• Kiểm tra và cập nhật các phiếu nhận hàng nhập kho hoặc nhập xuất thẳng đảm bảo số lượng, đơn giá khớp với đơn đặt hàng đã được ký duyệt.
• Thông báo cho Kế toán trưởng về biến động giá trong quá trình kiểm tra nếu có.
• Rà soát tỷ lệ phần trăm giá vốn đồ ăn, uống tiêu thụ hàng tháng.
• Tính chi phí cho các món ăn, thức uống trong thực đơn để đảm bảo giá vốn quy định.
• Kiểm tra và cập nhật các phiếu xuất kho, phiếu điều chuyển kho đảm bảo đúng mã hàng, đủ số lượng theo yêu cầu đặt hàng.
• Tiến hành kiểm tra đột xuất các mặt hàng mới mua, hàng trong kho hay hàng đang chế biến.
• Tính giá thành các mặt hàng chuyển từ bếp/ Kho sang các chi phí khác như: Miễn phí cho khách, chi phí đào tạo, khuyến mại, quà tặng...
• Lập định lượng cho các món ăn, uống (Recipe Costing).
• Kiểm tra danh sách các mặt hàng đã bán trong hệ thống có khớp với báo cáo bán hàng hàng ngày của các điểm bán hàng hay không.
• Lập báo cáo giá vốn đồ ăn, đồ uống hàng ngày.
• Lập định mức hàng tồn kho cho các điểm bán hàng và kho tổng.
• Lập một số báo cáo phân tích theo yêu cầu (Báo cáo cân đối hàng tồn kho, BC phân tích hàng tồn kho, BC phân tích vật dụng cho khách, hàng miễn phí, báo cáo các mặt hàng tiêu thụ chậm, hàng hỏng, tính giá vốn đồ ăn, đồ uống cả tháng, báo cáo kiểm kê kho, đóng kho…).
• Tiến hành kiểm kê toàn bộ các kho hàng tháng, phân tích sự chênh lệch nếu có.
• Tiến hành kiểm tra thẻ kho để đảm bảo việc nhập, xuất tồn được ghi nhận hàng ngày và khớp với sổ cuối tháng.
• Lập kế hoạch đi khảo giá thị trường 1 đến 2 lần/ Tháng cùng với phòng mua và bếp để có sự so sánh về giá của các mặt hàng mua hàng ngày; lập bảng giá cho cả tháng
Chia sẻ
Bình luận