1 /. Công việc liên quan tới phòng QA:
- Xây dựng và kiểm soát hệ thống hồ sơ tài liệu quản lý chất lượng của cơ sở.
- Tuyển dụng, đào tạo, điều hành và đánh giá kết quả công việc của bộ phận đảm bảo chất lượng.
- Tổ chức triển khai, giám sát hoạt động của hệ thống quản lý chất lượng;
- Xây dựng kế hoạch thầm định gốc và tổ chức hoạt động thẩm định, hiệu chuẩn;
- Đánh giá toàn bộ quá trình sản xuất (hồ sơ lô sản phẩm, phiếu kiểm nghiệm, kết quả đánh giá - điều kiện sản xuất, kiểm tra trong quá trình sản xuất…). Quyết định xuất xưởng và chịu trách nhiệm về chất lượng thành phẩm;
- Theo dõi việc sản xuất / kiểm nghiệm theo hợp đồng.
- Chịu trách nhiệm giải quyết khiếu nại, thu hồi sản phẩm;
- Xây dựng chương trình, kế hoạch và tổ chức việc đào tạo huấn luyện, đào tạo cán bộ, nhân viên toàn nhà máy;
- Xây dựng chương trình, kế hoạch và tổ chức hoạt động tự thanh tra; đánh giá nhà cung cấp.
- Cập nhật, phổ biến các yêu cầu pháp lý đối với mỹ phẩm tới toàn thể cán bộ nhân viên.
- Chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty về chất lượng hàng trước khi xuất.
- Quản lý toàn bộ chất lượng đầu vào và đầu ra của sản phẩm (kể cả hàng gia công ngoài).
- Thực hiên qui chế quản lý lao động, vệ sinh công ngoài, an toàn lao động theo qui định Công ty
- Thông tin cho nhà máy và Phòng Kế hoạch Kinh doanh về tình hình chất lượng của từng đơn hàng phục vụ cho việc tính toán kế hoạch sản xuất, bổ sung nguyên phụ liệu v.v., cung cấp thông tin tiến độ kiểm hàng phục vụ cho việc xuất hàng.
- Chịu trách nhiệm đôn đốc thúc đẩy nhân viên hoàn thành tốt công việc được giao.
- Chịu trách nhiệm báo cáo Giám đốc về chất lượng hàng hoá của mỗi mã hàng, hàng tuần.
- Triển khai, vận hành hệ thống ISO, SA cho toàn nhân viên của phòng QLCL
- Tổ chức, giám sát việc kiểm tra thử nghiệm sản phẩm theo Thủ tục kiểm tra và thử nghiệm sản phẩm, Kiểm soát sản phẩm lỗi theo thủ tục kiểm soát sản phẩm không phù hợp, thực hiện theo đúng hướng dẫn công việc phòng quản lý chất lượng.
2 /.Công việc liên quan tới phòng RD:
- Nghiên cứu xây dựng công thức sản phẩm mới.
- Cải tiến công thức, quy trình, mẫu mã sản phẩm hiện có để nâng cao chất lượng, hạ giá thành.
- Xây dựng tiêu chuẩn cơ sở cho nguyên liệu, bao bì, sản phẩm trung gian, bán thành phẩm, thành phẩm...
- Xây dựng quy trình sản xuất gốc, hồ sơ lô gốc.
- Triển khai hoạt động sản xuất thử nghiệm.
- Thiết kế mẫu mã bao bì sản phẩm.
- Triển khai hồ sơ đăng ký công bố sản phẩm, gia hạn công bố sản phẩm, hồ sơ quảng cáo.
- Nghiên cứu độ ổn định.
- Lập kế hoạch nghiên cứu, thiết kế và triển khai sản phẩm hàng tuần, tháng, quý, năm.
- Tổ chức tìm kiếm ý tưởng mới liên quan đến kiểu dáng, tên gọi, chất liệu sử dụng... để từ đó tiến hành xây dựng kế hoạch nghiên cứu và triển khai sản phẩm theo định hướng và chiến lược cùa Công ty.
- Tổ chức, tiếp nhận, thu thập và xử lý thông tin về sản phẩm, giá cả từ bên trong và bên ngoài Công ty.
- Tiếp cận thông tin về sản phẩm mới, công nghệ mới nhằm đưa ra những giải pháp về nghiên cứu thiết kế sản phẩm mới, cải tiến sản phẩm hiện có.
- Tổ chức nghiên cứu, chế tạo thử nghiệm sản phẩm mới ở dạng thiết kế, tạo mẫu, pha chế ở phòng thí nghiệm, từ đó xây dựng hệ thống tiêu chuẩn hoặc định mức kỹ thuật sơ bộ.
- Xem xét và tiến hành hiệu chỉnh liên quan đến thiết kế, hóa nghiệm trong quá trình triển khai sản xuất.
- Chịu trách nhiệm chính trong công việc triển khai sản xuất thử sản phẩm mới: theo dõi, đôn đốc, giám sát.
- Phối hợp với các bộ phận, phòng ban để việc nghiên cứu, triển khai sản phẩm đạt được hiệu quả.
- Soạn thảo, xem xét, cập nhật các Tiêu chuẩn chất lượng, định mức sản phẩm, quy trình sản xuất, mẫu chuẩn... cho các sản phẩm.
- Chịu trách nhiệm trong việc đề xuất, cung cấp tài liệu, hồ sơ đầy đủ về việc đăng ký Tiêu chuẩn chất lượng, kiểm tra theo các tiêu chuẩn bên ngoài, đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của các sản phẩm mới nghiên cứu, sản phẩm cải tiến.
- Bảo mật thông tin về sản phẩm mới, sản phẩm cải tiến, kỹ thuật công nghệ và các thông tin khác của Công ty.
Chia sẻ
Bình luận