- Cùng bếp trưởng nhận hàng: Kiểm tra số lượng, chất lượng hàng nhập vào.
- Kiểm tra lại thực phẩm tồn đọng từ ca hôm trước để xử lý ngay, tránh lãng phí.
- Chuẩn bị nguyên vật liệu để chế biến món ăn phục vụ khách hàng
- Tẩm ướp thực phẩm theo yêu cầu món ăn.
- Trực tiếp chế biến món ăn theo đúng công thức, đúng quy trình mà bếp trưởng đã đào tạo.
- Tiến hành công tác bảo dưỡng máy móc, thiết bị của bếp theo định kỳ( 1 tháng/ 1 lần).
- Bảo dưỡng, giũ gìn máy móc, thiết bị, đồ dùng nhà bếp và báo cho các bộ phận liên quan biết để kịp thời giải quyết nếu có hư hỏng.
- Bao quát các quầy, các khu, giám sát nhân viên phụ bếp.
- Khi bếp trưởng không có mặt ở nhà hàng, bếp phó có quyền thay mặt xử lý tất cả mọi công việc trong bếp sao cho mọi việc đều vận hành trơn chu. Sau đó phải có trách nhiệm báo cáo lại công việc cho Bếp trưởng.
- Vệ sinh các dụng cụ chế biến và để vào đúng nơi quy định.
- Cùng tổng vệ sinh bếp và kết thúc công việc cuối ca với toàn thể nhân viên trong Bếp.
- Vệ sinh tủ đựng thực phẩm, sắp xếp thực phẩm, nguyên liệu trong tủ gọn gàng, ngăn nắp, đúng vị trí.
- Sắp xếp lại các loại gia vị đúng khu vực.
- Sắp xếp, bảo quản nguyên vật liệu sau khi hết ca làm việc.
- Kiểm tra hệ thống bếp, đèn, quạt, thông gió và các máy móc, thiết bị khác trước khi nghỉ. Đảm bảo tủ lạnh, tủ mát phải hoạt động tốt và theo đúng nhiệt độ tiêu chuẩn. – Chuẩn bị hàng đủ bán ở ca sau.
- Báo cáo công việc hàng ngày hoặc đột xuất theo yêu cầu của Bếp trưởng.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của cấp trên.
Chia sẻ
Bình luận