Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Trắc nghiệm tính cách Enneagram – Thấu hiểu bản thân để bứt phá

Tác giả: Vũ Bích Phượng

Lần cập nhật gần nhất: ngày 26 tháng 08 năm 2024

Theo dõi timviec365 tại google new

1. Tùng

2. Kiên

3. My

4. Phương Anh

5. Miền Nam

6. Miền Trung

7. Miền Bắc

Trắc nghiệm tính cách Enneagram là một công cụ hỗ trợ con người tự khám phá bản thân mình. Ngày nay, với sự bao phủ của mạng xã hội, Enneagram còn giúp chúng ta khám phá cả những người xung quanh thông qua kết quả làm bài trắc nghiệm Enneagram mà họ chia sẻ. Enneagram đã trở thành một dự án quan trọng mà timviec365.vn muốn phát triển để phục vụ cho việc tuyển dụng hiệu quả thông qua cơ chế Nhà tuyển dụng nắm bắt tính cách ứng viên.Vậy tìm hiểu ngay mọi thông tin về Enneagram và dự án triển khai trắc nghiệm tính cách của hệ thống timviec365.vn ngay tại nội dung bên dưới nhé

1. Trắc nghiệm Enneagram là gì?

Enneagram là một lĩnh vực nghiên cứu về tính cách con người có nguồn gốc từ Hy Lạp. “Ennea” nghĩa là số 9 và “gram” là đồ thị. Vậy Enneagram là đại diện cho 9 nhóm tính cách ở con người, mô tả các đặc điểm trí tuệ, xúc cảm, và góc nhìn của từng cá nhân.

Trắc nghiệm tính cách enneagram là gì
Trắc nghiệm tính cách enneagram là gì?

Hệ thống Enneagram đã được sử dụng bởi các nhà tâm lý học từ những năm 1970. Trắc nghiệm Enneagram cũng được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực. Đặc biệt, việc tìm hướng nghiệp thông qua Enneagram đang trở thành một xu hướng phổ biến.

So với các trắc nghiệm tính cách và nghề nghiệp khác như trắc nghiệm MBTI, trắc nghiệm Holland, DISC thì Enneagram được công nhận là có sự chính xác và độ tin cậy khá cao.

Dù Enneagram có phương thức hoạt động phức tạp, bài trắc nghiệm lại được thiết kế một cách khá dễ tiếp cận và gần gũi. Vậy Enneagram được chia ra thành những nhóm như thế nào?

2. Các loại tính cách trong Enneagram

Các loại tính cách trong Enneagram
Các loại tính cách trong Enneagram

2.1. Loại 1: Người cầu toàn (The Perfectionist)

“Nguyên tắc, có mục đích, tự chủ và luôn tìm kiếm sự hoàn hảo” là những đặc điểm nổi bật ở người cầu toàn

Họ là những người rất chu đáo, tận tâm, sống dựa trên nguyên tắc nhất định. Người cầu toàn luôn có cảm giác vô cùng mạnh mẽ với sự đúng – sai. Họ làm việc có tổ chức, theo thứ tự, nỗ lực để duy trì những tiêu chuẩn cao nhất. Tính cách này đôi khi khiến họ bị sa đà vào cầu toàn và nhận về sự chỉ trích.

Điểm mạnh: thực tế, sáng suốt, khôn ngoan và cao thượng.

Điểm yếu: thường mất kiên nhẫn, oán giận.

Động lực cốt lõi: cố gắng vươn lên cao hơn, khiến mọi thứ trở nên tốt đẹp, luôn kiên định với lý tưởng của bản thân, trở nên hoàn hảo để không bị phán xét bởi ai.

2.2. Loại 2: Người giúp đỡ (The Helper)

Người tình cảm thường sống rộng lượng, thích giãi bày tâm sự, tâm tư, tình cảm, muốn hòa hợp với mọi người. Họ có xu hướng cố gắng làm hài lòng người khác nhưng lại không muốn bị xem thường.

Biểu hiện nổi bật của người tình cảm là thân thiện, dễ cảm thông. Họ gần gũi, hào phóng, sẵn sàng hy sinh bản thân nhưng đôi khi cũng khá ủy mị và ưa nịnh.

Điểm mạnh: luôn tạo cho mọi người xung quanh cảm thấy ấm áp, được yêu thương và nhận về sự trân quý từ họ.

Điểm yếu: thích chiếm hữu, chỉ nhận thấy những nhu cầu của riêng mình, đôi khi thiếu lý trí.

Động lực cốt lõi: luôn muốn được yêu, được thể hiện cảm xúc với người khác, muốn trở nên đặc biệt trong mắt người khác.

2.3. Loại 3: Người tham vọng (The Achiever)

Đặc điểm nhận biết người tham vọng đó là luôn có mục tiêu, động lực, nhận thức được hình ảnh cá nhân. Họ nỗ lực, cố gắng hết mình để thành công, giành được sự tôn trọng, ngưỡng mộ của người khác.

Người tham vọng dễ tạo được sự tin tưởng, lôi cuốn người khác. Họ sống có hoài bão, tài năng, luôn tràn đầy năng lượng. Họ cũng có tài ngoại giao, đĩnh đạc, tuy nhiên đôi khi cũng quan tâm thái quá vào hình ảnh bên ngoài.

Bạn thuộc kiểu tính cách nào
Bạn thuộc kiểu tính cách nào

Điểm mạnh: có ý chí, quyết tâm để thành công trong cuộc sống, sự nghiệp.

Điểm yếu: thường rơi vào tình trạng “nghiện việc”, cạnh tranh với người khác.

Động lực cốt lõi: muốn trở nên khác biệt, được công nhận, được chú ý và ngưỡng mộ.

2.4. Loại 4: Người theo chủ nghĩa cá nhân (The Individualist )

Một người cá tính thường thể hiện tính khí đôi khi không ổn định, sống chân thành với tình cảm của mình, hơi kín đáo và có thể từ chối giúp đỡ người khác vì cảm thấy bản thân yếu đuối. Đôi khi, những người này còn rất bất cần, tách biệt ra khỏi cuộc sống bình thường.

Điểm mạnh: thẳng thắn, trung thực, thông minh.

Điểm yếu: có xu hướng tự hành hạ bản thân, u sầu, hay than vãn.

Động lực cốt lõi: muốn thể hiện bản thân, cá tính của mình, tự bủa vây xung quanh cái đẹp, luôn quan tâm đến cảm xúc.

2.5. Loại 5: Người lý trí (The Investigator)

Người lý trí sâu sắc, thích sự đổi mới, tuy nhiên thường hay giấu giếm và sống khá tách biệt. Họ luôn hướng tới tri thức, muốn là giàu kiến thức, vốn sống của bản thân.Vì vậy nên với họ, mọi thứ diễn ra đều phải có ý nghĩa. Điểm đặc biệt của những người lý trí là không thích bày tỏ cảm xúc ra bên ngoài.

Điểm mạnh: biết kiềm chế cảm xúc, giữ được sự cân bằng, biết điều gì nên và không nên làm.

Điểm yếu: khá lập dị, cứng nhắc và tách biệt với mọi người.

Động lực cốt lõi: muốn được sở hữu vốn kiến thức lớn, hiểu biết mọi thứ để bảo vệ bản thân trước những mối đe dọa.

Tìm hiểu về bài kiểm tra tính cách enneagram
Tìm hiểu về bài kiểm tra tính cách enneagram

2.6. Loại 6: Người trung thành (The Loyalist)

Đây là những người có trách nhiệm, luôn cam kết, hướng đến sự an toàn, đáng tin cậy. Họ chăm chỉ, nỗ lực để xứng đáng với lòng tin của người khác.

Người trung thành thường rất xuất sắc trong việc tìm kiếm, giải quyết các vấn đề. Tuy nhiên, đôi khi họ cũng hành động trong thế phòng ngự, lẩn tránh, lo lắng. Họ thận trọng nhưng cũng biết phản kháng, thậm chí là có chút chống đối, ương ngạnh.

Điểm mạnh: sống và làm việc có cam kết, trách nhiệm, thường nhận được sự tín nhiệm của mọi người.

Điểm yếu: đôi khi còn nghi ngờ và không tin vào bản thân.

Động lực cốt lõi: muốn có sự an toàn, được che chở bởi người khác, luôn có sự chắc chắn và quan tâm đến thái độ của người khác với mình.

2.7. Loại 7: Người nhiệt huyết (The Enthusiast)

Với những người nhiệt tình, họ sẽ chủ động tham gia vào các hoạt động với thái độ vui vẻ, cởi mở, thể hiện sự ham học hỏi, khao khát thúc đẩy ý tưởng mới. Đây là nhóm tính cách hướng ngoại, lạc quan, linh hoạt. Đặc trưng nổi bật của những người này là hài hước, dũng cảm, thực tế. Tuy nhiên, có lúc họ cũng áp dụng sai tài năng của mình, trở nên thái quá, thiếu kỷ luật.

Điểm mạnh: giữ được tinh thần tích cực, có nhiều cơ hội phát triển bản thân.

Điểm yếu: thường bốc đồng, mất kiên nhẫn.

Động lực cốt lõi: luôn muốn duy trì sự tự do, hạnh phúc, không muốn từ bỏ những trải nghiệm tốt và cố gắng giữ cho mình tinh thần hào hứng, bận rộn.

2.8. Loại 8: Người thách thức (The Challenger)

Tự tin, dứt khoát, can đảm, quyết đoán là biểu hiện của người mạnh mẽ. Họ luôn muốn bảo vệ mọi người, thẳng thắn nhưng cũng khá ương ngạnh, bảo thủ bởi cái tôi quá lớn. Người mạnh mẽ thường cảm thấy họ phải kiểm soát mọi thứ xung quanh, thi thoảng thích đối đấu và vô cùng đáng sợ.

Điểm mạnh: làm việc khá hiệu quả, dễ đạt được thành công trong cuộc sống, sự nghiệp.

Điểm yếu: khó kiềm chế những cơn giận dữ, không bao giờ cho phép mình bị tổn thương.

Động lực cốt lõi: muốn chứng minh sức mạnh của mình, trở thành người quan trọng với cả thế giới, có xu hướng chi phối mọi người xung quanh.

2.9. Loại 9: Người ôn hòa (The Peacemaker)

Người ôn hòa thuộc tuýp ổn định, cởi mở, lạc quan và đáng tin cậy. Họ dễ tiếp thu và luôn khiến cho mọi người cảm thấy yên tâm, yên lòng. Những người này thường muốn mọi thứ được vận hành mượt mà, không xảy ra bất kỳ mâu thuẫn nào. Tuy nhiên, chính điều đó lại khiến họ trở nên tự thỏa mãn, hài lòng, đơn giản hóa vấn đề trong các sự việc, tình huống.

Điểm mạnh: thân thiện, cởi mở, điềm tĩnh, hành động chín chắn.

Điểm yếu: không chịu thay đổi, khá bướng bỉnh.

Động lực cốt lõi: muốn tạo ra sự hài hòa, tránh căng thẳng, mâu thuẫn, ít có sự thay đổi

3. Triển khai chức năng 

3.1. Quy trình tổng quan

3.1.1. Mô tả quy trình

Tổng quan quy trình bài toán trắc nghiệm tính cách
Tổng quan quy trình bài toán trắc nghiệm tính cách

- Trắc nghiệm tính cách Enneagram có 36 câu hỏi, mỗi câu hỏi có 2 lựa chọn thuộc 2 loại tính cách khác nhau (mỗi tính cách sẽ có lựa chọn trong 8 câu hỏi)

- Người dùng thực hiện chọn 1 trong 2 lựa chọn à hoàn thành 36 câu hỏi, hệ thống tính điểm và đưa ra loại tính cách theo kết quả của người dùng.

3.1.2. Quy trình nghiệp vụ

Các bước

Tên bước

Mô tả chi tiết

1.    

Vào chức năng kiểm tra Enneagram

Người dung truy cập vào chức năng kiểm tra Enneagram

2.    

Làm bài kiểm tra Enneagram

Người dùng thực hiện bắt đầu làm bài kiểm tra tính cách Enneagram

3.    

Lấy dữ liệu, xáo ngẫu nhiên bộ câu hỏi

Hệ thống lấy dữ liệu câu hỏi và xáo trộn ngẫu nhiên (tổng có 36 câu hỏi, mỗi câu có 2 lựa chọn thuộc 2 loại tính cách khác nhau)

4.    

Hiển thị câu hỏi cho người dung

Hệ thống hiển thị bộ câu hỏi cho người dung

5.    

Lựa chọn đáp án

Người dùng lựa chọn 1 trong 2 lựa chọn của câu hỏi

6.    

Tiếp nhận câu trả lời

Hệ thống ghi nhận câu trả lời của người dùng

7.    

Quy trình tính điểm

Hệ thống thực hiện tính toán kết quả

8.    

Hiển thị kết quả cho người dùng

Hiển thị kết quả cho người dùng và các thông tin liên quan đến tính cách đó.


 

3.2. Quy trình tính điểm

3.2.1. Mô tả

Tính điểm bài kiểm tra Enneagram
Tính điểm bài kiểm tra Enneagram

- Mỗi câu sẽ bao gồm 2 sự chọn lựa, mỗi sự chọn lựa sẽ tương ứng với một đặc điểm tính cách khác nhau.

- Đánh dấu mỗi câu trả lời thuộc loại tính cách nào, mỗi lựa chọn của người dùng sẽ tính cho loại tính cách đó 1 điểm

- Tổng hợp sau khi người dùng hoàn thành 36 câu hỏi, loại tính cách nào nhiều điểm nhất thì hiển thị cho người dùng kết quả loại tính cách đó và các thông tin liên quan đến tính cách

- Trong trường hợp có 2-3 tính cách bằng điểm nhau thì sẽ hiển thị kết quả cả 2-3 tính cách đó và cho người dùng lựa chọn tính cách phù hợp với bản thân hơn.

3.2.2. Quy trình nghiệp vụ 

Mã bước

Tên bước

Mô tả chi tiết

1.    

Lựa chọn 1 trong 2 đáp án

Người dùng làm bài kiểm tra, lựa chọn 1 trong 2 đáp án

2.    

Lựa chọn 1

Người dùng chọn lựa chọn 1

3.    

Lựa chọn 2

Người dùng chọn lựa chọn 2

4.    

Ghi nhận đáp án

Hệ thống ghi nhận đáp án người dùng

5.    

Kiểm tra đáp án thuộc loại tính cách nào

Hệ thống kiểm tra dữ liệu xem lựa chọn của người dùng thuộc loại tính cách nào

6.    

Tính điểm cho loại tính cách đó

Hệ thống tính +1 điểm cho loại tính cách mà người dùng lựa chọn

7.    

Tổng hợp điểm bài kiểm tra

Sau khi người dùng hoàn thành 36 câu hỏi à hệ thống tổng hợp lại điểm của bài kiểm tra

8.    

Lấy kết quả tính cách có điểm cao nhất

Sau khi tổng hợp điểm à Hệ thống so sánh lấy tính cách có điểm cao nhất

9.    

Có 1 tính cách cao điểm nhất

Hệ thống so sánh có 1 tính cách cao điểm nhất

10.   

Hiển thị kết quả

Hiển thị kết quả loại tính cách cho người dùng và thông tin liên quan đến tính cách đó.

11.   

Có 2-3 tính cách có điểm cao nhất

Hệ thống so sánh có 2-3 tính cách cao điểm nhất

12.   

Hiển thị kết quả cho người dùng chọn

Hệ thống hiển thị 2-3 tính cách cho người dùng chọn

13.   

Chọn loại tính cách phù hợp hơn

Người dùng thực hiện xem kết quả và chọn ra loại tính cách phù hợp với mình hơn à chuyển bước 10

Hướng nghiệp thành công nhờ bài trắc nghiệm tính cách Enneagram quả là điều thú vị, một kết quả tuyệt vời. Bất kể ai cũng có thể sử dụng bài toán này và đều đạt được mục đích. Đối với mỗi người, nếu chúng ta chưa thực sự hiểu chính mình có gì, thế mạnh và hạn chế ra sao thì hãy tham gia thực hiện ngay những bài test Enneagram để phát triển bản thân tốt nhất.

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Tài Sản Doanh Nghiệp-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Đánh giá nhân viên-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý
;