Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Các kỹ năng trong CV - Mẹo để bạn tự làm “tỏa sáng” bản thân mình

Tác giả: Vũ Khánh

Lần cập nhật gần nhất: ngày 08 tháng 04 năm 2024

Theo dõi timviec365 tại google new

Phần kỹ năng trong CV xin việc làm của bạn bao gồm những khả năng mà bạn có thể làm được liên quan đến công việc mà bạn đang ứng tuyển. Vậy trình bày các kỹ năng trong CV như thế nào để có thể chinh phục nhà tuyển dụng một cách hiệu quả nhất? Chúng ta cùng nhau tìm hiểu qua bài viết dưới đây để không bỏ lỡ cơ hội sở hữu một bản CV chất lượng và đầy thuyết phục!

1. Kỹ năng bản thân trong CV - Có thể bạn chưa biết

Các skill trong CV xin việc là những khả năng mà bạn có thể làm được liên quan đến công việc mà bạn đang ứng tuyển, hay nói cách khác nó chính là năng lực nghề nghiệp trong CV. Ở phần này thông thường bạn nên liệt kê những kỹ năng cần thiết cho vị trí hoặc lĩnh vực mà bạn đang muốn xây dựng sự nghiệp của mình, đó có thể là kỹ năng tin học văn phòng, sử dụng các phần mềm chuyên môn,...

1.1. Mục kỹ năng trong CV là gì?

Khi bạn ứng tuyển vào bất kỳ vị trí nào, nhà tuyển dụng đều muốn thấy trong đơn ứng tuyển của bạn những kỹ năng cần thiết phù hợp với yêu cầu công việc của họ, những kỹ năng như “academic abilities” (học vấn); “soft skills” (kỹ năng mềm); … và nhiều kỹ năng khác. Tùy theo từng vị trí, mà họ sẽ có yêu cầu khác nhau cho từng kỹ năng, nhưng khi trình bày vào CV, bạn nên khéo léo thể hiện, sắp xếp thông tin trong CV cùng với những kỹ năng đó với nhà tuyển dụng.

Nhiều hành động tìm kiếm cho rằng nhiều ứng viên đang có thắc mắc về việc có nên đưa vào những phẩm chất kỹ năng đặc biệt trong CV hay không? Điều này là hoàn toàn có thể, bên cạnh phần kỹ năng, bạn cũng có thể chèn vào một cách linh hoạt những phẩm chất năng khiếu, thông tin thêm trong CV, những năng khiếu của bạn có đôi khi cũng sẽ mang lại những ích lợi cho nghề nghiệp, chẳng hạn như: năng khiếu ngôn ngữ, năng khiếu âm nhạc, năng khiếu thể dục thể thao, năng khiếu logic toán học, ...

1.2. Những chuẩn bị cuối cùng trước khi viết kỹ năng trong CV xin việc

Làm sao thuận lợi trong khi viết kỹ năng xin việc công tác viết Curriculum vitae là gì, trước hết bạn phải chắc rằng mình đã tìm hiểu kỹ càng bản tin tuyển dụng của các doanh nghiệp bạn đang quan tâm. Điều này không phải vô nghĩa, nó giúp bạn tiếp nhận được những thông tin về yêu cầu, điều kiện cũng như những nhiệm vụ và thông tin về nhà tuyển dụng, trên cơ sở đó, bạn sẽ biết được cách để nhấn mạnh và làm nổi bật các kỹ năng trong CV xin việc của mình. 

Tìm việc làm thêm cũng là một trong những phương thức giúp bạn có thể sở hữu những kỹ năng cần thiết ngay từ khi còn trên giảng đường. Bạn nên tích lũy dần những kinh nghiệm để nâng cao giá trị bản thân thể hiện tốt nhất trong cv mà mình ứng tuyển. 

Hiểu rõ yêu cầu tuyển dụng chính là hiểu rõ những tiêu chí tuyển dụng của doanh nghiệp, những yêu cầu kỹ năng cơ bản mà ứng viên cần có. Từ đó bạn biết được mình cần thể hiện kỹ năng nổi bật gì trong CV xin việc. Không chỉ có vậy, nếu như nhà tuyển dụng của bạn yêu cầu cần các ứng viên có kinh nghiệm nhưng những ứng viên khác họ có một bề dày kinh nghiệm còn bạn thì không. Đó chính là lý do bạn cần thể thiện những kỹ năng đặc biệt lấp đầy khoảng trống kinh nghiệm đó. Ngoài ra, trình bày các kỹ năng cũng là một cách gián tiếp thể hiện kinh nghiệm làm việc trong thực tế của mình.

Tìm việc làm

Kỹ năng bản thân trong CV - Có thể bạn chưa biết
Kỹ năng bản thân trong CV - Có thể bạn chưa biết

1.3. Cách viết kỹ năng trong CV xin việc

Viết kỹ năng trong CV xin việc không khó, nhưng khó ở chỗ phải làm sao để những kỹ năng đó nổi bật hấp dẫn nhà tuyển dụng tránh những nội dung gây nhàm chán. Hiện nay, thường thấy trong CV xin việc, mục về kỹ năng thường được diễn đạt theo hai cách, một là liệt kê kỹ năng và hai là đánh giá theo thang điểm.

Với dạng trình bày kỹ năng, khi viết cv xin việc, bạn chỉ nên trình bày tóm tắt  bằng những gạch đầu dòng liệt kê những kỹ năng của bạn. Ví dụ:

- Kỹ năng làm việc teamwork trong CV.

- Kỹ năng giao tiếp.

- Chịu áp lực công việc dưới cường độ cao.

Một chú ý nho nhỏ cho bạn khi trình bày kỹ năng dưới dạng liệt kê này đó là hãy đưa những kỹ năng nổi bật đáp ứng đặc thù công việc của bạn lên trước, sau đó mới đến những kỹ năng khác. Với dạng này bạn có thể trình bày chi tiết, cụ thể hơn so với dạng chấm điểm.

Thứ 2 là kỹ năng trình bày dưới dạng thang điểm, với dạng này, trên thang điểm 10 hoặc 100 bạn có thể tự chấm điểm các kỹ năng cho mình. Không chi tiết bằng hình thức liệt kê, trình bày kỹ năng theo thang điểm giúp bạn có cơ hội thể hiện kỹ năng của bản thân trong thực tế bằng cách thể hiện nó gián tiếp trong mục tiêu nghề nghiệp và kinh nghiệm làm việc.

Vẫn đau đầu vì chưa biết chọn định dạng nào cho kỹ năng trong cv xin việc, hãy đến với Timviec365.vn – website tìm việc làm số 1 Việt Nam. Hiểu được nỗi đắn đó trăn chở của ứng viên, Timviec365.vn đã thiết kế ra những mẫu cv xin việc hoàn hảo là sự hoàn quyện giữa hình thức trình bày kỹ năng truyền thống và trình bày theo cấu trúc mới. Bạn có thể dễ dàng tham khảo, tạo và tải mẫu CV xin việc đẹp nhất về cho mình.

2. Bật mí về bí quyết viết kỹ năng trong CV

2.1. Điều chỉnh kỹ năng sao cho hợp lý

Các kỹ năng cần có trong CV của bạn phải là những kỹ năng phù hợp với những yêu cầu công việc mà thông báo tuyển dụng đã đưa ra, càng tương thích càng tốt. Cách ghi kỹ năng chuyên môn trong cv xin việc sẽ thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy những thế mạnh của bạn, kỹ năng của bạn càng phù hợp với yêu cầu công việc thì bạn sẽ có một cơ hội được chọn cao hơn rất nhiều.

Nếu bạn đang ứng tuyển một vị trí liên quan đến quản lý hành chính, hãy đề cập và mô tả kỹ năng về vi tính văn phòng như Microsoft Office hoặc các phần mềm liên quan đến trích xuất dữ liệu (SQL), cũng như các phần mềm khác có liên quan đến công việc. 

Còn nếu bạn nộp đơn cho vị trí liên quan đến lập trình, thì cần liệt kê những kỹ năng/khả năng sử dụng ngôn ngữ lập trình (HTML, Java, C++), phần mềm soạn thảo siêu văn bản (Visual Code), những nền tảng IT và những kỹ năng công nghệ thông tin khác. Và chỉ để cập đến những kỹ năng đó khi bạn thực sự rèn luyện được chúng và luôn kiểm tra kỹ lưỡng mục kỹ năng trong CV để đảm bảo bạn trình bày đầy đủ những kỹ năng có liên quan nhất.

Có một mục kỹ năng được trình bày cẩn thận sẽ giúp nhà tuyển dụng dễ dàng hơn trong việc “để mắt” đến bạn. Đặc biệt là nó sẽ bổ sung những “key-words” vào trong CV của bạn, vì hiện nay có rất nhiều nhà tuyển dụng sử dụng những phần mềm theo dõi ứng viên tự động (ATS) để quét hồ sơ ứng viên; các hệ thống này được lập trình để lọc ra những từ khóa cụ thể từ CV của ứng viên. 

Và bạn biết những từ khóa đó là gì không? Chính là những từ khóa về yêu cầu công việc, kỹ năng và kinh nghiệm làm việcnhư đã được nêu trong thông báo tuyển dụng. Chính vì thế khi trình bày CV của mình, cố gắng đưa vào những “key-words” thông báo tuyển dụng – đặc biệt là những kỹ năng mà bạn có – vào CV để nhà tuyển dụng tìm thấy bạn nhanh hơn nhé.

Nếu như công việc của bạn đòi hỏi cần phải trình bày nhiều kỹ năng ở nhiều mảng khác nhau, bạn có thể tập hợp những kỹ năng đó theo từng danh mục chung như: kỹ năng máy tính, kỹ năng ngôn ngữ,...

2.2. Phân loại kỹ năng khi trình bày

kỹ năng trong cv-phân loại
Phân loại các kỹ năng trong CV

2.2.1. Kỹ năng cứng và kỹ năng mềm 

Bộ kỹ năng bao gồm cả kỹ năng cứng và kỹ năng mềm. Kỹ năng cứng là những kỹ năng được giảng dạy hoặc đào tạo mà có hoặc kỹ năng có thể được định lượng. Kỹ năng mềm trong CV là các kỹ năng giao tiếp và tương tác cá nhân mang tính chất tự rèn luyện (như kỹ năng “truyền thông”, “lãnh đạo”, “xây dựng nhóm” hoặc “tạo động lực”) rất khó định lượng.

Xem thêm: Điểm mạnh điểm yếu của bạn là gì 

2.2.2. Kỹ năng chuyên biệt, kỹ năng tổng hợp và kỹ năng thích nghi

Các kỹ năng chuyên môn là những khả năng cho phép một ứng viên được tuyển dụng làm một công việc đặc biệt. Một số kỹ năng đạt được bằng cách tham gia các chương trình học tập hoặc đào tạo. Một số khác có thể được tiếp thu thông qua kinh nghiệm thực tế trong công việc. Kỹ năng chuyên môn thay đổi dựa trên vị trí. Ví dụ, nhân viên trợ giúp CNTT cần kỹ năng  về máy tính, giáo viên cần kỹ năng lập kế hoạch bài học, và thợ mộc cần kỹ năng làm việc với các dụng cụ bào, mài,...

Kỹ năng tổng hợp là những kỹ năng đã được rèn luyện trong một môi trường cụ thể nhưng có thể được ứng dụng trong nhiều môi trường khác nhau. Các kỹ năng chuyên môn có thể tương phản với các kỹ năng tổng hợp như giao tiếp, tổ chức, trình bày, làm việc nhóm, lập kế hoạch và quản lý thời gian, được yêu cầu trong một loạt các công việc. Kỹ năng tổng hợp là những kỹ năng mà bạn sử dụng trong hầu hết mọi công việc.

Kỹ năng thích nghi. Những loại năng khiếu này đôi khi không rõ ràng và khó định lượng hơn vì chúng dựa vào các đặc điểm tính cách chứ không phải là học tập. Cả ba loại kỹ năng đều có thể được đưa vào bản lý lịch.

2.3. Cách sử dụng danh sách các kỹ năng

Bạn có thể sử dụng các danh sách kỹ năng này trong quá trình tìm kiếm việc làm của bạn.

- Thứ nhất, bạn có thể sử dụng các từ khóa kỹ năng này trong CV của bạn hoặc trong phần mô tả lịch sử công việc của bạn. Nếu chưa có kinh nghiệm, kỹ năng sẽ là phần giúp bạn che lấp khoảng trống cho CV của bạn.

- Thứ hai, bạn có thể sử dụng chúng trong thư giới thiệu của bạn. Cụ thể, bạn có thể đề cập đến một hoặc hai kỹ năng này, và đưa ra một ví dụ cụ thể về thời gian khi bạn ứng dụng những kỹ năng đó trong công việc.

- Cuối cùng, bạn có thể sử dụng các từ khóa kỹ năng này trong cuộc phỏng vấn của bạn. Hãy chắc chắn rằng bạn có ít nhất một ví dụ chứng minh bạn đã từng ứng dụng những kỹ năng hàng đầu mà bạn liệt kê. Tất nhiên, mỗi công việc sẽ đòi hỏi những kỹ năng và kinh nghiệm khác nhau, do đó hãy chắc chắn rằng bạn đọc kỹ mô tả công việc một cách cẩn thận và tập trung vào các kỹ năng được liệt kê bởi nhà tuyển dụng.

3. Top những kỹ năng được nhà tuyển dụng đánh giá cao nhất 

Theo một số thống kê với các doanh nghiệp, 5 kỹ năng sẽ được đánh giá cao nhất sẽ được hiện trong CV bao gồm các kỹ năng như sau:

kỹ năng trong cv-5 kỹ năng
5 kỹ năng cần thiết nhất nên đưa vào CV xin việc

3.1. Kỹ năng giao tiếp

Kỹ năng giao tiếp, còn được gọi là kỹ năng tương tác với mọi người, là những kỹ năng liên quan đến cách bạn giao tiếp và tương tác với những người xung quanh bạn. Nhà tuyển dụng mong muốn nhân viên có thể hợp tác tốt với chủ sử dụng lao động, đồng nghiệp và khách hàng. Những người có kỹ năng giao tiếp cũng có nhiều khả năng làm việc tốt hơn trong môi trường nhóm.

Đây là một trong những kỹ năng quan trọng giúp CV xin việc của bạn được các nhà tuyển dụng đánh giá cao. Kỹ năng giao tiếp trong rất cần trong các CV xin việc bán hàng, CV chăm sóc khách hàng... bạn hãy lưu ý điều này khi viết triển khai nội dung trong CV. 

3.2. Kỹ năng máy tính

Bạn biết đấy, với công nghệ hiện đại như ngày nay, thì làm việc với các máy móc, thiết bị, điển hình là máy tính không còn quá xa lạ với đại đa số mọi người. Mọi doanh nghiệp bất kể hoạt động trên lĩnh vực nào đều cần sử dụng máy tính, vì vậy họ cũng đòi hỏi ở các ứng viên khi đi xin việc phải am hiểu hay thành thạo những kỹ năng làm việc với máy tính. Kỹ năng tin học trong CV về cơ bản, phải làm tốt với các phần mềm như Word, Excel,... 

Xem thêm: Cách làm CV xin việc trên máy tính

3.3. Kỹ năng thích nghi

Nếu bạn là người có khả năng thích nghi tốt thì đương nhiên để bạn vào làm việc trong hoàn cảnh hay môi trường nào cũng không thể làm khó được bạn. Bạn sẽ dễ dàng thích nghi với những tình huống nảy sinh bất ngờ và vô cùng đa dạng.

Kỹ năng này đặc biệt đòi hỏi ở các ứng viên làm việc trong các môi trường làm việc nhiều áp lực, có khối lượng công việc lớn.

3.4. Kỹ năng làm việc nhóm và tương tác

Đa số các công việc đều đòi hỏi ở người làm có khả năng kết hợp với nhiều người khác. Do đó khả năng làm việc nhóm rất quan trọng để có thể mang lại hiệu quả cao trong công việc. Các nhà tuyển dụng sẽ không tuyển dụng những nhân viên có thái độ khó chịu, luôn gây chuyện và gây bất hòa trong môi trường làm việc. Nếu bạn là người hòa đồng, luôn có thái độ lịch sự và vui vẻ trong mọi trường hợp, có mối quan hệ tốt với mọi người xung quanh thì đó chính là điều mà nhà tuyển dụng cần ở bạn.

Bên cạnh đó, nếu bạn là người có khả năng làm việc nhóm thì bạn cũng sẽ có khả năng giải quyết những mâu thuẫn, xung đột xảy ra giữa các thành viên trong nhóm.

3.5. Kỹ năng tư duy phản biện

Kỹ năng tư duy phản biện cũng giống như kỹ năng giải quyết, phản ứng và xử lý khi đứng trước một vấn đề vậy. Tư duy phản biện rất cần thiết trong mọi công việc, nhất là những công việc đòi hỏi tính nghiên cứu, phân tích, sáng tạo như: nghiên cứu, phát triển thị trường, kinh doanh, tiếp thị, quảng cáo,...

Nhà tuyển dụng muốn nhân viên có khả năng tự giải quyết vấn đề bằng cách sử dụng suy nghĩ sáng tạo dựa trên những phân tích chu đáo. Cho nên tư duy phản biện rất hữu ích trong nhiều ngành nghề, từ chăm sóc sức khoẻ đến kỹ thuật đến giáo dục. Bên cạnh đó, nhà tuyển dụng cũng muốn tìm kiếm những nhân viên tích cực và đam mê công việc của họ, biết tự động viên bản thân mình. Những nhân viên có động cơ làm việc tốt thường có xu hướng nỗ lực nhiều hơn để hoàn thành công việc mà họ được giao.

3.6. Các kỹ năng bổ sung khác

Ngoài các kỹ năng nên đưa vào CV đã kể trên, bạn cũng có thể tham khảo những kỹ năng phụ sau đây để làm đẹp hơn bản CV của mình:

- Khả năng lãnh đạo: Nhà tuyển dụng tìm kiếm những ứng viên có khả năng lãnh đạo, thúc đẩy, khuyến khích các thành viên khác để đạt được mục tiêu và khả năng truyền cảm hứng, tạo động lực… Thậm chí nếu bạn không ứng tuyển cho vị trí quản lý thì những vị trí chủ chốt ở các công ty cũng đòi hỏi kỹ năng này. Có kỹ năng lãnh đạo bạn sẽ có cơ hội tiến xa hơn ở công việc.

- Đáng tin cậy: Sự tin cậy là một phẩm chất rất quan trọng khi tìm kiếm và tuyển chọn các ứng viên. Nhà tuyển dụng muốn một người đáng tin cậy và có trách nhiệm, những nhân viên có sự độc lập nhất định có thể được tin cậy với nhiều trách nhiệm hơn, và có thể trở thành các nhà lãnh đạo và quản lý mạnh mẽ.

- Kỹ năng Ngoại ngữ: Ngoại ngữ là kỹ năng mà nhiều nhà tuyển dụng muốn thấy ở các ứng viên. Có trình độ ngoại ngữ tốt sẽ giúp ích cho công việc rất nhiều, đặc biệt là những công việc có liên quan đến làm việc với khách hàng là người nước ngoài. Việc trình bày trình độ tiếng Anh trong CV hay biết cách viết cv xin việc bằng 3 ngôn ngữ sẽ khiến nhà tuyển dụng ấn tượng hơn với bản CV xin việc của bạn. Hãy biết cách thể hiện trình độ chuyên môn này trong CV thật nổi bật. 

Nếu bạn nào ứng tuyển vào công ty nước ngoài làm việc thì khả năng ngoại ngữ là điều bắt buộc. Các bạn cần trình bày rõ phần này. Bạn hãy liệt kê vào những chứng chỉ ngoại ngữ mà bạn đã đạt được trong CV của mình. 

kỹ năng trong cv khác
Các kỹ năng bổ sung khác nên tham khảo

Cũng có nhiều công ty nước ngoài, ngay từ đầu sẽ yêu cầu bạn làm những CV bằng tiếng Anh để phần nào đánh giá được trình độ tiếng Anh của ứng viên. Trong những trường hợp như thế, ứng viên cần sẵn sàng một bản CV ấn tượng cùng với việc có một kỹ năng ngoại ngữ tốt, từ đó sẽ tạo được ấn tượng tích cực đối với nhà tuyển dụng.

- Khả năng làm việc độc lập: Bên cạnh khả năng làm việc nhóm thì các ứng viên cần phải có kỹ năng làm việc độc lập. Bởi vì không phải công việc nào cũng yêu cầu các bạn làm việc nhóm. Sẽ có những giai đoạn mà các bạn cần làm việc nhóm, và phần lớn khoảng thời gian làm việc còn lại của bạn đều là làm việc độc lập.

Chính vì thế, các ứng viên đều cần phải trang bị cho mình khả năng làm việc độc lập song song với khả năng làm việc nhóm. Điều đó sẽ giúp cho các bạn dễ dàng hơn trong quá trình làm những công việc đa dạng khác nhau.

Khả năng làm việc độc lập sẽ giúp các bạn chủ động hơn trong bất kỳ công việc nào bạn làm. Điều này được nhà tuyển dụng lưu ý rất kỹ, khi ứng viên có khả năng làm việc độc lập thì đồng nghĩa với ứng viên đó có tính quyết đoán cao, có khả năng giải quyết các vấn đề một cách thông minh.

- Kỹ năng sắp xếp, lập kế hoạch và quản lý thời gian: Các công việc ngày nay đều đòi hỏi người ứng viên kỹ năng sắp xếp công việc, lập kế hoạch công việc và quản lý thời gian một cách khoa học, bài bản… Những người có kỹ năng này sẽ dễ dàng hơn trong việc lập trước cho mình một bản kế hoạch đầy đủ, bao gồm nêu rõ những mục tiêu cụ thể, các đối tượng tham gia và phương hướng làm việc một cách chi tiết, cụ thể nhất. Khi các bạn trình bày kỹ năng này vào CV xin việc của bạn thì đồng nghĩa với việc bạn đã khẳng định với nhà tuyển dụng thấy được rằng, bạn là người có khả năng quản lý thời gian và đảm bảo mọi công việc được diễn ra theo đúng với kế hoạch bạn đã lập ra.

- Khả năng chịu được áp lực công việc: Áp lực công việc là cơn ác mộng của tất cả người lao động. Và sự thật là không một công việc nào lại không có áp lực cả. Chính vì thế, điều thiết yếu của mỗi người chính là có khả năng chịu được áp lực công việc.

Tùy vào từng tính chất công việc mà người lao động sẽ phải chịu những áp lực công việc khác nhau. Có khả năng chịu áp lực công việc sẽ giúp các ứng viên thích nghi với môi trường làm việc, có thể dễ dàng vượt qua được những khó khăn trong công việc.

Các nhà tuyển dụng luôn ưu tiên tuyển dụng những ứng viên có khả năng này, họ không muốn tuyển về người nhân viên có khả năng chịu đựng kém, thấy công việc có chút khó khăn thì từ bỏ.

Phải là những người chịu được áp lực công việc bao gồm áp lực về khối lượng, áp lực từ cấp trên, áp lực từ đồng nghiệp, áp lực từ các đối tác và khách hàng… thì mới có thể dễ dàng đưa công việc đến đích thành công.

Khi họ vượt qua được những áp lực và khó khăn trong công việc đồng nghĩa với việc không có điều gì có thể làm khó được họ cả. Điều này thực sự rất cần thiết khi làm bất cứ công việc nào, ở bất kỳ vị trí nào trong các công ty.

Xem thêm: Cách viết giải thưởng trong CV

4. Những lưu ý khi viết kỹ năng trong CV xin việc 

Có thể nói, kỹ năng của bạn có một phần từ kinh nghiệm và giáo dục. Vì vậy, bạn nên xem xét rải trong thành tích đạt được, trong mục giới thiệu chung về bản thân và những kỹ năng chính trong CV. Tất cả những điều này sẽ giúp CV của bạn có sự thống nhất, có logic các phần với nhau. Tất cả nói về bản thân bạn, nói về khả năng đảm nhiệm công việc mà bạn đang ứng tuyển. 

kỹ năng trong cv-lưu ý
Những lưu ý khi viết mục kỹ năng trong CV xin việc

Do đó, nếu quý vị muốn tạo một bản CV thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng, để có cơ hội phỏng vấn cao hơn mà không tốn nhiều thời gian, quý vị có thể chọn các mẫu CV tham khảo ấn tượng ra thì bạn cần biết những kỹ năng gì nên đặt trong CV và cách mô tả các kỹ năng đó như thế nào? Cách viết kỹ năng chuyên môn trong CV sao cho ấn tượng với nhà tuyển dụng? Sau đây là một vài lưu ý về cách viết kỹ năng trong CV xin việc:

Các kỹ năng chính là những kỹ năng liên quan tới công việc mà bạn đang ứng tuyển. Theo đó, hầu hết mọi người đều hình thành kỹ năng chính thông qua mô tả công việc đang tìm kiếm. Ngoài ra bạn nên trả lời được cho mình câu hỏi có nên thổi phồng CV xin việc? Rất nhiều bạn đã ghi những kỹ năng mình không có trong CV để có cơ hội cao hơn lọt vào vòng phỏng vấn tuy nhiên nếu không có được những kỹ năng thực sự thì nhà tuyển dụng sẽ không chọn bạn.

Vì kỹ năng là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong CV. Vì vậy, bạn rải khắp CV của mình chứ không chỉ có trong mục kỹ năng riêng của nó.

Hãy cố gắng xây dựng danh mục kỹ năng sao cho thật chuyên nghiệp. Đồng thời rải kỹ năng trong các mục khác của CV. Nếu viết phần kỹ năng tốt trong CV, bạn có thể vượt qua nhiều ứng viên khác và được gọi phỏng vấn từ nhà tuyển dụng. Thêm nữa, viết kỹ năng, viết CV tốt sẽ giúp bạn được nhận dạng tốt hơn qua công cụ lọc ứng viên được các nhà tuyển dụng dùng phổ biến hiện nay.

Kỹ năng ngoài kỹ năng làm việc còn là các kỹ năng mềm, tố chất, sở trường của mỗi người giúp họ hoàn thành tốt công việc.

Tham khảo các kỹ năng ghi trong CV khác như: Phân tích dữ liệu; Viết lời quảng cáo; Biết làm kế toán; Tính toán tốt; Thiết kế hình ảnh; Lên kế hoạch/Tổ chức kế hoạch sự kiện; SEO/SEM Marketing; Bookkeeping; Ra quyết định, quyết đoán; Giải quyết xung đột; Sáng tạo;...

Tiêu chuẩn để đánh giá mục kỹ năng làm việc trong CV là thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy rằng những kỹ năng, kinh nghiệm được mô tả trong hồ sơ của bạn phù hợp với công việc, giúp bạn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao tại công ty. Điều đó có nghĩa là những kỹ năng bạn viết trong CV của mình cần thiết, phù hợp với những gì mà công ty yêu cầu trong phần mô tả và yêu cầu công việc. Như vậy, để có một CV tốt, bạn nên học cách viết mô tả công việc, học cách rải từ khóa trong CV cũng như trình bày rõ ràng gồm nhiều phần, nhiều đoạn riêng. Bạn hãy tìm những từ khóa tốt trong khi tạo hồ sơ cho mình.

Như vậy có thể thấy các kỹ năng trong CV đóng vai trò quan trọng và là phần không thể thiếu nếu bạn muốn thể hiện bản thân, chinh phục nhà tuyển dụng, giành lấy cơ hội việc làm hấp dẫn. Chúc các bạn luôn có những công việc ưng ý và thành công trong cuộc sống!

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết thành công trong công việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Câu chuyện nghề nghiệp-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Tài liệu gia sư-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Danh mục văn thư lưu trữ-Tài Sản Doanh Nghiệp-KPI Năng Lực-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Chuyển văn bản thành giọng nói-Giới Thiệu App Phiên Dịch-Quản Lý Kênh Phân Phối-Đánh giá nhân viên-Quản lý ngành xây dựng-Hóa đơn doanh nghiệp-Quản Lý Vận Tải-Kinh nghiệm Quản lý mua hàng-Danh thiếp cá nhân-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý
;