bản thân trong CV một cách thật rõ ràng. Ví dụ như, mục tiêu của bạn là phải trở thành một SM thì được nhiên nhà tuyển dụng sẽ biết được rằng, bạn đã từng trải nghiệm tại các vị trí quản lý rất nhiều để phấn đấu lên vị trí quản lý khu vực.
Khi bạn là người có thói quen nhảy việc và nhảy việc với cường độ thường xuyên thì nhớ rằng, đừng bao giờ viết cụ thể, viết chi tiết quá về thời gian bạn tham gia làm việc tại các công ty đó. Khôn khéo thì bạn chỉ nên chọn ra từ 3 cho đến 4 vị trí đặc biệt có liên quan đến công việc của bạn đang ứng tuyển, sau đó viết một cách ngắn gọn về affiliation trong CV chúng trong một đoạn văn, thể hiện thời gian bắt đầu và kết thúc công việc, tên công ty, vị trí nhiệm vụ bạn đảm nhận đi kèm một vài mô tả về vai trò của bạn
Việc bạn ghi chép kết hợp như vậy mà lại chỉ ghi một khoảng thời gian như vậy mang đến tác dụng tốt đối với việc giảm đi cảm giác nhảy việc nhiều quá ở trong bản CV xin việc.
Việc bỏ khỏi các vị trí việc làm bạn dẫn ra trong CV đơn vị thời gian “tháng” cũng góp phần tạo ra được cảm giác rằng bạn đã làm việc tại một cơ sở công ty nào đó khá lâu. Cách này lại khá đơn giản để thực hiện, giả dụ, thay vì bạn ghi làm vị trí A từ tháng 12/2024 đến tháng 3/2024 thì lập tức nhà tuyển dụng sẽ thấy ngay quãng thời gian bạn làm tại công ty đó chỉ trong vòng 4 tháng là đã nhảy việc rồi thì bạn chỉ nên ghi làm vị ở vị trí A từ năm 2024 đến năm 2024. Đôi khi có những thứ để mập mờ sẽ giúp bạn tạo hiệu ứng tốt hơn trong CV xin việc của mình.
CV được định dạng phổ biến nhất là theo một trình tự thời gian nhất định. Tuy nhiên, bạn nên nhớ rằng đây vốn không phải là sự lựa chọn duy nhất dành cho bạn.
Bí quyết viết CV cho người hay nhảy việc
Bạn hoàn toàn có thể tạo ra một bản CV với định dạng khác, ở trong đó sẽ có sự ưu tiên làm nổi bật về kỹ năng bản thân trong CV, về thành tích, giải thưởng trong CV của cá nhân, đi kèm theo đó là những cột mốc về thời gian đã làm việc được liệt kê ở vị trí cuối bản CV xin việc. Bạn cần nêu rõ các công việc quan trọng mà bạn đã thực hiện và những thành tựu đã đạt được.
Khi đó, nhà tuyển dụng sẽ quan tâm nhiều hơn đến thành tích của bạn mà không phải là thời gian bạn gắn bó với công việc trong bao lâu.
Xét cho đến cùng, năng lực của bạn vẫn đóng vai trò then chốt để nhà tuyển dụng quyết định xem bạn có xứng đáng là một người ứng viên tiềm năng không. Khi bạn có thể khẳng định được bản thân có kinh nghiệm, có năng lực phù hợp và có bảng thành tích cá nhân đầy ấn tượng qua những con số biết nói trong CV xin việc thì đương nhiên, chẳng còn bất cứ nhà tuyển dụng nào muốn quan tâm đến lịch sử nhảy việc của bạn nữa.
Thậm chí những thành tích đặc biệt, kinh nghiệm ấn tượng này lại là yếu tố ghi thêm điểm cộng cho bạn. Trong mắt của nhà tuyển dụng việc bạn làm việc cho nhiều công ty không còn thuộc phạm trù của sự nhảy việc tiêu cực nữa mà đó sẽ là minh chứng cho thấy, bạn chính là một nguồn nhân lực rất hot và được nhiều nơi săn đón, mời về làm việc.
Nếu bạn chỉ làm việc ở vài ba cơ sở, chắc hẳn bạn sẽ được nhà tuyển dụng đánh giá là giàu kinh nghiệm và bạn có nhiều khả năng trong việc thích nghi với các môi trường khác nhau. Nhưng điều đó sẽ ngược lại nếu như bạn đưa kinh nghiệm làm việc trong CV với hàng loạt công việc, nhiệm vụ đã từng làm ở rất nhiều đơn vị, doanh nghiệp khác nhau.
Nếu biết cách trình bày kinh nghiệm làm việc trong CV sao cho “đẹp”, điểm yếu sẽ trở thành mạnh. Với kinh nghiệm làm việc đa dạng của bản thân, bạn hãy khéo léo biến mình trở thành đối thủ nặng ký trong mắt của nhiều ứng viên khác. Biết cách viết CV để “giấu nhẹm” đi những con số cơ sở bạn đã làm, đồng thời làm nổi bật lên hàng loạt những kinh nghiệm, kiến thức ở nhiều ngành nghề khác nhau, được học tập qua rất nhiều chương trình đào tạo, chắc chắn nhà tuyển dụng sẽ có cảm tình tốt về những điều bạn đã thu lượm được hơn là “kỵ” một người hay nhảy việc như bạn.
Số lần nhảy việc tuy rằng có thể chứng minh cho nhà tuyển dụng thấy bạn đã có được nhiều kinh nghiệm thế nhưng đồng thời nó cũng “tố cáo” rằng bạn chưa có bất cứ sự cống hiến sâu sắc nào cho các công ty bạn từng làm. Đây có thể là điểm trừ từ nhà tuyển dụng thông qua CV của bạn. Vậy làm sao để nhà tuyển dụng có thể chấp nhận một người ứng viên đang có xu thế không gắn bó và không cống hiến cho công ty của họ như bạn?
Hãy để cho nhà tuyển dụng hiểu điều đó và chấp nhận quan điểm trong việc thay đổi việc của bạn bằng cách nói cho họ biết, mục đích nhảy việc của bạn chính là để tích lũy thêm kiến thức, kinh nghiệm nhằm nâng cao trình độ học vấn trong CV, phục vụ tốt hơn cho mục tiêu thăng tiến trong con đường sự nghiệp. Nhìn chung, nếu thể hiện được quan điểm tích cực này thì nhà tuyển dụng cũng sẽ đưa ra nhận xét về bạn theo chiều hướng tích cực, bạn sẽ là một người có tinh thần cầu tiến trong mắt của họ và với tinh thần cầu tiến đó, bạn chính là đối tượng mà họ đang tìm kiếm.
Trong vô vàn nguyên nhân nhảy việc, trong đó, có những người nhảy việc chỉ vì nhìn cơ hội nhận lương cao hơn. Thế nhưng, dù là vậy thì bất cứ khi nào chúng ta cũng cần phải thể hiện được những định hướng rõ ràng cho sự nghiệp của mình. Tự bản thân bạn phải trả lời sau 5 – 10 năm nữa thì bạn muốn đóng góp điều gì trên con đường sự nghiệp đó, bạn sẽ học hỏi được những kinh nghiệm quý báu nào để tìm đến thành công dễ dàng hơn?
Một bản CV cho người có kinh nghiệm khi có bạn đã đảm nhận nhiều vị trí, việc làm khác nhau với những mức lương tăng tiến dần lên thì điều đó chứng minh được rằng, bạn luôn sẵn sàng nhảy việc vì mục tiêu quyền lợi. Nếu thể hiện điều này, chắc chắn nhà tuyển dụng sẽ đánh giá bạn không phải muốn xây dựng con đường sự nghiệp cho chính bạn mà là đang chạy đua với những quyền lợi trước mắt, công việc trong mắt bạn chỉ là một công cụ để kiếm tiền mà thôi.
Vậy nên hãy cho nhà tuyển dụng của bạn thấy rằng, bản thân bạn đã có được những sự đóng góp quan trọng đối với công ty cũ. Chứng minh những kinh nghiệm vốn có trước đây của bạn đều có thể hỗ trợ và giúp ích đối với công việc mà công ty đang tuyển dụng như thế nào.
Bản CV xin việc của người hay nhảy việc tốt hơn hết là thể hiện thật rõ ràng hai kiểu loại kinh nghiệm. Kinh nghiệm đầu tiên là những điều liên quan đến vị trí ứng tuyển. Đối với loại này, tốt nhất là bạn nên ghi chép các kinh nghiệm thu được từ nhiều mô tả công việc khác nhau.
Kinh nghiệm loại thứ hai chính là những điều được đúc kết từ công việc không chính thức ở quá khứ. Với nhóm này, bạn hoàn toàn có thể liệt kê vào trong CV xin việc những kinh nghiệm có liên quan lên vị trí đầu tiên, tạo ra dạng kinh nghiệm liệt kê theo hình tháp ngược.
Với dạng này, bạn chỉ nên đưa vào những đầu việc đã làm trong khoảng thời gian từ 4 đến 6 tháng trở lên mà thôi, lược bỏ những công việc bạn chỉ tham gia trong khoảng thời gian ngắn (từ 1 đến 2 tháng). Qua đó nhà tuyển dụng sẽ dễ dàng hơn trong việc đưa ra những đánh giá về bạn.
Tìm hiểu cách phân tích tin tuyển dụng để có CV hoàn hảo là bí quyết sẽ giúp bạn quyết định được nên chọn cách trình bày kinh nghiệm nào phù hợp với vị trí và tính chất công việc mình đang ứng tuyển.
Nhà tuyển dụng mặc dù đại kỵ những trường hợp nhảy việc nhưng vẫn có những trường hợp ngoại lệ có thể thông cảm được. Hơn ai hết họ nhận thức rất rõ rằng không phải tất cả các trường hợp ứng viên nhảy việc đều vì những lý do tiêu cực của họ.
Nếu bạn đưa ra được các lý do nhảy việc như công ty cũ sáp nhập, bạn là một nhân viên làm việc theo hình thức hợp đồng,... vậy thì bạn hãy giải thích điều đó trong bản CV xin việc của mình ngay nhé. Đưa kèm trong CV một vài chú thích để giải thích rõ nguyên nhân của vấn đề nhảy việc cũng khiến cho nhà tuyển dụng có những đánh giá tốt đẹp hơn về bạn.
Cách viết CV cho người hay nhảy việc
Một ví dụ có thể sẽ giúp cho bạn dễ hiểu hơn như sau: bạn đã làm việc cho một công ty, và công ty đó bị mua lại hoặc sáp nhập vào công ty khác, vậy thì bên cạnh tên công ty hiện tại mà bạn liệt kê vào trong CV thì hãy ghi chú ngay bên cạnh đó tên của công ty cũ nhé.
Còn trong trường hợp nếu như bạn là một người nhân viên hợp đồng, vậy thì, bạn hãy nói rõ ràng điều này trong mục chức vụ đảm nhận. Chẳng hạn, có thể ghi Nhân viên kinh doanh hợp đồng tại công ty A.
Bất cứ nhà tuyển dụng nào cũng vậy, họ đều có ấn tượng tốt với những ứng viên thể hiện được nhiều năm kinh nghiệm làm việc của mình. Tuy nhiên, điều mà nhà tuyển dụng mong muốn được nhìn thấy nhất ở ứng viên đó chính là kinh nghiệm phải đáp ứng thiết thực cho những yêu cầu mà họ đưa ra.
Chính điều này giúp bạn lý giải vì sao hiện nay đa số các bạn ứng viên đều gửi đi rất nhiều CV xin việc cho nhiều công ty, nhiều vị trí. Nhưng các bạn cần phải căn cứ vào từng vị trí và các lĩnh vực chuyên môn khác nhau để gửi đi những bản CV xin việc sao cho phù hợp nhất. Không thể gửi đi CV xin việc kế toán mà lại nêu ra nhiều kinh nghiệm bán hàng được đúng không? Như vậy có lẽ bạn đã hiểu, chúng ta dù nhảy việc nhiều, có nhiều kinh nghiệm làm việc ở các vị trí khác nhau thì hãy cố gắng phân tách, sắp xếp chúng lại với nhau để có đưa vào CV và gửi đi đúng vị trí ứng tuyển.
Vậy là chúng tôi đã gửi cho bạn rất nhiều bí quyết hay để bạn dễ dàng hơn trong việc “đối phó” với nhà tuyển dụng. Thể hiện bề dày kinh nghiệm, thái độ cầu tiến và sự nỗ lực luôn luôn là cần thiết nhưng nhất định hãy thật khéo léo để biến bản CV của bạn không còn mang dấu ấn của người thường xuyên nhảy việc nhé.