1. Các công việc chính
- Hàng ngày tập hợp hóa đơn, chứng từ phát sinh để theo dõi và hạch toán các nghiệp vụ phát sinh đó.
- Làm tất cả các công việc liên quan đến kế toán thuế.
- Cuối tháng lập báo cáo thuế GTGT, thuế TNCN và nộp tiền thuế cho cơ quan thuế(nếu có).
- Hàng quý làm báo cáo thuế tháng của quý đó và báo cáo quý cho thuế GTGT,thuế TNCN, thuế TNDN và báo cáo sử dụng hóa đơn.
- Cuối năm lập báo cáo tài chính, báo cáo thuế cho tháng cuối năm, báo cáo thuế TNDN quý IV và báo cáo quyết toán thuế TNCN.
2. Quyền hạn của kế toán thuế:
- Đề xuất hướng xử lý các trường hợp hóa đơn cần điều chỉnh ,hoặc thanh huỷ theo qui định của Luật thuế hiện hành .
- Nhận xét đánh giá khi có chênh lệch số liệu giữa báo cáo thuế và quyết toán .
- Hướng dẫn kế toán cơ sở thực hiện việc kê khai báo cáo thuế theo đúng qui định .
- Các công việc khác có liên quan đến thuế .
3. Trách nhiệm của kế toán thuế
- Trực tiếp làm việc với cơ quan thuế khi có phát sinh.
- Kiểm tra, đối chiếu hóa đơn GTGT với bảng kê thuế đầu vào và đầu ra.
- Kiểm tra đối chiếu bảng kê khai hồ sơ xuất khẩu.
- Hàng tháng lập báo cáo tổng hợp thuế GTGT đầu ra của công ty và phân loại theo thuế suất.
- Hàng tháng lập báo cáo tổng hợp thuế GTGT đầu vào của toàn công ty theo tỷ lệ phân bổ đàu ra được khấu trừ.
- Theo dõi tình hình nộp ngân sách,tồn đọng ngân sách và hoàn thuế của công ty.
- Kết hợp cùng kế toán tổng hợp đối chiếu số liệu báo cáo thuế của các cơ sở giữa báo cáo với quyết toán.
- Lập hồ sơ ưu đãi đối với dự án đầu tư mới, đăng kí đơn vị phát sinh mới hoặc điều chỉnh giảm khi có phát sinh.
- Lập hồ sơ hoàn thuế khi có phát sinh.
- Lập báo cáo tổng hợp thuế theo định kì hoặc đột suất.
- Kiểm tra, truy tìm các hóa đơn không hợp pháp thông báo đến cơ sở có liên quan.
- Hằng tháng đóng chứng từ báo cáo thuế của cơ sở, toàn công ty.
- Kiểm tra, báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn thuế để báo cáo cục thuế.
- Lập bảng kê danh sách dự trữ, bảo quản hóa đơn thuế GTGT theo thời gian, thứ tự số quyển không để thất thoát, hư hỏng.
- Cập nhật, theo dõi tình hình sử dụng trao đổi hóa đơn.
- Chấp hành nguyên tắc bảo mật.
- Kiểm tra, đối chiếu biên bản trả, nhận hàng để điều chỉnh doanh thu báo cáo thuế kịp thời khi có phát sinh.
4. Ngoài những công việc chính trên bạn phải thường xuyên các luật thuế liên quan đến doanh nghiệp một cách kịp thời để đảm bảo làm đúng, làm đủ theo luật thuế hiện hành, và có thể là giúp doanh nghiệp được hưởng các chính sách ưu đãi từ Nhà nước.
Chia sẻ
Bình luận