1. Kế toán mua hàng và công nợ phải trả, bán hàng:
1.1 Kế toán mua hàng và công nợ phải trả:
- Hàng ngày nhận hóa đơn, chứng từ từ bộ phận mua hàng, kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ và nhập vào phần mềm kế toán (PMKT).
- Kiểm tra, đối chiếu tồn kho và số dư công nợ phải trả trên phần mềm kế toán với thực tế phát sinh.
1.2 Kế toán bán hàng và công nợ phải thu:
- Nhận hóa đơn bán hàng từ P.KD, kiểm tra và nhập vào PMKT.
- Kiểm tra, đối chiếu tồn kho và số dư công nợ phải thu trên PMKT với thực tế phát sinh.
- Xuất hóa đơn GTGT và nhập vào PMKT.
- Báo cáo doanh thu, tồn kho theo định kỳ tháng hoặc theo yêu cầu của Ban Lãnh Đạo.
- Kiểm kê kho định kỳ vào cuối mỗi tháng.
- Lưu trữ chứng từ theo quy định.
2. Kế toán thu chi tiền mặt, TGNH:
- Tiếp nhận, kiểm tra thanh toán và hạch toán phát sinh thu – chi, lập phiếu thu chi theo nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
- Theo dõi thu – chi, công nợ, theo dõi quỹ tiền mặt.
- Giao dịch với ngân hàng: Lập ủy nhiệm chi khi thanh toán bằng chuyển khoản, lập giấy rút tiền đem đi ngân hàng, lấy chứng từ ngân hàng…
- Lưu trữ chứng từ theo quy định.
3. Kế toán lương, các khoản trích theo lương, BHXH:
- Lập bảng lương, bảng tính các khoản trích theo lương định kỳ hàng tháng …
- Thực hiện các công việc liên quan đến BHXH của Công ty như làm hợp đồng lao động, báo tăng, báo giảm lao động…
4. Các bút toán phát sinh định kỳ khác.
5. Lập báo cáo năm theo quy định.
6. Lập và nộp tờ khai & nộp tiền thuế theo quy định.
7. In và lưu trữ chứng từ, thực hiện các công việc khác theo sự phân công của cấp trên.
Chia sẻ
Bình luận