MÔ TẢ CÔNG VIỆC
TRÁCH NHIỆM CHÍNH:
- Chịu trách nhiệm kiểm soát, bảo trì và bảo dưỡng máy móc công cụ dụng cụ và vật tư
- Chịu trách nhiệm viết, thực hiên quy trình hoạt động, huấn luyện công nhân viên toàn Nhà máy
- Chịu trách nhiệm về vệ sinh, an toàn lao động và phòng cháy chữa cháy
- Chịu trách nhiệm về cải tiến liên tục và triển khai việc thực hiện sản xuất tinh gọn (LEAN)
- Chịu trách nhiệm quản lý tổ Bảo trì
CHI TIẾT
Chịu trách nhiệm kiểm soát bảo trì và bảo dưỡng máy móc công cụ dụng cụ và vật tư:
- Kiểm soát
• Lập kế hoạch mua máy móc thiết bị phục vụ sản xuất và sửa chữa máy móc hàng năm và hàng tháng.
• Đặt mua dao mũi lưỡi đủ đáp ứng cho bộ phận sản xuất sử dụng.
• Kiểm soát toàn bộ các công cụ dụng cụ của bộ phận bảo trì và dao cụ của bộ phận sản xuất được sử dụng đúng mục đích và không lãng phí.
• Theo dõi và lập định mức dao cụ chính xác tránh lãng phí.
- Bảo trì và bảo dưỡng
• Lập bảng hướng dẫn vận hành, bảo dưỡng cho từng máy.
• Lập hồ sơ các lỗi thường gặp và biện pháp khắc phục.
• Lập quy định về việc bảo dưỡng, bảo quản và lưu trữ công cụ, dụng cụ.
• Lập ra các bản kiểm tra máy hàng ngày và theo dõi việc thực hiện.
• Lên kế hoạch bảo dưỡng bảo trì máy.
• Lập lý lịch máy và ghi chép đầy đủ.
Chịu trách nhiệm viết,thực hiện quy trình hoạt động huấn luyện công nhân viên toàn nhà máy:
- Viết và thực hiện quy trình
• Viết và thực hiện quy trình hoạt động của phòng bảo trì tiến tới mục tiêu tất cả các công việc đều có quy trình hướng dẫn thực hiện.
• Theo dõi giám sát các nhân viên bảo trì thực hiện theo đúng quy trình hoạt động.
- Huấn luyện công nhân viên toàn nhà máy.
• Huấn luyện công nhân về an toàn lao động hàng tháng hay hàng quý.
• Huấn luyện cách PCCC hàng quý.
• Huấn luyện nhân viên cấp dưới về nội qui công ty, chi tiết công việc, kỹ năng giải quyết vấn đề và các kỹ năng mềm khác.
• Huấn luyện nhân viên bảo trì về kiến thức kỹ thuật cá nhân và kiến thức chuyên môn để giải quyết vấn đề liên quan đến thiết bị, máy móc và nhà xưởng.
• Huấn luyện cho nhân viên mài dao và công nhân biết cách sử dụng và bảo quản dao cụ.
Chịu trách nhiệm về vệ sinh,an toàn lao động và phòng cháy chữa cháy:
- Vệ sinh an toàn lao động
• Quản lý bộ phận bảo trì thực hiện nghiêm túc Lean.
• Quản lý các bộ phận tuân thủ các qui định về an toàn lao động như đeo khẩu trang, nút chống ồn, găng tay len…..
• Đảm bảo toàn bộ thiết bị và máy móc hoạt động an toàn, không gây ra tai nạn cho người sử dụng.
• Phụ trách an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp, phòng chống cháy nổ…
- Phòng cháy chữa cháy
• Bảo trì hệ thống phòng cháy chữa cháy, theo dõi nạp bình chữa cháy khi bình hết hạn sử dụng.
• Kiểm tra hệ thống chữa cháy tự động hàng tháng và sửa chữa kịp thời.
• Theo dõi giám sát các bộ phận sản xuất thực hiện đúng quy trình PCCC.
Chịu trách nhiệm về cải tiến liên tục và triển khai việc thực hiện sản xuất tinh gọn (LEAN):
- Cải tiến liên tục
• Làm việc với Giám đốc nhà máy về việc xem xét, phát triển và thực hiện việc thay đổi có thể làm giảm chi phí, tiết kiệm thời gian, cung cấp môi trường làm việc an toàn hơn cho toàn bộ nhà máy.
• Nghiên cứu, lập kế hoạch và đề xuất điều chỉnh thiết bị, máy móc để giảm thời gian chết của máy xuống, tối ưu hóa năng suất nhưng vẫn đảm bảo tiêu chuẩn an toàn và chất lượng.
- Triển khai thực hiện LEAN
• Đào tạo nhân viên hiểu về LEAN và áp dụng vào thực tiễn sản xuất.
• Thường xuyên kiểm tra và duy trì việc thực hiện LEAN.
Chịu trách nhiệm quản lý tổ Bảo trì:
• Giám sát công việc nhân viên bảo trì bao gồm điện, cơ khí, hơi, hút bụi, máy móc và nhà xưởng.
• Đưa ra thời gian hoàn thành công việc cho từng nhân viên và kiểm soát việc thực hiện.
• Kiểm tra báo cáo hàng ngày của nhân viên bảo trì để nắm tình hình hoạt động của máy móc và đưa ra hướng giải quyết kịp thời.
• Phải đảm bảo ghi toàn bộ báo cáo, lưu lại chứng từ và lịch sử máy để phục vụ cho chương trình bảo trì phòng ngừa.
• Lập kế hoạch và thực hiện hiệu quả các chính sách và quy trình cho phòng Bảo trì đảm bảo toàn bộ thiết bị, máy móc, xe nâng, dao cụ và nhà xưởng trong điều kiện hoạt động tốt.
• Quản lý chương trình bảo trì phòng ngừa bao gồm việc bảo trì dự phòng và tồn kho linh kiện thay thế để cho máy móc và thiết bị luôn hoạt động tốt.
• Đảm bảo giám sát và thúc giục việc sửa chữa máy móc nhanh chóng làm giảm thiểu thời gian dừng máy.
• Dự báo và quản lý ngân sách máy móc, thiết bị, linh kiện thay thế và dao cụ.
• Kiểm soát chi phí và quản lý dao cụ / thiết bị trong điều kiện hoạt động tốt, không lãng phí và không thất thoát.
• Kiểm tra nghiệm thu các thiết bị mới lắp đặt đảm bảo đúng tiêu chuẩn trong hợp đồng.
• Báo cáo tình hình máy móc cho Giám đốc Nhà máy kịp thời.
• Đảm bảo máy móc thiết bị vận hành liên tục cho Sản xuất thực hiện tốt chương trình “Sản xuất tinh gọn”.
Thực hiện những công việc có liên quan khác theo sự phân công của cấp trên.
YÊU CẦU
Kinh nghiệm
Không yêu cầu
- Trình độ học vấn: Đại học
- Chuyên ngành: Cơ khí chế tạo máy, Điện công nghiệp, Bảo trì công nghiệp, cơ khí tự động hóa.
- Kinh nghiệm: 5 năm kinh nghiệm quản lý phòng bảo trì ngành gỗ
- Ngoại ngữ (cấp độ): Tiếng Anh trung cấp
- Vi tính văn phòng: Excel, Word, Autocad
- Kỹ năng chính: Biết sửa chữa máy chế biến gỗ, có kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, thuyết trình, đào tạo và vận hành máy chế biến gỗ
- Yêu cầu khác: Chịu được áp lực cao, có tư duy phản biện, có khả năng phân tích
- Vị trí có thể phát triển: Giám Đốc Nhà máy
QUYỀN LỢI
- Mức lương thỏa thuận khi phỏng vấn
- Được làm việc trong môi trường chuyên nghiệp, năng động
- Được hưởng các chế độ bảo hiểm, nghỉ phép, ... theo quy định của Luật Lao động.
Chia sẻ
Bình luận