1. Kiểm tra tính đúng đắn các nội dung ghi trên séc và viết phiếu thu séc với những séc hợp lệ.
2. Lập bảng kê nộp séc, trình ký, đóng dấu để nộp ra ngân hàng
3. Kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của đề nghị thanh toán và lập lệnh chi tiền, uỷ nhiệm chi, công văn mua ngoại tệ (đối với lệnh chi ngoại tệ)... và nộp ra ngân hàng.
4. Kiểm tra đơn xin bảo lãnh ngân hàng của các bộ phận khi có nhu cầu phải bảo lãnh của ngân hàng
5. Lập hồ sơ bảo lãnh tại các ngân hàng.
6. Chuyển hồ sơ cho kế toán trưởng và chủ tài khoản ký.
7. Nộp hồ sơ cho ngân hàng
8. Theo dõi tình hình thực hiện các bảo lãnh tại các ngân hàng
9. Lập hồ sơ vay vốn ngân hàng, trả nợ vay ngân hàng theo qui định của ngân hàng và mục đích của từng lần vay.
10. Chuyển hồ sơ cho kế toán trưởng và chủ tài khoản ký.
11. Nhận chứng từ từ các ngân hàng, xắp xếp theo nội dung
12. Kiểm tra chứng từ báo nợ, báo có, báo vay, báo trả vay của các ngân hàng.- Định khoản, vào máy các chứng từ tiền gửi, ký cược, ký quỹ, tiền vay ngân hàng.
13. In bảng kê, ký người lập bảng kê, chuyển cho người kiểm soát
14. Sau khi hồ sơ được kiểm tra, đóng file lưu trữ.
15. Kiểm tra số dư các tài khoản ngân hàng và làm bút toán chênh lệch tỷ giá các tài khoản ngân hàng.
16. In phiếu kế toán, ký người lập và chuyển cho kế toán trưởng ký và lưu trữ.
17. Kiểm tra số dư tiền gửi các ngân hàng để xem tăng giảm của tiền gửi ngân hàng, báo cáo cho trưởng phòng để kiểm soát và thực hiện kế hoạch dòng tiền
18. Nộp tiền ra ngân hàng để phục vụ các hoạt động của công ty
19. Theo dõi để thực hiện các công việc đã yêu cầu và giải đáp các khúc mắc của phía ngân hàng
Chia sẻ
Bình luận