MÔ TẢ CÔNG VIỆC
Đến đúng giờ và nhận ca từ vận hành ca trước, trao đổi thông tin chi tiết, đầy đủ về tình trạng máy móc, thiết bị, GMP, 5S, môi trường, ghi số liệu nước từ các đồng hồ liên quan
Kiểm tra trạng thái hoạt động của thiết bị tại thời điểm đó có đúng như trong sổ giao ca hay không.
Nếu có vấn đề bất thường, do ca trước để lại thì cần lập biện bản xác nhận giữa hai người luôn. Ví dụ mực nước trong bể điều hóa tới 3 vạch mà không chạy 2 hệ hay ca 3 không châm PAC
Vệ sinh thiết bị: máy ép bùn, máy thổi khí, bể lắng, bể điều hòa, bể kỵ khí, hiếu khí, các dụng cụ đo mẫu nước thải, các đầu dò điện cực, máy gia nhiệt, máy qung phổ
Vệ sinh khu vực làm việc: nền nhà phòng thí nghiệm, vệ sinh khu vực xung quanh phòng thí nghiệm, tường, kính, lavabo, nhà hóa chất, vệ sinh toàn bộ khu vực xử lý nước thải
Nhận hóa chất xử lý nước thải từ kho nguyên vật liệu. Cân và pha hóa chất. Các loại hóa chất bột cần đổ từ từ vào tank, khuấy đều cho tới khi tan hết, bảo quản để hóa chất không bị chảy nước do tiếp xúc với không khí.
Kiểm tra toàn bộ các thiết bị và hệ thống trước và trong khi vận hành theo SOP.
Trà rêu trên các bể lắng, đảm bảo không có hiện trạng rêu mọc xanh trên các máng răng cưa trên bể lắng.
Vận hành hệ thống xử lý nước thải bắt đầu từ bể bơm tới điểm kết nối với cống nước thải của Amata. Đảm bảo nước sau xử lý đạt tất cả các chỉ tiêu của Amata.
Trạm nước thải hiện tại gồm 2 hệ thống. Hệ 1 (hệ cũ) có công suất 1000m3 / day và hệ 2 (hệ mới) có công suất 1800m3 / day.
Vận hành máy ép bùn. Bùn sau khi ép ra cần tập kết về nơi quy định.
Khi có công nhân Care làm việc thì ép bùn từ 8 tới 10 giờ / ngày và đạt từ 60-80 bao bùn / ngày.
Khi không có NV Care thì NV vẫn cần ép bùn nhưng chỉ cần đạt 20bao bùn / ca
Đo các thông số nước thải như: pH, SV, SS, COD, N, P, DO, BOD, SV, Crom (Cr), Sắt (Fe), Chì (Pb), theo tần suất quy định. Đặc biệt với bể hiếu khí, cần theo dõi liên tục các chỉ số pH, SV, thức ăn dinh dưỡng, để đảm bảo lượng vi sinh luôn tồn tại và phát triển. Châm xút khi pH thấp, châm acid khi pH cao quá ngưỡng.
Kiểm tra thiết bị, tránh tình trạng bị kẹt bơm, kẹt cánh quạt, thiết bị hoạt động quá tải. Bôi dầu mở với các thiết bị đã được lập thành danh sách theo đúng tần suất
Nếu có sự cố nhỏ trước hết tìm hướng khắc phục, nếu vượt quá khả năng, cần báo Sup và báo cho cơ điện.
Phối hợp với cơ điện và kiểm tra hệ thống định kỳ. Sau khi kiểm tra cần điền đầy đủ các bảng mẫu bảo trì.
Nhận thông tin từ cấp quản lý và thực hiện theo chế độ đặc biệt khi có yêu cầu.
Quản lý trạm bơm tại hồ 1000m3 bao gồm tình trạng vận hành của 2 bơm cấp nước cho DHL, hai bơm cấp nước cho xưởng mới, ghi số liệu đồng hồ cấp từ Amata vào hồ 1000m3 và tình trạng đóng mở của các van liên quan
Cấp nước thải sau xử lý, nước tái sử dụng cho DHL rửa chai, Utility dùng cho Cooling Tower, Line Z sử dụng vệ sinh ngoài dây chuyền, WC sử dụng cho nhà vệ sinh.
Chia sẻ
Bình luận